Zalo

Các yếu tố nguy cơ gây các bệnh chuyển hóa

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các chứng bệnh làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch và các bệnh lý khác như đột quỵ, tai biến mạch máu não. Nếu bạn nắm rõ các yếu tố nguy cơ bệnh chuyển hóa, bạn có thể chủ động phòng tránh nó nhằm nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

1. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh chuyển hóa là gì và gồm những yếu tố nào?

Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường.Có nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa cơ bản, khi rối loạn các yếu tố này sẽ gây ra hội chứng chuyển hoá. Hội chứng chuyển hóa bao gồm các yếu tố sau:

  • Tình trạng béo bụng, được xác định bằng vòng eo >102 cm đối với nam, hoặc > 88cm đối với nữ.
  • Rối loạn lipid máu (là tình trạng rối loạn các chất béo trong máu như nồng độ cholesterol tốt cho cơ thể HDL-C trong máu thấp, trong khi nồng độ cholesterol xấu LDL-C và triglycerid máu lại tăng cao)
  • Tăng huyết áp 
  • Tình trạng kháng insulin (là tình trạng cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả dẫn đến làm tăng đường trong máu)

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh chuyển hóa bao gồm:

1.1. Tuổi tác

Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng lên với tuổi, tỷ lệ mắc bệnh < 10% ở lứa tuổi 20, tăng lên đến 40% ở lứa tuổi 60. 

1.2. Chủng tộc

Tây ban nha, Bồ đào nha và các nước nói tiếng Tây ban nha, người châu Á dường như hay có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa hơn các chủng tộc khác. 

1.3. Béo phì

Khi bạn thừa cân hay béo phì, bạn có chỉ số khối cơ thể BMI > 23 và có tình trạng béo bụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. 

1.4. Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh tiểu đường

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai (tiểu đường thai kỳ) hoặc những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2 sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa của bạn.

1.5. Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa

Tăng huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và hormon sinh dục nữ.

1.6. Hút thuốc lá

Trong khói thuốc lá có nhiều chất độc hại cho cơ thể. Hút thuốc lá làm tổn thương lòng mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa, từ đó gây ra các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, tai biến mạch não, bệnh động mạch ngoại vi. Ngoài ra, thuốc lá còn làm giảm HDL-C (cholesterol tốt) và làm tăng LDL-C (cholesterol xấu). Nicotine trong khói thuốc lá tăng cũng gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, có thể gây ra những rối loạn nhịp tim. Đặc biệt, hút thuốc lá còn làm tăng tình trạng đề kháng insulin. Chính vì vậy, hút thuốc là yếu tố nguy cơ bệnh chuyển hoá.

yếu tố nguy cơ bệnh chuyển hóa
Hút thuốc lá yếu tố nguy cơ bệnh chuyển hoá 

1.7. Uống nhiều rượu bia

Khi bạn uống nhiều rượu bia, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường..làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.

1.8. Chế độ ăn nhiều chất béo

Nếu bạn ăn quá nhiều chất béo xấu, chất béo bão hoà có trong thịt mỡ động vật, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa..sẽ làm gia tăng nguy cơ rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.

1.9. Lối sống ít vận động thể lực

Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu.

1.10. Mãn kinh

Phụ nữ sau mãn kinh, nồng độ estrogen giảm làm tích tụ mỡ ở trung tâm (vùng bụng), làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.

2. Làm sao để dự phòng sớm với các yếu tố nguy cơ này?

Thực tại hiện nay, các bệnh lý thừa cân béo phì, đái tháo đường, mỡ máu hay các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa trong cộng động ngày càng cao, gây gánh nặng cho ngành y tế. Các yếu tố nguy cơ của bệnh chuyển hoá đều có liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt làm việc và tinh thần tự giác của bản thân. Nếu bạn muốn có một cuộc sống khỏe mạnh, chất lượng và sống thọ hơn, bạn cần thực hiện những điều sau đây để dự phòng sớm các yếu tố nguy cơ bệnh chuyển hoá: 

