Zalo

Bị mỡ máu cao có uống sữa được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ máu cao có nên uống sữa là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Như chúng ta đã biết, sữa là một phần quan trọng trong bất kỳ chế độ dinh dưỡng nào với rất nhiều công dụng khác nhau. Vậy đứng về góc độ khoa học thì liệu bệnh nhân mỡ máu cao có uống sữa được không?

1. Người bị mỡ máu cao có uống sữa được không? Vì sao?

Sữa và các chế phẩm từ sữa là nhóm thực phẩm bổ dưỡng được mọi người yêu thích vì chứa nhiều dưỡng chất khác nhau. Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân mỡ máu cao vẫn có thể uống sữa vì những công dụng tốt cho sức khỏe mà thức uống này mang lại, trong đó bao gồm cả công dụng kiểm soát nồng độ cholesterol máu và hỗ trợ giảm cân.

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là người “mỡ máu cao có uống sữa tươi không đường được không?”. Mặc dù việc uống sữa được bác sĩ cho phép nhưng không phải loại sữa nào cũng thích hợp cho người mỡ máu cao. Theo bác sĩ, bệnh nhân mỡ máu cao nên lựa chọn những loại sữa ít chất béo, sữa không đường hoặc các chế phẩm từ sữa như phô mai ít béo, sữa chua, sữa tách kem và tốt nhất là sữa có hàm lượng chất béo không quá 1%. Đặc biệt, bệnh nhân mỡ máu cao cần lưu ý chỉ nên dùng sữa ít béo để pha chế cà phê hay chế biến các món ăn nhằm mục đích vừa đảm bảo khẩu phần ăn vừa tránh được rủi ro do mỡ máu cao gây ra.

Sữa là một phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng cân bằng và vẫn rất tốt cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ. Việc sử dụng sữa hợp lý cho phép người bệnh giảm cân nặng và kiểm soát lượng cholesterol trong máu ở mức tối ưu. Tuy nhiên, như đã đề cập thì loại sữa sử dụng cho bệnh nhân mỡ máu cao cần quan tâm đến hàm lượng chất béo bên trong và nếu không có chất béo thì càng tốt.

Để chọn được loại sữa phù hợp, chúng ta cần biết đặc điểm của một số loại sữa hiện có trên thị trường, cụ thể như sau:

  • Sữa nguyên kem: Hay còn gọi là sữa béo hay sữa toàn phần với hàm lượng chất béo từ 3.2-3,8%, thậm chí có loại lên đến 4%. Với hàm lượng chất béo ở mức cao nên sữa nguyên kem không được khuyến cáo hoặc thậm chí là chống chỉ định sử dụng cho bệnh nhân mỡ máu cao, kể cả người gầy. Nếu có thói quen sử dụng sữa nguyên kem trước đó, bệnh nhân được xét nghiệm chẩn đoán mỡ máu cao nên giảm từ từ, đồng thời hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo khác để giảm tổng lượng chất béo nạp vào mỗi ngày;
  • Sữa ít béo: Có hàm lượng chất béo từ 1-1.8%, do trải qua quá trình tách kem một phần nên có hàm lượng chất béo thấp trong khi vẫn chứa nhiều khoáng chất quan trọng như Canxi, Magie, Kali,… Mặc dù có hàm lượng chất béo thấp hơn sữa nguyên kem những vẫn không khuyến cáo bệnh nhân mỡ máu cao sử dụng thường xuyên, hoặc nếu tiêu thụ thì cần kết hợp kiểm soát chất béo nạp bào từ thực phẩm khác;
  • Sữa gầy: Đã tách kem nên chỉ chứa hàm lượng chất béo dưới 1%, do đó là loại sữa được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân mỡ máu cao. Với hàm lượng chất béo ở mức rất thấp nên khi sử dụng sẽ đảm bảo an toàn và không gây tăng cao cholesterol máu.

