Zalo

Các bài tập thể dục phòng và chữa bệnh mãn tính

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thực hiện các hoạt động thể chất thường ngày không chỉ giúp nâng cao sức khoẻ tổng thể mà còn cải thiện thị lực, trí tuệ giúp chất lượng cuộc sống ổn định hơn, đặc biệt nhiều động tác thể dục chữa bệnh cũng được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về các bài tập thể dục phòng và chữa bệnh mãn tính.

1. Vì sao tập thể dục tốt cho việc phòng ngừa và chữa các bệnh, đặc biệt là bệnh mãn tính?

Bệnh mãn tính thường là các bệnh không lây nhiễm, tuy nhiên, bệnh có thể thay đổi theo thời gian và không các phương pháp nào có thể điều trị tận gốc. Theo Tổ chức Y tế thế giới nhận định, những bệnh mãn tính này chính là nguyên nhân hàng đầu thế giới góp 86% số ca bệnh tử vong và ngày càng trở thành gánh nặng do tăng nhu cầu với hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt ở những đối tượng trên 50 tuổi. 

Theo thông cáo của một tổ chức Pháp về việc thực hiện thu thập, đánh giá và phân tích trong phạm vi bệnh mãn tính nhận định, tác động các hoạt động thể chất hay các bài thể dục chữa bệnh có thể mang lại khá nhiều lợi ích cho các loại bệnh này. Nhận định này dựa vào phân tích tài liệu khoa học quốc tế với 13 nhà nghiên cứu có chuyên môn liên quan đến bệnh mãn tính, y học thể thao đến y học tâm lý. 

Trước đây, khi mắc bệnh thì nghỉ ngơi sẽ được khuyến nghị và áp dụng cho người bệnh. Tuy nhiên, thực tế khoa học hiện nay đã chỉ ra rằng, động tác thể dục chữa bệnh khó hiệu quả bao gồm cả các biến chứng của bệnh mãn tính. Nếu việc hoạt động thể dục không được thực hiện có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, áp dụng bài tập thể dục chữa bệnh càng sớm thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cũng như đẩy lùi tình trạng bệnh mãn tính. 

động tác thể dục chữa bệnh
Áp dụng bài tập thể dục chữa bệnh càng sớm thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Với những người bệnh có đặc điểm hạn chế hoặc có thể ảnh hưởng tới tính tuân thủ và duy trì hoạt động thì cần có sự giám sát theo chu kỳ hoạt động nhằm giúp người bệnh thích nghi. Những thách thức tạo ra cho người bệnh sẽ là điều kiện giúp họ nhanh chóng trải qua được thời gian đầu để thực hiện đáp ứng khả năng vận động của cơ thể. 

Thêm vào đó, các chuyên gia cũng đề xuất thực hiện các động tác thể dục chữa bệnh không chỉ mang lại hiệu quả mà còn khiến người bệnh cảm thấy vui vẻ và có động lực thực hiện. Chính bởi sự cam kết của người bệnh với những hoạt động thể dục chữa bệnh sẽ giúp thúc đẩy họ vượt qua được những trở ngại để hoàn thành bài tập. 

2. Các bài tập thể dục chữa bệnh mãn tính?

Khi bị bệnh mãn tính, bạn áp dụng các bài tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, biến chứng, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe người bệnh. 

Những động tác thể dục chữa bệnh có thể thông qua bài tập nhịp điệu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, bài tập sức bền, đồng thời hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Dưới đây là một số bài tập thể dục chữa bệnh mãn tính có thể áp dụng: 

