Zalo

Bị tiểu đường uống sữa đậu nành được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ngoài việc phải kiêng cữ những thức ăn mình thích, người bị tiểu đường còn phải lưu ý những thức uống nào tốt cho sức khỏe và những thức uống nào không được sử dụng. Do đó, nhiều người thắc mắc liệu bị tiểu đường uống sữa đậu nành được không và nếu được thì uống như thế nào?

1. Người bị bệnh tiểu đường uống sữa đậu nành được không?

Sữa đậu nành là một trong các thực phẩm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe. Song, nhiều người vẫn thắc mắc rằng người bị tiểu đường uống sữa đậu nành được không. Để làm rõ vấn đề người bệnh tiểu đường có uống được sữa đậu nành không thì bạn nên hiểu rõ trước tiên về thành phần dinh dưỡng có trong sữa đậu nành. 

1.1. Sữa đậu nành chứa những chất dinh dưỡng nào?

Sữa đậu nành là một trong các loại sữa hạt tốt cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao. Hạt đậu nành từ lâu đã là một trong các loại hạt được dùng nhiều trong các thực đơn ăn chay nhờ giàu protein, canxi và các vitamin cần thiết.  Để làm rõ vấn đề người tiểu đường uống sữa đậu nành được không, thì trong 250ml đậu nành sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng nhau sau

  • Năng lượng: 79 calo;
  • Chất béo: 4,01 gram;
  • Carbohydrate: 4,01 gram;
  • Chất xơ: 1 gram;
  • Protein 7 gram; 
  • Canxi: 300mg.

Ngoài các chất kể trên, thì magie, đồng, kali, selen, mangan, natri là những khoáng chất khác có trong sữa đậu nành, chưa kể đến các vitamin quan trọng là vitamin A, B1, B6, E,...  Có thể thấy, với 250ml sữa đậu nành (tương đương một cốc) thì lượng năng lượng mà sữa đậu nành mang lại là không nhiều. Do đó, nếu xét về thành phần dinh dưỡng thì những ai thắc mắc rằng tiểu đường uống sữa đậu nành được không thì câu trả lời là được. 

Nhiều người quan tâm bị tiểu đường có uống sữa đậu nành được không?
Nhiều người quan tâm bị tiểu đường có uống sữa đậu nành được không?

1.2. Sữa đậu nành có làm tăng cân hay tăng đường huyết ở người tiểu đường hay không?

Nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng bị tiểu đường có uống sữa đậu nành được không thì câu trả lời chắc chắn là có. Bởi vì trong sữa đậu nành có thành phần là các chất giúp ổn định đường huyết, tốt cho người tiểu đường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sữa đậu nành khi loại sữa có nguồn gốc từ thực vật này chữa hàm lượng isoflavones cao, có tác dụng tốt trong điều trị tiểu đường. Isoflavones giúp giảm cholesterol máu, tăng dung nạp glucose từ đường huyết do đó có tác dụng ổn định đường huyết ở người đái tháo đường. Với tác dụng này thì uống sữa đậu nành (không đường) không làm tăng đường huyết ở người tiểu đường. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, sữa đậu nành là một trong các thực phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường hiệu quả, đồng thời giúp giảm cholesterol máu, giúp bạn tránh được các biến chứng tim mạch do tiểu đường gây ra. 

2. Các tác dụng khác của sữa đậu nành với người bị tiểu đường

Một số công dụng của sữa đậu nành gồm:

  • Giảm các biến chứng do tim mạch: Ở người bị tiểu đường, việc các biến chứng tim mạch gây ra hậu quả nguy hiểm là rất cao. Tuy vậy, với một thói quen uống sữa đậu nành thì biến chứng tim mạch do tiểu đường được hạn chế. 
  • Bổ sung các vi chất: Sữa đậu nành chứa các vitamin, khoáng chất cần thiết như: Vitamin A tốt cho mắt, Vitamin B và E tốt cho quá trình chống lão hóa, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa biến chứng xơ vừa động mạch.
  • Trong sữa đậu nành còn chứa hàm lượng Natri, Kali tương đối, chúng giúp hạn chế tình trạng tăng huyết áp ở người bị tiểu đường dáng kể. 

Theo thông tin từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, người bị tiểu đường nên lựa chọn sữa đậu nành không đường để uống. Người bị tiểu đường có thể uống từ 2-3 cốc sữa đậu nành không đường mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và kiểm soát được đường huyết trong mức ổn định. 

Tiểu đường uống sữa đậu nành được không thì câu trả lời là được
Tiểu đường uống sữa đậu nành được không thì câu trả lời là được

3. Lưu ý khi chế biến sữa đậu nành cho người bị tiểu đường

Sau khi đã làm rõ về vấn đề người bị tiểu đường có uống sữa đậu nành được không thì bạn cũng cần lưu ý:

  • Nên sử dụng sửa đậu nành không đường làm thức uống hàng ngày. Nếu chọn sữa đậu nành có đường thì sẽ ảnh hưởng đến đường huyết người uống.
  • Nên nấu sữa sôi, chín vừa đủ: Sữa đậu nành có chữa các men vi sinh có thể gây ra tình trạng đau bụng. Do đó bạn nên đun sôi trước khi nấu hoặc uống để đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 
  • Uống sữa đậu nành trước bước ăn: Khi dùng đậu nành trước bữa ăn sẽ giúp thúc đẩy quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là dinh dưỡng từ sữa. 

Như vậy, với những thông tin mà bài viết trên đây đã cung cấp thì vấn đề người tiểu đường uống sữa đậu nành được không đã có câu trả lời rõ ràng. Mặc dù sữa đậu nành cũng mang lại nhiều tác dụng tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường nhưng cũng không nên quá phụ thuộc vào thức uống này mà nên thực hiện 1 lối sống khoa học bằng cách ăn uống, tập luyện thể dục thể thao và áp dụng các phương pháp giảm cân chuẩn y khoa để có được sức khỏe tốt. Trong trường hợp đã áp dụng nhiều cách giảm cân nhưng đều thất bại thì bạn có thể tham khảo phương pháp giảm cân đa trị liệu mới hiện nay. Phương pháp này có tên là tiêu hao năng lượng, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Kết hợp với đó là các bài tập giúp đốt cháy và đào thải mỡ thừa ra bên ngoài. Với liệu pháp tiêu hao năng lượng, bạn sẽ không cần ăn kiêng quá khắt khe mà chỉ cần ăn uống theo thực đơn dinh dưỡng được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn cũng sẽ được thăm khám sức khỏe và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể trước khi bước vào liệu trình. Trong suốt quá trình sẽ có bác sĩ theo sát nên vô cùng an toàn. Chỉ sau 6 tuần đã giúp bạn giảm được cân nặng như mong muốn mà không gây kiệt sức hay mệt mỏi.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Bị tiểu đường ăn khoai mì được không?

Bị tiểu đường ăn khoai mì được không?

Người tiểu đường muốn giảm cân phải làm thế nào?

Người tiểu đường muốn giảm cân phải làm thế nào?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Insulin và Glucagon là gì và liên quan đến thừa cân như thế nào?

Insulin và Glucagon là gì và liên quan đến thừa cân như thế nào?

134

Bài viết hữu ích?