Bên cạnh các loại sữa nêu trên, bệnh nhân mỡ máu cao có thể dùng thêm các chế phẩm từ sữa bò như sữa chua và phô mai… nhưng tất cả vẫn phải tuân theo nguyên tắc có hàm lượng chất béo thấp, tốt nhất là dưới 1%. 

Một số trường hợp đặc biệt khi vừa bị mỡ máu cao vừa thuộc nhóm đối tượng đặc biệt như vừa khỏi bệnh, người già ăn uống kém hay bệnh nhân sau phẫu thuật lớn… nên có nhu cầu bổ sung sữa rất cao. Theo bác sĩ, những trường hợp này vẫn có thể sử dụng sữa, tuy nhiên nên lựa chọn loại sữa giàu các loại khoáng chất, protein, tinh bột và chất béo thực vật…, đồng thời chứa ít acid béo no và hàm lượng cholesterol thấp để hạn chế mỡ máu tăng cao hơn.

Một lưu ý quan trọng là bên cạnh sử dụng sữa ít chất béo, người bệnh mỡ máu cao cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh, kết hợp thường xuyên xét nghiệm kiểm tra mỡ máu và theo dõi sức khỏe bởi bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Người bị mỡ máu cao nên cân nhắc khi uống sữa

2. Sữa không phù hợp cho người mỡ máu cao

2.1. Sữa bò tươi

Sữa bò tươi là loại vắt trực tiếp, do đó có lượng calo, chất béo bão hòa và cholesterol ở mức cao. Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai và trẻ em nên hạn chế tiêu thụ sữa bò tươi và các sản phẩm chưa qua quá trình thanh trùng vì thành phần có thể chứa các chủng vi khuẩn gây ngộ độc như Salmonella, Listeria và E.coli…

2.2. Sữa bò nguyên chất giàu protein và chất béo xấu

Một ly sữa bò nguyên chất cung cấp khoảng 160 calo, kèm theo 5g chất béo bão hòa và 35mg cholesterol, đồng thời rất giàu protein, các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Đặc biệt, sữa bò nguyên chất còn cung cấp ⅓ lượng canxi khuyến nghị hàng ngày dành cho một người, đồng thời chứa kali giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và hàm lượng acid béo omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên loại sữa này không thích hợp cho bệnh nhân mỡ máu cao. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chất béo bão hòa trong sữa nguyên chất là tác nhân gây tăng cholesterol "xấu", hệ quả là tăng tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

2.3. Sữa dê

Sữa dê có thể là lựa chọn thay thế sữa bò dành cho những người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa Lactose. Tuy nhiên, 1 ly sữa dê lại có hàm lượng calo và chất béo bão hòa cao, bao gồm 27 mg cholesterol nên không thích hợp cho người mỡ máu cao. Người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành như bệnh nhân máu nhiễm mỡ nên hạn chế tối đa nhóm chất béo bão hòa từ chế độ dinh dưỡng, trong đó bao gồm việc hạn chế tiêu thụ sữa dê.

3. Người bị mỡ máu cao nên uống sữa loại nào phù hợp? 

Câu hỏi bệnh nhân “mỡ máu cao có uống sữa được không?” đã phần nào được giải đáp. Vấn đề tiếp theo là bệnh nhân cần chọn lựa những loại sữa phù hợp để vừa hạn chế rủi ro do mỡ máu cao mang đến vừa tận hưởng được những tác dụng tốt cho sức khỏe mà sữa mang lại.

3.1. Sữa đậu nành

Bệnh nhân mỡ máu cao có nên uống sữa đậu nành? Theo bác sĩ dinh dưỡng, với 80 calo và chỉ 2g chất béo trong 1 ly, sữa đậu nành là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho người mỡ máu cao cần hạn chế cholesterol hoặc người không dung nạp lactose có trong sữa bò. Do có nguồn gốc từ thực vật nên sữa đậu nành hầu như không chứa cholesterol, đồng thời lại cung cấp 7g protein cho mỗi khẩu phần nên rất tốt cho chế độ dinh dưỡng tim mạch.