  • Thừa cân béo phì có thể áp dụng bài tập đạt mục tiêu giảm kích thước vòng eo hoặc theo dõi chỉ số cơ thể khác. Bài tập thể dục chữa bệnh được đề xuất cho trường hợp này là các bài tập tăng sức bền cơ thể. Một vài bài tập áp dụng cho người thừa cân, béo phì như plank, bật nhảy, squat…
  • Đái tháo đường típ 2 áp dụng động tác thể dục chữa bệnh thường xuyên sẽ giúp insulin giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Bài tập thể dục chữa bệnh có thể còn giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn. Các bài tập thể dục chữa bệnh cho người đái tháo đường có thể áp dụng: đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội, khiêu vũ…
động tác thể dục chữa bệnh
Bài tập thể dục chữa bệnh có thể còn giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn 
  • Bệnh mạch vành sẽ được áp dụng bởi các bài tập thể dục chữa bệnh dựa trên hoạt động sức bền của cơ thể và được tối ưu hoá bằng cách điều chỉnh cường độ luyện tập. Các bài tập đề xuất cho bệnh mạch vành bao gồm: đi bộ, đạp xe, chạy chậm, bơi, yoga, thiền…
  • Bệnh động mạch ngoại vi chi dưới sẽ được khuyến nghị bài tập thể dục chữa bệnh đầu tiên chính là đi bộ, nâng cẳng chân, nhón gót chân, gấp duỗi khớp cổ chân…
  • Bệnh suy tim sẽ được áp dụng chương trình rèn luyện nỗ lực và không phân biệt mức độ bệnh. Bởi vì chương trình này đều mang lại lợi ích cho tất cả đối tượng bệnh nhân khi thực hiện thường xuyên và nâng cấp độ dần dần, bao gồm: hít thở, bài tập nhịp điệu tăng dần mức độ, ... Ở giai đoạn đầu của chương trình, người bệnh suy tim nên luyện tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khoẻ. Trong giai đoạn cuối của chương trình tốt nhất người bệnh nên thực hiện trong 30 phút hoạt động vừa phải theo chương trình và tần suất thực hiện là 5 lần mỗi tuần. 
  • Bệnh đột quỵ não khi thực hiện các động tác thể dục chữa bệnh sẽ giảm các tác động của di chứng thần kinh giúp cho cuộc sống của người bệnh được cải thiện. Với các bài tập này còn giúp ngăn ngừa tái phát với sự cải thiện năng lực tim mạch và sức mạnh cơ thông qua các hoạt động thể chất. Các bài tập đề xuất bao gồm: đi bộ, chạy bộ bằng máy chạy bộ với cường độ thấp, bài tập giãn cơ, xoa bóp đầu và gáy, bài tập cổ, bài tập khớp vai…
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hoạt động thể chất giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời giảm các hạn chế chức năng liên quan đến biến chứng. Khi thực hiện các hoạt động thể chất sẽ giúp cho chức năng thở của người bệnh được cải thiện. Các bài tập đề xuất: các bài tập thở, bài tập sức bền, bơi lội, thái cực quyền…
  • Bệnh hen suyễn. Khi thực hiện các động tác thể dục chữa bệnh sẽ giúp giảm cường độ và tần suất cơn hen bằng cách cải thiện được chỉ số VO2 max. Các bài tập đề xuất bao gồm: bài tập thở, cardio, tập tạ, bóng rổ, bơi lội…
  • Bệnh xương khớp. Thực hiện các bài tập thể dục chữa bệnh giúp giảm đau, duy trì sức mạnh cơ bắp ở các khớp. Từ đó giảm các ảnh hưởng đến khớp cũng như giảm tình trạng cứng khớp. Các bài tập này còn giúp cải thiện chức năng thể chất và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài tập được đề xuất bao gồm: đi bộ, đạp xe, khiêu vũ, yoga
  • Bệnh ung thư. Bài tập luyện giúp người bệnh giảm các dụng phụ liên quan đến điều trị bệnh như suy giảm cơ bắp, mệt mỏi, không dung nạp điều trị… Thêm vào đó, khi áp dụng các bài tập thể dục giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt. Các bài tập đề xuất bao gồm: bài tập thở, bài tập giãn cơ, bài tập aerobic, bài tập giữ thăng bằng, đi bộ,...
  • Chứng bệnh mất trí nhớ. Các bài tập thể dục chữa bệnh giúp cải thiện nhận thức của người bệnh sa sút trí tuệ. Bài tập đề xuất bao gồm: khiêu vũ, yoga, đi bộ, đi bộ nhanh, bơi lội…
  • Chứng bệnh trầm cảm. Thực hiện các bài tập thể dục chữa bệnh giúp cải thiện và ngăn ngừa tái phát các triệu chứng trầm cảm. Có thể kết hợp sức bền với tăng cường cơ bắp để đạt hiệu quả. Các bài tập đề xuất: tập tạ, chạy bộ, yoga, thái cực quyền, đi bộ, ..

