Zalo

Các thức ăn chứa chất béo thực vật tốt cho người cần giảm cân

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thức ăn có chứa chất béo thực vật có nhiều công dụng đối với sức khỏe hơn so với chất béo động vật từ thịt và các sản phẩm từ sữa. Các thức ăn chứa chất béo thực vật như bơ, oliu, dừa, đậu nành… là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.

1.Thức ăn chứa chất béo từ thực vật là gì?

Khi nghĩ tới các loại chất béo trong thực phẩm bạn thường nghĩ tới: pho mát, thịt, sữa hay các loại thực phẩm động vật khác. Tuy nhiên cũng có nhiều loại trái cây và rau quả chứa lượng chất béo dồi dào khác. Hầu hết nguồn chất béo thực vật đến từ trái cây, nhưng có một số nguồn chất béo thực vật khác mà bạn có thể ăn như:

1.1. Quả  bơ  

Bơ (Avocado) được coi là trái cây và chúng có hàm lượng chất béo thực vật khá cao. Theo USDA, trong mỗi quả bơ có khoảng 30g chất béo, chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn và 1 lượng nhỏ chất béo không bão hòa đa nối đôi, chất béo bão hòa. 

Bơ là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, chẳng hạn như vitamin B6, vitamin C, vitamin E, kali, magie, folate và chất xơ. Bơ thường được xay làm sinh tố, nhưng chúng cũng có thể được phết trên bánh mì và làm salad.

Quả bơ có nhiều chất béo và chất chống oxy hóa lành mạnh cho cơ thể

1.2. Ô liu

Ô liu cung cấp một lượng chất béo thực vật đáng kể và có nhiều chất béo không bão hòa đơn. Khi ép quả ô liu để chế biến thành dầu ô liu, tất cả các chất béo bổ dưỡng đều được giữ lại. Dầu ô liu được coi là có nhiều chất béo lành mạnh và thường được khuyên dùng như 1 phần của chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho hệ tim mạch. Bạn có thể rưới dầu ô liu lên trên món salad hoặc thêm nó vào nước sốt để tăng chất béo lành mạnh cho bữa ăn.

1.3. Dừa

Theo USDA, dừa có nhiều chất béo, với gần 29g tổng chất béo trong 1 khẩu phần. Hầu hết các axit béo trong dừa là chất béo bão hòa nhưng cũng có 1 lượng nhỏ chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Nó cũng là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất khác như mangan, đồng, magie, kẽm và sắt. Bạn có thể nhận được nhiều chất béo hơn từ dừa bằng cách thêm dầu dừa vào các bữa ăn như sinh tố và cà phê, hoặc nấu ăn với nước cốt dừa hoặc kem.

1.4. Các loại hạt và hạt giống

Các loại hạt thường có nhiều chất béo từ thực vật cũng như nhiều chất dinh dưỡng. Một số loại hạt, chẳng hạn như hạt dẻ cười có nhiều chất béo hơn những loại khác, nhưng nhìn chung tất cả chúng đều cung cấp một lượng đáng kể chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), nếu ăn điều độ các loại hạt như: hạnh nhân, hạt hồ đào, hạt óc chó, hạt chia, hạt hướng dương… sẽ giúp giảm mức cholesterol xấu và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh cho cơ thể.

Các loại hạt cũng là nguồn thức ăn có chứa chất béo thực vật dồi dào

1.5. Bơ hạt

Bơ hạt, được làm bằng cách nghiền các loại hạt thành dạng kem, chứa một lượng đáng kể chất béo thực vật. Ví dụ, bơ đậu phộng có khoảng 16 gam chất béo thực vật trong mỗi khẩu phần. Hầu hết chất béo ở dạng chất béo không bão hòa, nhưng một lượng nhỏ là từ chất béo bão hòa.

1.6. Đậu nành

Một số loại đậu có lượng chất béo thực vật cao hơn các loại rau khác. Ví dụ như đậu nành là 1 nguồn thức ăn có chứa chất béo thực vật tuyệt vời. Trong 1 cốc đậu nành xanh đã nấu chín, bạn sẽ nhận được 12 gam chất béo và chỉ có 1,3 gam chất béo bão hòa. Đậu nành cũng là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng khác như chất xơ, vitamin c, kẽm và magie.