Theo các chuyên gia, một người tiêu thụ 25g protein đậu nành mỗi ngày có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khi chọn lựa thì bệnh nhân mỡ máu cao nên ưu tiên sản phẩm sữa đậu nành không đường và có bổ sung canxi thì càng tốt.

“Mỡ máu cao có nên uống sữa?” là lo lắng của nhiều người

3.2. Sữa hạnh nhân

Hạnh nhân được đánh giá rất cao và là thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch. Sữa hạnh nhân không đường cung cấp 30 đến 40 calo cho mỗi khẩu phần 1 ly và hoàn toàn không chứa chất béo bão hòa, đồng thời do có nguồn gốc thực vật nên không chứa cholesterol.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, sữa hạnh nhân cung cấp một số acid béo không bão hòa đa, do đó có khả năng làm giảm cholesterol xấu và duy trì hoạt động các tế bào trong cơ thể. Và bệnh nhân mỡ máu cao cần lưu ý hãy uống sữa hạnh nhân không đường để duy trì sức khỏe tim mạch, thêm đường dưới mọi hình thức đều có thể gây hại và tạo thêm gánh nặng cho tim.

3.3. Sữa yến mạch

Sữa yến mạch được chế biến bằng cách kết hợp yến mạch với nước, sau đó xay nhuyễn thành hỗn hợp mịn và đặc. Một ly sữa yến mạch cung cấp khoảng 80 calo và không có chất béo bão hòa hay cholesterol. Đồng thời, sữa yến mạch còn chứa hàm lượng vitamin B cao, mang lại khả năng hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, kiểm soát ổn định nồng độ cholesterol máu và do đó rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

3.4. Sữa gạo

Sữa gạo là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhưng lại chứa canxi tương đương sữa bò. Một ly sữa gạo cung cấp 113 calo (nhiều hơn 30 calo so với 1 ly sữa bò tách béo), tuy nhiên lại không chứa chất béo bão hòa và cholesterol. Tương tự sữa yến mạch, sữa gạo lại có hàm lượng carbohydrate cao và rất ít protein. Do đó người bệnh mỡ máu cao khi lựa chọn tiêu thụ sữa gạo cần chắc chắn rằng cơ thể đang nhận đủ protein từ các nguồn thực phẩm khác trong chế độ dinh dưỡng. Nếu chỉ kiêng mỡ mà không nạp đủ protein thì cơ thể sẽ phải tăng cường thêm carbs để tạo năng lượng, khi đó nguy cơ tăng cholesterol xấu sẽ tăng lên.

Có thể thấy, người có tình trạng mỡ máu cao cần hết sức cân nhắc khi lựa chọn loại sữa cho bản thân mình. Các sản phẩm từ sữa luôn là nguồn dinh dưỡng tốt, vì vậy bệnh nhân đừng nên bỏ qua. Đặc biệt, việc thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu toàn bộ,  insulin lúc đói, đường huyết lúc đói, men gan (AST, ALT), HDL chlosterol, triglyceride… thường xuyên có thể giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh và trả lời được thắc mắc “mỡ máu cao có uống sữa được không?”. Hiện nay, xét nghiệm máu là 1 trong những kỹ thuật được thực hiện thường quy, được thực hiện nhằm theo dõi sức khỏe và tầm soát bệnh tật 1 cách hiệu quả nhất. 

Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Tuổi trung niên tăng mỡ máu có tác hại gì?

Tuổi trung niên tăng mỡ máu có tác hại gì?

Xét nghiệm máu cholesterol cao có nguy hiểm không?

Xét nghiệm máu cholesterol cao có nguy hiểm không?

Vì sao mỡ máu cao có nguy cơ gây đột quỵ?

Vì sao mỡ máu cao có nguy cơ gây đột quỵ?

Nên xét nghiệm mỡ máu bao lâu 1 lần?

Nên xét nghiệm mỡ máu bao lâu 1 lần?

Chỉ số xét nghiệm Triglyceride cao nên ăn gì để hạ?

Chỉ số xét nghiệm Triglyceride cao nên ăn gì để hạ?

315

Bài viết hữu ích?