Zalo

Cách chăm sóc sức khỏe chủ động để phòng ngừa bệnh mãn tính

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Các bệnh mãn tính không lây là gánh nặng sức khỏe hàng đầu trong cuộc sống ngày nay với tỷ lệ gây tử vong rất cao. Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể chăm sóc sức khỏe chủ động để phòng ngừa bệnh mãn tính không lây hay không?

1. Các bệnh mãn tính không lây phổ biến hiện nay

Đúng như tên gọi, các bệnh mãn tính không lây là những vấn đề sức khỏe không thể lây lan từ người này sang người khác và kéo dài trong một thời gian dài. Theo bác sĩ, sự kết hợp của nhiều yếu tố như di truyền, sinh lý, lối sống và môi trường có thể đưa đến sự hình thành của các bệnh mãn tính không lây. Thống kê cho thấy các bệnh mãn tính không lây gây tử vong cho khoảng 40 triệu người mỗi năm và chiếm đến 70% trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Các bệnh mãn tính không lây có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi, bất kể tôn giáo hay quốc gia. Tuy nhiên những căn bệnh này có xu hướng gặp nhiều hơn ở người lớn tuổi.

Theo bác sĩ, một số bệnh mãn tính không lây có xu hướng phổ biến hơn những bệnh khác, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, bệnh hô hấp mãn tính và đái tháo đường, cụ thể như sau:

1.1. Bệnh lý tim mạch

Chế độ dinh dưỡng kém và thói quen ít hoạt động thể chất là nguyên nhân đưa đến nhiều vấn đề như:

  • Tăng huyết áp;
  • Tăng đường huyết;
  • Rối loạn lipid máu;
  • Thừa cân, béo phì.

Những vấn đề này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bệnh tim mạch mãn tính phát triển, tuy nhiên loại bệnh mãn tính không lây này vẫn có khuynh hướng di truyền ở một số người.

Theo bác sĩ, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến các bệnh mãn tính không lây, trong đó phổ biến bao gồm những bệnh như sau:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Bệnh lý động mạch vành
  • Bệnh lý mạch máu não
  • Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
  • Tim bẩm sinh
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc động mạch phổi

1.2. Bệnh ung thư

Một trong các bệnh mãn tính không lây phổ biến hiện nay là ung thư, có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tình trạng kinh tế xã hội, mọi giới tính và mọi sắc tộc. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong liên quan đến các bệnh mãn tính không lây trên toàn cầu.

Một số bệnh ung thư không thể dự phòng do liên quan đến gen di truyền. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 30 đến 50% trường hợp ung thư có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn như tránh thuốc lá, hạn chế uống rượu và chủng ngừa đầy đủ các bệnh nhiễm trùng gây ung thư

Thống kê năm 2015 cho thấy cứ 6 trường hợp tử vong trên toàn cầu sẽ có 1 trường hợp là do ung thư. Trong đó những bệnh ung thư gây tử vong phổ biến nhất ở nam giới bao gồm ung thư phổi, ung thư gan, ung thư ổ bụng, ung thư đại trực tràng và tuyến tiền liệt. Trong khi đó, những ca tử vong phổ biến nhất ở phụ nữ do ung thư sẽ bao gồm ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng và ung thư cổ tử cung.

cách chăm sóc sức khỏe chủ động
Thống kê năm 2015 cho thấy cứ 6 trường hợp tử vong trên toàn cầu sẽ có 1 trường hợp là do ung thư

1.3. Bệnh hô hấp mãn tính

Các bệnh mãn tính không lây liên quan đến hô hấp sẽ ảnh hưởng đến đường dẫn khí và nhu mô phổi, trong đó có một số liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên, các nguyên nhân khác có thể thay đổi được, bao gồm hút thuốc lá, tiếp xúc với ô nhiễm không khí, chất lượng không khí và mức độ thông gió kém. Theo bác sĩ, những bệnh hô hấp mãn tính sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng chúng ta có thể kiểm soát chính bằng các biện pháp điều trị y tế. 

Các bệnh hô hấp mãn tính phổ biến nhất bao gồm:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Hen suyễn
  • Bệnh phổi nghề nghiệp
  • Tăng áp động mạch phổi
  • Bệnh xơ nang

1.4. Đái tháo đường

Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc do cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả (kháng insulin). Đây là một trong các bệnh mãn tính không lây phổ biến nhất hiện nay.

Theo bác sĩ, đái tháo đường được phân thành 2 dạng chính:

  • Đái tháo đường loại 1: Thường được chẩn đoán ở thời thơ ấu hoặc người trẻ do rối loạn chức năng miễn dịch.
  • Đái tháo đường loại 2: Thường mắc phải ở tuổi trưởng thành và thường liên quan đến một chế độ dinh dưỡng kém, thói quen sống ít hoạt động thể chất, béo phì và một số yếu tố môi trường/lối sống khác.

3. Các bệnh mãn tính không lây có thể phòng ngừa sớm không? Vì sao?

Mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi khu vực địa lý và mọi quốc gia đều có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh mãn tính không lây. Trẻ em, người lớn và người già đều dễ bị tổn thương trước các yếu tố nguy cơ góp phần gây ra các bệnh mãn tính không lây, bao gồm chế độ ăn uống không lành mạnh, ít hoạt động thể chất, tiếp xúc với khói thuốc lá, sử dụng rượu bia hoặc ô nhiễm không khí. 

Câu hỏi đặt ra là các bệnh mãn tính không lây có thể phòng ngừa được hay không? Câu trả lời là có bằng cách hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ.