1.7. Mỡ trừu thực vật 

Mỡ trừu thực vật (Vegetable shortening) là 1 loại chất béo dạng rắn, có màu trắng đục, bề mặt bóng mịn không bị nứt, được sản xuất từ dầu thực vật và hay được ứng dụng trong các món nướng. Hầu hết mỡ trừu được làm từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt bông cải hoặc dầu cọ, mặc dù nó cũng có thể được làm từ mỡ động vật. Mỡ trừu thực vật thường có lượng chất béo cao. Trước đây trong mỡ trừu từng có 1 số chất béo chuyển hóa, nhưng vào năm 2020 FDA cấm chất béo chuyển hóa nên giờ đây nó thường chỉ bao gồm chất béo bão hòa.  

2. Giá trị chất béo có trong một số thực vật

Dưới đây là danh sách một số thức ăn chứa chất béo từ thực vật và hàm lượng chất béo có trong nó:

Tên thực vậtHàm lượng chất béo (g)Khối lượng (g)
Bơ (Avocado)15.4100 g
Ô liu (Olive)10.7100 g
Ngô (Corn)1.5100 g
Cải rổ (Collard green)0.72100 g
Cải Brussel (Brussels Sprouts)0.5100 g
Nấm (Mushroom)0.47100 g
Bông cải trắng (Cauliflower)0.45100 g
Bông cải xanh (Broccoli)0.41100 g
Cải xoăn (Kale)0.4100 g
Bí ngòi (Zucchini)0.36100 g
Atiso (Artichoke)0.34100 g
Xà lách Romaine (Romaine lettuce)0.3100 g
Củ cải vàng (Parsnip)0.3100 g

 3. Chất béo thực vật có lợi ích gì?

Theo Nhà xuất bản Harvard Health, chất béo không bão hòa đơn và đa có trong một số loại trái cây và rau quả đã được nghiên cứu là giúp giảm mức cholesterol LDL xấu, mức cholesterol HDL cao hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bơ là một trong những nguồn dồi dào chất béo không bão hòa đơn nhất trong số tất cả các loại thực phẩm. Còn chất béo không bão hòa đa có nhiều trong các loại cá béo như cá ngừ, cá hồi và cá thu, quả óc chó và hạt lanh.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ăn quá nhiều chất béo bão hòa có trong thịt, bơ (butter), mỡ lợn, kem và pho mát có liên quan đến cholesterol LDL cao hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Mọi người được khuyến khích ăn ít chất béo không lành mạnh này và thay thế chúng bằng nguồn chất béo lành mạnh từ thực vật.Nếu bạn đang quan tâm tới các hình thức giảm cân khoa học, lành mạnh thì không nên bỏ qua phương pháp truyền tiêu hao năng lượng. Đây là 1 liệu pháp giảm cân đa trị liệu hiện đại và tân tiến, đã được tin dùng tại nhiều nước trên thế giới. Thông qua việc truyền các loại vitamin & khoáng chất vào cơ thể, liệu pháp này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên và an toàn với sức khỏe. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của khách hàng qua một loạt các xét nghiệm như xét nghiệm chỉ số máu, đánh giá chỉ số mỡ, chỉ số BMI và tư vấn bạn cách giảm cân an toàn và khoa học nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
xem thêm
Ăn mỡ bò có tốt không và có gây béo không?

Ăn mỡ bò có tốt không và có gây béo không?

Căng thẳng, béo phì và bệnh tiểu đường

Căng thẳng, béo phì và bệnh tiểu đường

Chỉ số BMI là 26 có béo không?

Chỉ số BMI là 26 có béo không?

Mối quan hệ giữa insulin và chất béo

Mối quan hệ giữa insulin và chất béo

Tính lượng protein trong đậu nành khi muốn tăng cơ, giảm mỡ

Tính lượng protein trong đậu nành khi muốn tăng cơ, giảm mỡ

6

Bài viết hữu ích?