Zalo

Cách hiệu quả để giảm huyết áp tâm trương

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Huyết áp tâm trương là áp lực tác động lên các mạch máu giữa các nhịp tim. Các trường hợp tăng huyết áp thường sẽ ảnh hưởng đến cả huyết áp tâm thu và tâm trương. Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ tăng huyết áp tâm trương đơn độc. Vì vậy, có thể tìm cách giảm huyết áp tâm trương thông qua việc giảm cân, thay đổi chế độ ăn, tập thể dục hoặc dùng thuốc. Vậy cách hạ huyết áp tâm trương hiệu quả là gì?

1. Tăng huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp tâm trương là chỉ số huyết áp tối thiểu được đo theo đơn vị mmHg. Tăng huyết áp tâm trương được định nghĩa là khi áp suất tâm trương trên 90 mmHg thường xảy ra chủ yếu ở người trẻ tuổi. Huyết áp tâm trương là áp lực mà máu tác động lên thành động mạch giữa 2 nhịp co bóp của tim. Vì vậy, hiện tượng tăng huyết áp tâm trương đơn độc có thể là do sự thu hẹp các động mạch nhỏ trong cơ thể. Tình trạng này khiến máu di chuyển qua các tiểu động mạch khó khăn hơn và bị nén lại dẫn tới tăng chỉ số huyết áp tâm trương.

2. Tăng huyết áp tâm trương có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp tâm trương cũng có những nguy cơ bệnh tật tương tự như tăng huyết áp nói chung. Vì vậy, tăng huyết áp tâm trương có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh với các biểu hiện như:

  • Đau đầu, nặng đầu;
  • Xây xẩm, chóng mặt;
  • Vã mồ hôi;
  • Đỏ bừng mặt;
  • Hồi hộp đánh trống ngực;
  • Chảy máu mũi, tiểu máu,…

Nếu không được điều trị, tăng huyết áp tâm trương có thể dẫn tới các biến chứng như:

  • Suy tim;
  • Đột quỵ;
  • Chứng phình động mạch;
  • Bệnh thận;
  • Rối loạn chức năng tình dục;
  • Cơn đau thắt ngực;
  • Bệnh động mạch ngoại vi.
Nhiều người quan tâm đến phương pháp giảm huyết áp tâm trương 

3. Cách giảm huyết áp tâm trương an toàn

Có nhiều phương pháp hiệu quả để giảm huyết áp tâm trương mà bạn có thể tham khảo như:

  • Giảm hoặc tránh sử dụng caffein: Caffeine có trong cà phê, trà có thể góp phần làm tăng huyết áp thường là tạm thời do các mạch máu bị thu hẹp. Vì vậy, việc hạn chế caffeine có thể giúp giảm huyết áp tâm trương. Mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 300 mg caffeine.
Hạn chế sử dụng caffeine có thể giúp giảm huyết áp tâm trương 
  • Giảm ăn muối, đường và thực phẩm chế biến: Người bị tăng huyết áp tâm trương đơn độc vẫn nên điều chỉnh chế độ ăn, hạn chế chất béo bão hoà, chất béo chuyển hóa, thịt đỏ, muối và thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó là các thực phẩm tốt cho tim mạch như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, cá và các loại hạt.
  • Cải thiện giấc ngủ: Việc ngủ đều đặn, sâu giấc giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên rất tốt. Vì vậy, cần hạn chế tối đa tình trạng rối loạn giấc ngủ hoặc thức khuya, ngủ không đủ giấc trong thời gian dài.
  • Tăng cường tập thể dục: Các nghiên cứu đã chỉ rõ lợi ích của việc tập thể dục có thể làm giảm huyết áp, kể cả huyết áp tâm trương. Vì vậy, người bị tăng huyết áp tâm trương đơn độc nên tham gia vào các bài tập thể dục, tập tạ hoặc thử đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục nhịp điệu để cải thiện tình trạng này.
  • Hạn chế các thói quen không lành mạnh: Người bị tăng huyết áp tâm trương cũng nên bỏ thuốc lá, hạn chế dùng rượu bia, chất kích thích để làm giảm huyết áp cũng như cải thiện sức khoẻ tổng thể.
  • Duy trì cân nặng khoẻ mạnh: Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Vì vậy, đối với câu hỏi giảm cân có giảm huyết áp tâm trương không thì câu trả lời là có, không chỉ vậy còn giảm huyết áp nói chung và ngăn ngừa nguy cơ tim mạch, bệnh chuyển hoá.

Tóm lại, có rất nhiều cách không sử dụng thuốc vẫn có thể giúp giảm huyết áp tâm trương bao gồm thay đổi lối sống, cân bằng chế độ ăn, giảm ăn muối, giảm cân và tăng vận động thể chất. Tuy các phương pháp này không có nhiều điểm khác biệt so với việc giảm huyết áp nói chung nhưng vẫn là những cách hiệu quả để giảm huyết áp tâm trương và tăng cường sức khoẻ tổng thể.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Ăn nhiều mỡ lợn có tốt không?

Ăn nhiều mỡ lợn có tốt không?

79

Bài viết hữu ích?