Zalo

Chất béo bão hòa là gì và nó có hại cho sức khỏe không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong nhiều thập kỷ qua, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của một người có thể gây ra tác hại tiềm tàng. Vậy chất béo bão hòa là gì? Chất béo bão hòa tốt hay không tốt? Theo dõi bài viết sau đây để biết được đáp án trả lời.

1. Chất béo bão hòa là gì?

Tất cả các loại chất béo đều có cùng một lượng kcalo, 9 kcalo mỗi gam (g). Tuy nhiên, mỗi loại chất béo khác nhau có cấu trúc hóa học khác nhau và tác dụng khác nhau đối với cơ thể của bạn. Về mặt hóa học, chất béo bão hòa chỉ có các liên kết đơn carbon - carbon đó là điều khiến chúng khác biệt với các loại chất béo khác. Chất béo bão hòa thường có thể rắn ở nhiệt độ phòng. Chất béo bão hòa chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm động vật và dầu nhiệt đới. Có thể kể đến như:

  • Sữa
  • Phô mai
  • Các loại thịt như: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, ….
  • Dầu dừa, dầu cọ
  • Các loại thức ăn nhanh
  • Đồ ăn tráng miệng, bánh ngọt

Các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các nhà nghiên cứu thường coi chất béo bão hòa là chất béo “xấu” và nhóm chúng chung với chất béo chuyển hóa, một chất béo gây ra các vấn đề về sức khỏe. Vậy, chất béo bão hòa tốt hay không tốt? Chất béo bão hòa có tác dụng phụ gì?

Nhiều người thắc mắc chất béo bão hòa là gì?
Nhiều người thắc mắc chất béo bão hòa là gì?

2. Chất béo bão hòa có hại cho sức khỏe không?

Chất béo bão hòa có hại cho sức khỏe theo nhiều cách:

  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa trong chế độ ăn hàng ngày có thể khiến cholesterol tích tụ trong động mạch (mạch máu) của bạn. Chất béo bão hòa làm tăng nồng độ cholesterol LDL (có hại) trong máu của bạn. Khi cholesterol LDL cao có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
  • Tăng cân: trong nhiều loại thực phẩm giàu chất béo như bánh pizza, đồ nướng và đồ chiên có rất nhiều chất béo bão hòa. Khi tiêu thụ quá nhiều chất béo vào cơ thể sẽ làm tăng thêm kcalo nạp vào, từ đó khiến bạn tăng cân. Tất cả các chất béo đều chứa 9 kcalo/ mỗi gam chất béo. Con số này nhiều hơn gấp đôi lượng được tìm thấy trong carbohydrate và protein.

Các khuyến nghị thường chỉ ra, với chế độ ăn ít chất béo là cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và có thể kiểm soát được cân nặng. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu đã nêu ra rằng thực phẩm giàu chất béo bổ dưỡng có thể là một phần của chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng đa lượng chính. Vì vậy, việc cắt bỏ hoàn toàn chất béo ra chế độ ăn hàng ngày là không cần thiết, thay vào đó bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, thay thế bằng chất béo không bão hòa để có được sức khỏe tim mạch tốt hơn. Bên cạnh đó việc duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác. Thông tin trên đã trả lời được cho câu hỏi chất béo bão hòa tốt hay không tốt? Vậy có thể ăn bao nhiêu chất béo mỗi ngày? Hầu hết các loại thực phẩm có sự kết hợp của các chất béo khác nhau. Bạn nên chọn thực phẩm giàu chất béo lành mạnh hơn, chẳng hạn như chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Những chất béo này có xu hướng lỏng ở nhiệt độ phòng. Theo như khuyến nghị từ Hướng dẫn chế độ ăn uống 2020-2025 cho người Mỹ:

  • Chất béo tiêu thụ mỗi ngày chỉ nên chiếm từ 25% đến 30% tổng lượng kcalo nạp vào cơ thể.
  • Đối với chất béo bão hòa chỉ nên dưới 10% lượng kcalo hàng ngày.

Bạn có thể cắt giảm chất béo bão hòa bằng cách thay thế những thực phẩm kém lành mạnh hơn bằng những thực phẩm lành mạnh hơn. Thay thế thực phẩm giàu chất béo bão hòa bằng thực phẩm có chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn. Một số gợi ý để bạn bắt đầu như sau:

  • Thay thịt đỏ bằng thịt gà hoặc cá bỏ da vài ngày một tuần.
  • Sử dụng dầu canola hoặc dầu ô liu thay vì bơ và chất béo rắn khác.
  • Thay thế sữa nguyên kem bằng sữa ít béo hoặc không béo, sữa chua và pho mát.
  • Tránh sử dụng các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn.
  • Các loại bánh tráng miệng được làm từ bơ sữa.
  • Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm khác có ít hoặc không có chất béo bão hòa.
Chất béo bão hòa tốt hay không tốt?
Chất béo bão hòa tốt hay không tốt?

Từ những thông tin đã cung cấp ở trên có thể thấy được, chất béo bão hòa không hại đến mức như mọi người vẫn nghĩ, tuy nhiên việc sử dụng thay thế chất béo không bão hòa trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, cũng như kiểm soát được cân nặng. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giảm cân an toàn nhưng mang đến hiệu quả tối ưu thì có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Phương pháp truyền tiêu hao năng lượng có thể giúp bạn giảm cân một cách an toàn mà không hề có bất cứ xâm lấn hay hút mỡ trực tiếp nào lên cơ thể, từ đó bạn không cần phải lo lắng về tác dụng phụ, cũng như những biến chứng sau khi thực hiện. Nhờ trong thành phần của truyền giảm cân chứa các loại vitamin và khoáng chất tác động trực tiếp lên các mô mỡ trong cơ thể, từ đó giúp các mô mỡ được chuyển hóa, sau đó đốt cháy và đào thải ra khỏi cơ thể. Toàn bộ quá trình thực hiện đều được bác sĩ, nhân viên y tế theo dõi, quản lý, thực hiện nên người dùng hoàn toàn yên tâm và tin tưởng tuyệt đối. 

Nguồn tham khảo: healthline.com, everydayhealth.com, medlineplus.gov

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương Xem thêm bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Dầu dừa có chứa chất béo bão hòa không? Muốn giảm béo có nên ăn dầu dừa không?

Dầu dừa có chứa chất béo bão hòa không? Muốn giảm béo có nên ăn dầu dừa không?

Chất béo không bão hòa là gì: Tại sao bạn cần chúng trong chế độ ăn uống?

Chất béo không bão hòa là gì: Tại sao bạn cần chúng trong chế độ ăn uống?

Chất béo không bão hòa đa là gì và có gây tích mỡ cho cơ thể?

Chất béo không bão hòa đa là gì và có gây tích mỡ cho cơ thể?

Cách giảm chất béo bão hòa trong thực phẩm

Cách giảm chất béo bão hòa trong thực phẩm

Tăng cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Tăng cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

91

Bài viết hữu ích?