  • Giảm cân: Bạn hãy tích cực giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì. Duy trì cân nặng lý tưởng sẽ giúp cơ thể bạn khoẻ mạnh, phòng ngừa được các bệnh lý của hội chứng chuyển hóa như đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu. Hiện nay, có nhiều phương pháp giảm cân khác nhau. Hãy chọn cho mình một chế độ giảm cân khoa học, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân và điều kiện. Bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào với dịch truyền là các loại vitamin và khoáng chất giúp chuyển hóa mỡ tự nhiên.
yếu tố nguy cơ bệnh chuyển hóa
Giảm cân giúp dự phòng sớm các yếu tố nguy cơ bệnh chuyển hoá
  • Thay đổi chế độ ăn: Chế độ ăn hạn chế chất béo bão hoà có trong thịt mỡ động vật, sữa và các chế phẩm của sữa, tăng cường bổ sung rau xanh, vitamin, chất xơ và các loại hạt ngũ cốc sẽ giúp bạn bảo vệ tốt hệ tim mạch, phòng ngừa các bệnh lý chuyển hoá, nâng cao sức đề kháng của bản thân. Đồng thời hạn chế muối trong thức ăn sẽ làm giảm nguy cơ bệnh huyết áp. 
  • Hạn chế lượng cồn đưa vào cơ thể: Ngày nay, với nhu cầu tính chất công việc cũng như xã giao hằng ngày, việc sử dụng cồn trong các bữa tiệc là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn hãy kiểm soát tốt lượng cồn đưa vào cơ thể. Lượng cồn đưa vào cơ thể tuỳ độ tuổi, giới tính, sức khoẻ và loại cồn. Đối với người bình thường, khoẻ mạnh thì nam giới nên uống giới hạn dưới 2 đơn vị cồn mỗi ngày và nữ giới nên uống giới hạn dưới 1 đơn vị cồn mỗi ngày. Một đơn vị cồn tương đương với khoảng 10 ethanol nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức tương đương 1 lon bia 330ml, hoặc 200ml rượu nhẹ hoặc 60ml rượu mạnh. 
  • Không hút thuốc lá: Từ rất lâu, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được trong khói thuốc lá có hàng trăm các loại chất độc hại cho cơ thể. Việc bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc không những giúp bạn phòng tránh tốt các bệnh lý chuyển hoá, tim mạch, đái tháo đường mà còn giúp bạn bảo vệ tốt lá phổi và sức khỏe của bản thân bạn.
  • Tăng cường hoạt động thể lực: Hãy dành thời gian ít nhất 30 phút/lần, và 5 lần/ tuần để tập luyện thể dục thể thao, tham gia các hoạt động tăng cường thể lực. Tăng cường tập luyện sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng, giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng và phòng tránh tốt các yếu tố nguy cơ bệnh chuyển hoá. Đồng thời, duy trì các hoạt động thể thao sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu..Bạn cần kiểm soát và duy trì các chỉ số huyết áp, mỡ máu, đường huyết ở mức mục tiêu theo phác đồ của bác sĩ. Duy trì uống thuốc đều đặn để ổn định các chỉ số. Khi bạn kiểm soát tốt các bệnh lý đang mắc, sẽ giúp bạn sống khỏe hơn và sống thọ hơn.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ. Việc đi khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý và các yếu tố nguy cơ gây hội chứng chuyển hóa.

Tóm lại, hội chứng chuyển hoá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhiều bệnh mãn tính, nếu người bệnh không thay đổi thói quen sống không tốt để làm giảm tình trạng đề kháng insulin sẽ làm đường huyết tăng cao. Đồng thời cholesterol máu cao và tăng huyết áp trong hội chứng chuyển hóa sẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa trong thành động mạch, mảng xơ vữa này làm cho động mạch bị cứng lên và hẹp lại, từ đó dẫn đến đột quỵ hay tai biến mạch máu não. Do vậy, bạn cần nắm rõ được các yếu tố nguy cơ hội chứng chuyển hóa để xây dựng một lối sống khoa học, dinh dưỡng lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Tài liệu tham khảo: healthline.com, hopkinsmedicine.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

Các yếu tố nguy cơ với sức khỏe là gì?

Các yếu tố nguy cơ với sức khỏe là gì?

Các bài tập cho tim khỏe mạnh

Các bài tập cho tim khỏe mạnh

Các bài tập thể dục phòng và chữa bệnh mãn tính

Các bài tập thể dục phòng và chữa bệnh mãn tính

Các yếu tố nguy cơ gây thoái hóa điểm vàng ở mắt

Các yếu tố nguy cơ gây thoái hóa điểm vàng ở mắt

41

Bài viết hữu ích?