Zalo

Vì sao người thừa cân nên tầm soát bệnh đái tháo đường?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hiện nay, vấn đề thừa cân ngày càng trở thành một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Một trong những rủi ro lớn mà người thừa cân phải đối mặt đó là nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra lý do vì sao cần phải tầm soát đái tháo đường ở người béo phì.

1. Vì sao béo phì gây tăng nguy cơ mắc đái tháo đường?

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), 42,5% người trưởng thành ở Hoa Kỳ vào năm 2018 bị béo phì và khoảng 31% bị thừa cân. Thừa cân và béo phì là những yếu tố nguy cơ chính phát triển bệnh tiểu đường loại 2.  

Bệnh đái tháo đường loại 2 xảy ra là do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc do cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Chính những điều này khiến lượng đường trong máu không được vận chuyển đi nuôi tế bào, dẫn đến tồn đọng lâu ngày khiến đường huyết tăng lên và dần hình thành bệnh đái tháo đường loại 2.

Thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong việc phát triển các bệnh chuyển hóa, bao gồm tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2. Điều này là do béo phì làm cơ thể bạn mất nhạy cảm với hoạt động của insulin, khiến cơ thể bạn không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả để điều chỉnh lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy, 80–90% người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng bị thừa cân hoặc béo phì.

Béo phì gây tăng nguy cơ mắc đái tháo đường
Béo phì gây tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

2. Vì sao người thừa cân nên tầm soát bệnh đái tháo đường?

Tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng lên thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng sẽ tăng theo. Theo WHO thống kê năm 2000, người mắc đái tháo đường trên toàn thế giới là 171 triệu người, dự đoán đến năm 2030 số này sẽ tăng lên đến khoảng 366 triệu. Dựa vào thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế năm 2019 hiện có khoảng 5, 4 triệu người Việt Nam bị tiểu đường.

Một nghiên cứu khác cho thấy, nguy cơ đái tháo đường ở người béo phì cao gấp 6 lần người có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, nhóm người này có thể cải thiện nguy cơ và hạn chế biến chứng bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Thực hiện một chế độ chất xơ và vitamin, hạn chế các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và duy trì hoạt động thể chất thường xuyên. 

Tầm soát bệnh đái tháo đường là vô cùng quan trọng đối với người thừa cân để phát hiện sớm và đối phó hiệu quả với nguy cơ mắc bệnh. 

3. Hướng dẫn tầm soát đái tháo đường ở người béo phì

Tầm soát bệnh đái tháo đường là một bước quan trọng nhằm phát hiện sớm sự phát triển của bệnh ở giai đoạn đầu khi chưa có triệu chứng lâm sàng, giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ hình thành biến chứng của bệnh. 

Người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên, phụ nữ được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ, người thừa cân, béo phì, người ít hoạt động thể lực nên được sàng lọc bệnh đái tháo đường. Dưới đây là một hướng dẫn cơ bản về cách tầm soát đái tháo đường ở người béo phì:

3.1. Kiểm tra đường huyết định kỳ

Đo đường huyết trung bình (HbA1c): Xét nghiệm này đo lường mức đường huyết trung bình trong khoảng thời gian 2-3 tháng qua để bác sĩ có thể đưa ra các phương án giúp người bệnh điều chỉnh mục tiêu điều trị, kiểm soát tiểu đường tốt hơn. Mức HbA1c cao có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Chỉ số HbA1c được coi là bình thường nếu < 5,7%. Chỉ số HbA1c từ 5,7-6,4% là tiền đái tháo đường. Còn chỉ số HbA1c ≥ 6,5%  là bị bệnh đái tháo đường. 

3.2. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, khoa học

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh khoa học chính là một cách hiệu quả nhất để tầm soát bệnh đái tháo đường. Năng lượng cung cấp từ thực phẩm hàn ngày nên được phân bố cân đối với tỉ lệ Glucid chiếm 50 - 60% tổng năng lượng hàng ngày, Lipid chiếm 20 - 30% và Protein chiếm 15 - 20%. 

