Zalo

Bị tiểu đường uống nước mía được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nước mía là 1 trong số các loại thức uống giải khát tuyệt vời vào những ngày hè nóng bức, tuy vậy đây là loại thức uống chứa rất nhiều đường. Chính vì lý do này, nhiều người thắc mắc rằng bị tiểu đường uống nước mía được không hay uống nước mía có bị tiểu đường không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Người bị tiểu đường uống nước mía được không?

Hiện nay, số người bị tiểu đường ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Tiểu đường là một trong số các bệnh lý để biến chứng và hậu quả nặng nề cho người mắc. Do đó, công tác phòng chống tiểu đường và duy trì sức khỏe cho người bị tiểu đường ở Việt Nam ngày càng được nâng cao.  Người bị tiểu đường thường sẽ có một chế độ ăn có phần khắt khe hơn so với bình thường, ưu tiên duy trì cân nặng và ổn định đường huyết là hai trong nhiều yếu tố đảm bảo sức khỏe của người bị tiểu đường. Bị tiểu đường uống nước mía được không là một trong số các vấn đề được người bị tiểu đường quan tâm.  

Nước mía là một trong số các thức uống có lược đường cao do đó được các nhà khoa học khuyên là chỉ nên uống với lượng vừa phải. Với người bị tiểu đường, nước mía có tải lượng đường huyết cao, do đó, nếu uống thì vẫn ảnh hưởng đến đường huyết, không tốt cho sức khỏe. Như vậy, với câu hỏi người tiểu đường uống nước mía được không thì câu trả lời là “được”. Tuy vậy, đây không phải là loại thức uống nên dùng nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến đường huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Tiểu đường uống nước mía được không là vấn đề được người quan tâm
Tiểu đường uống nước mía được không là vấn đề được người quan tâm

Ngoài thắc mắc bị tiểu đường uống được nước mía không thì việc uống nước mía vào thời điểm nào và uống với lượng bao nhiêu cũng là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Các chuyên gia khuyên bạn nên:

  • Uống nước mía ngay sau khi ép: Nước mía chỉ cần để ngoài không khí 15 phút thì sẽ bị oxy hóa, do đó bạn cần thưởng thức nước mía sau khi được ép ra ly. 
  • Uống với lượng vừa đủ: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 ly nước mía 100ml chứa đến 60 calo, do đó với người tiểu đường chỉ nên uống lượng vừa phải. Ngoài ra, 1ô cốc nước mía 240ml sẽ chứa 27,5 gr carbohydrate, do đó, nếu người bị tiểu đường muốn uống nước mía thì phải cắt bớt lượng tinh bột sử dụng trong ngày để đảm bảo đường huyết không tăng cao. Chỉ nên uống 1-2 cốc nước mía trong tuần.
  • Người bị tiểu đường type 1 và type 2 nên uống nước mía không: Với người bị tiểu đường type 1, cần thận trọng hơn khi dùng nước mía và nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn thưởng thức loại đồ uống này. Với người tiểu đường type 2, có thể dùng nước mía ở mức độ vừa phải nhưng cũng cần cho bác sĩ điều trị biết điều này và nên được tư vấn về hàm lượng nước mía có thể uống. 

2. Uống nước mía có bị tiểu đường không?

Nhiều người có thói quen sử dụng loại thức uống này cũng băn khoăn rằng uống nước mía có bị tiểu đường không? Như đã phân tích ở trên, nước mía có hàm lượng calo tương đối cao trong các loại nước uống giải khát, kèm với đó là lượng glucose phân tán và đi vào máu nên sẽ dễ làm tăng đường huyết nếu bạn thường xuyên uống loại nước này. 

Uống nước mía có bị tiểu đường không, câu trả lời là tùy thuộc vào cách bạn uống
Uống nước mía có bị tiểu đường không, câu trả lời là tùy thuộc vào cách bạn uống

Mặt khác, nước mía cũng có nhiều lợi ích như phục hồi năng lượng, phòng chống ung thư và giúp hạn chế sự nhiễm trùng, hỗ trợ tiêu hóa. Trên thực tế, vào những thời điểm nhiệt độ thời tiết tăng cao khiến lượng calo cơ thể bị đốt cháy nhanh hơn thì mọi người thường có thói quen sử dụng các loại nước giải khát hoặc nước mía để nạp năng lượng nhanh chóng và chống tình trạng tụt đường huyết.  

Uống nước mía có bị tiểu đường không, câu trả lời là tùy thuộc vào cách bạn uống. Thực tế ghi nhận rằng, nước mía dù cung cấp nhiều năng lượng giúp chống tình trạng tụt đường huyết tốt, nhưng nếu bạn thường xuyên uống nước mía (uống 2-3 cốc mỗi ngày) thì sẽ dễ dẫn đến các tình trạng không tốt cho sức khỏe như tăng cân, béo phì hay thậm chí mắc bệnh tiểu đường.  Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai thì uống nước mía có bị tiểu đường không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Trong giai đoạn mang thai thì phụ nữ có chế độ dinh dưỡng gấp 2 - 3 lần bình thường. Do đó, nếu uống nước mía thường xuyên cũng sẽ dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.  

Ngoài nước mía, với các thực phẩm có chứa thành phần carbohydrate cao và nguồn năng lượng cao thì người bị tiểu đường luôn cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Song song với đó, người bị tiểu đường cũng nên có một chế độ tập luyện thể dục thể thao, vận động phù hợp để nâng cao sức khỏe và duy trì cân nặng. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Bị tiểu đường uống sữa đậu nành được không?

Bị tiểu đường uống sữa đậu nành được không?

Bị tiểu đường ăn khoai mì được không?

Bị tiểu đường ăn khoai mì được không?

Người tiểu đường muốn giảm cân phải làm thế nào?

Người tiểu đường muốn giảm cân phải làm thế nào?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

20

Bài viết hữu ích?