Theo bác sĩ, các bệnh mãn tính không lây được thúc đẩy bởi nhiều tác nhân, bao gồm: đô thị hóa nhanh chóng không có kế hoạch, toàn cầu hóa lối sống không lành mạnh và dân số già hóa. Việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và điều chỉnh lối sống năng động hơn có thể giúp kiểm soát tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu và béo phì, qua đó hạn chế nguy cơ dẫn đến các bệnh lý tim mạch-bệnh mãn tính không lây gây tử vong hàng đầu hiện nay.

Bên cạnh đó, những yếu tố nguy cơ hành vi liên quan đến bệnh mãn tính không lây, chẳng hạn như hút thuốc lá, ít hoạt động thể chất, chế độ ăn uống không lành mạnh và sử dụng rượu bia, đều có thể thay đổi nhằm mục đích hạn chế nguy cơ khởi phát bệnh. 

Tiếp đến là các yếu tố nguy cơ chuyển hóa góp phần gây thay đổi chuyển hóa trong cơ thể, qua đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây, bao gồm tăng huyết áp, thừa cân/béo phì, tăng đường huyết và tăng lipid máu. Và chúng ta hoàn toàn có thể dự phòng cũng như kiểm soát những yếu tố trên bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc phù hợp.

Bên cạnh đó, một số yếu tố môi trường cũng góp phần gây ra các bệnh mãn tính không lây, trong đó ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu khi gây ra 6.7 ​​triệu ca tử vong trên toàn cầu, trong đó khoảng 5.7 triệu là do các bệnh không lây nhiễm, bao gồm đột quỵ, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD và ung thư phổi.

cách chăm sóc sức khỏe chủ động
Mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi khu vực địa lý và mọi quốc gia đều có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh mãn tính không lây

4. Cách chăm sóc sức khỏe chủ động để phòng ngừa bệnh mãn tính

Các bác sĩ khẳng định chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh mãn tính không lây, trong đó các biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động là xu hướng vô cùng cần thiết hiện nay để tạo ra một “hàng rào bảo vệ” toàn diện.

Chăm sóc sức khỏe chủ động được hiểu là hành động thực hiện trước khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng hay các biểu hiện của bệnh lý. Theo đó thay vì phải chờ đợi cho đến khi cơ thể biểu hiện các triệu chứng của các bệnh mãn tính không lây, chúng ta có thể chủ động xây dựng các thói quen tốt để cải thiện sức khỏe của mình như tăng cường miễn dịch, uống nhiều nước, tập thể dục, ăn nhiều rau củ quả, tăng cường chất xơ, hạn chế dầu mỡ, thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát sớm các bệnh lý nguy cơ hay tiêm ngừa vaccine… Từ đó, chúng ta có thể chủ động theo dõi, nắm bắt các tình trạng sức khỏe để có những tác động, xử trí kịp thời nhằm làm giảm thiểu các rủi ro khi các bệnh mãn tính không lây tiến triển đến giai đoạn nặng hơn. Các cách chăm sóc sức khỏe chủ động cũng góp phần tăng hiệu quả và cắt giảm chi phí điều trị.

Lợi ích của các cách chăm sóc sức khỏe chủ động phòng ngừa bệnh mãn tính bao gồm:

  • Tạo ra “lá chắn” toàn diện đối với sức khỏe
  • Tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch tự nhiên
  • Phát hiện sớm các bệnh lý mãn tính nguy hiểm, qua đó gia tăng hiệu quả điều trị
  • Giảm áp lực lên hệ thống y tế và tài chính của gia đình
  • Kéo dài tuổi thọ, giúp người bệnh sống khỏe và hạnh phúc trọn vẹn hơn.

Cách chăm sóc sức khỏe chủ động được hiện thực hóa thông qua 4 biện pháp sau:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe mỗi 6 tháng một lần đối với người bình thường và tăng cường thực hiện tầm soát ung thư với những người có nguy cơ cao sẽ giúp phòng ngừa bệnh tốt hơn, qua đó tăng tỷ lệ kéo dài sự sống lên đến 30% và tăng 30% khả năng chữa khỏi. Phát hiện sớm ung thư cũng giúp các biện pháp điều trị mang lại hiệu quả cao hơn, ít tốn kém hơn và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
  • Tăng cường vận động thể chất: Bạn nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục, trong đó ưu tiên lựa chọn thời gian vận động thích hợp với những bài tập vừa sức nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong việc tăng cường và chăm sóc sức khỏe chủ động.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và dinh dưỡng khoa học: Để có một cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta cần có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng. Trong đó nên tránh xa rượu bia, các chất kích thích, thực phẩm chế biến sẵn, thực phầm chứa quá nhiều muối, ngược lại nên tăng cường rau xanh, hoa quả tươi với các thực đơn đa dạng và đủ chất…;
  • Chủ động theo dõi các bệnh mãn tính không lây: Nếu đã phát hiện bệnh thì người bệnh cần chủ động theo dõi tình trạng của bản thân, kết hợp thực hiện chế độ ăn kiêng bệnh lý, vận động phù hợp để hạn chế các biến chứng và hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất có thể.

Có thể thấy các bệnh mãn tính không lây hoàn toàn có thể dự phòng sớm được thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện, chủ động kiểm tra sức khỏe… Do đó, chúng ta nên chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân hàng ngày để đẩy lùi các bệnh mạn tính không lây từ đó giúp kéo dài tuổi thọ tốt hơn.

Nguồn: cdc.gov - healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
xem thêm
Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì và vì sao nó quan trọng?

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì và vì sao nó quan trọng?

Vượt qua những thách thức của bệnh mãn tính và mức testosterone thấp

Vượt qua những thách thức của bệnh mãn tính và mức testosterone thấp

Các yếu tố nguy cơ gây các bệnh chuyển hóa

Các yếu tố nguy cơ gây các bệnh chuyển hóa

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Bệnh béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh nào?

Bệnh béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh nào?

18

Bài viết hữu ích?