3. Lưu ý khi tập luyện bài tập thể dục chữa bệnh

Khi thực hiện các bài tập hay động tác thể dục chữa bệnh thì bạn cần có sự chỉ dẫn của các chuyên gia, bác sĩ trị liệu. Điều đó giúp người bệnh lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý. Thêm vào đó, bạn cần lưu ý đến độ an toàn khi thực hiện bài tập và cường độ luyện tập. 

3.1. Các bài tập an toàn

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như bệnh lý bác sĩ trị liệu sẽ đề xuất bài tập thể dục chữa bệnh cụ thể. Chẳng hạn nếu người bệnh đau lưng thì có thể áp dụng các bài tập nhịp điệu ít tác động như đi bộ, bơi lội. Những hoạt động này sẽ không gây căng thẳng cho lưng. Hoặc nếu người bệnh mắc hen suyễn thì đảm bảo luôn có ống thở đi kèm khi thực hiện các bài tập. 

3.2. Cường độ luyện tập

Trước khi thực hiện bất kỳ một bài tập nào thì điều quan trọng hướng tới chính là thời lượng của mỗi buổi tập để đạt được hiệu quả phòng và điều trị bệnh lý, đồng thời mang lại an toàn cho người bệnh. 

  • Người bệnh nên cố gắng luyện tập khoảng 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 lần mỗi tuần. Chẳng hạn như người bệnh sẽ thực hiện đi bộ nhanh khoảng 30 phút trong hầu hết các ngày trong tuần. Hoặc có thể chia nhỏ thành các thời gian ngắn để đảm bảo sự đáp ứng của cơ thể.
  • Nếu người bệnh không thực hiện các bài tập thể dục trong thời gian dài thì cần bắt đầu lại từ từ và xây dựng kế hoạch luyện tập phù hợp để cơ thể làm quen với những thay đổi từ các bài tập này. 
  • Nếu người bệnh mắc đái tháo đường thì cần kiểm tra đường huyết trước khi thực hiện các bài tập thể dục. Bởi vì trong quá trình luyện tập có thể làm giảm lượng đường huyết và có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hạ đường huyết. 
  • Nếu người bệnh mắc viêm khớp thì nên xem xét việc tắm nước ấm trước khi tập thể dục. Bởi vì khi nhiệt độ tăng sẽ làm thư giãn các khớp và cơ giúp giảm đau trước khi thực hiện bài tập. 

Luyện tập thể dục mang lại khá nhiều lợi ích phòng và điều trị bệnh bao gồm cả bệnh mãn tính không lây. Người bệnh nên có kiến thức về bệnh hiện tại và lựa chọn bài tập phù hợp. Thêm vào đó, khi thực hiện bất kỳ sự thay đổi gì với cơ thể, bao gồm cả luyện tập cũng như ăn uống thì người bệnh nên khám và tư vấn từ bác sĩ điều trị. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tập thể dục lúc đói có tốt không? Có hại dạ dày không?

Tập thể dục lúc đói có tốt không? Có hại dạ dày không?

Tập thể dục nhiều lần trong ngày có tốt không? Tập thế nào là đủ?

Tập thể dục nhiều lần trong ngày có tốt không? Tập thế nào là đủ?

Các bài tập thể dục lưu thông máu lên não tốt nhất

Các bài tập thể dục lưu thông máu lên não tốt nhất

Các yếu tố nguy cơ gây các bệnh chuyển hóa

Các yếu tố nguy cơ gây các bệnh chuyển hóa

Các yếu tố nguy cơ với sức khỏe là gì?

Các yếu tố nguy cơ với sức khỏe là gì?

47

Bài viết hữu ích?