  • Nên sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết( GI) thấp hoặc trung bình. Tăng cường sử dụng rau, củ tươi như rau cải, rau muống, súp lơ, rau mồng tơi, rau lang, dưa chuột… vì những thực phẩm này ngoài chỉ số đường huyết thấp ra còn rất giàu chất xơ giúp là chậm quá hấp thụ đường từ thức ăn vào máu. Từ đó giúp kiểm soát sự tăng nhanh của đường huyết sau khi ăn. 
  • Lựa chọn những trái cây có chỉ số đường huyết thấp như: Ổi, lê, táo, bưởi, cam. Hạn chế các loại trái cây có chỉ số tăng đường huyết nhanh: Mít, sầu riêng, dưa hấu, vải, nhãn, xoài. Nên ăn trái cây nguyên múi, nguyên miếng, hạn chế uống nước ép trái cây vì trong quá trình chế biến đã bị loại bỏ nhiều chất xơ nên đường bị hấp thụ vào máu nhanh hơn.
  • Lựa chọn các thực phẩm có nhiều chất béo chưa bão hòa có lợi cho sức khỏe đặc biệt là các loại thực phẩm giàu Omega 3: Hạt óc chó, hạt điều, quả bơ, đậu đỗ, lạc, vừng, dầu oliu, dầu cá, các loại cá biển… 
  • Hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol và chất béo như mỡ và phủ tạng động vật, các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm tăng đường huyết nhanh như: Khoai lang nướng, bánh mỳ, bột dong, đường kính trắng, mật ong, các loại bánh kẹo, nước ngọt và nước giải khát có gas….
Chế độ ăn lành mạnh, khoa học là một trong những cách hiệu quả tầm soát bệnh đái tháo đường
Chế độ ăn lành mạnh, khoa học là một trong những cách hiệu quả tầm soát bệnh đái tháo đường

3.3. Giảm cân và kiểm soát cân nặng

Để giảm nguy cơ đái tháo đường ở người béo phì điều quan trọng nhất cần làm là  giảm cân. Để đảm bảo tình trạng sức khỏe, bạn chỉ nên giảm cân từ từ khoảng 5-10% trọng lượng cơ thể trong vòng 3-6 tháng. Vì vậy, khẩu phần ăn cũng giảm dần từ  250-500 kcal/ngày). Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được hướng dẫn và hỗ trợ phù hợp, cụ thể về chế độ ăn và lối sống.

3.4. Tăng cường hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của tiểu đường ở người béo phì. Nó không chỉ giúp giảm cân và duy trì cân nặng lành mạnh mà còn cải thiện khả năng cơ thể sử dụng insulin và kiểm soát đường huyết. 

Duy trì tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày và duy trì ít nhất 150 phút mỗi tuần. Bạn có thể lựa chọn các hoạt động phù hợp với tình trạng sức khỏe mà bạn yêu thích như đi bộ, chạy, đạp xe, bơi lội hoặc tham gia các khóa học như: Yoga, gym, zumba, aerobic ….

3.5. Quản lý tăng huyết áp và rối loạn lipid máu

Người bệnh mắc đái tháo đường thường gặp phải tình trạng tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Chính vì vậy, cần kiểm soát tốt 2 vấn đề này để không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tim mạch mà còn hỗ trợ tích cực đến quá trình quản lý đường huyết, giảm tình trạng đái tháo đường ở người béo phì. 

Tóm lại, tầm soát đái tháo đường ở người béo phì là việc vô cùng quan trọng để có thể phát hiện sớm và đối phó hiệu quả với nguy cơ mắc bệnh. Bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát cân nặng và theo dõi sức khỏe định kỳ, chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro và sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. 

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Tài liệu tham khảo: Healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Bài tập thể dục cho người cao tuổi để kiểm soát cân nặng

Bài tập thể dục cho người cao tuổi để kiểm soát cân nặng

1 cân mỡ và 1 cân cơ có sự khác biệt thế nào?

1 cân mỡ và 1 cân cơ có sự khác biệt thế nào?

Chế độ dinh dưỡng duy trì cân nặng hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng duy trì cân nặng hiệu quả

16

Bài viết hữu ích?