Zalo

Insulin và Glucagon là gì và liên quan đến thừa cân như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Insulin và glucagon là hai loại hormone được sản xuất từ tuyến tụy, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức đường huyết của cơ thể. Nếu nồng độ của một hoặc hai hormon này nằm ngoài phạm vi bình thường thì sẽ gây ra sự thay đổi mức đường huyết dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

1. Insulin là gì?

Insulin là gì? Hormone insulin là một loại hormone tự nhiên được sản xuất bởi tuyến tụy giúp cơ thể sử dụng đường để tạo năng lượng. Nếu tuyến tụy không hoạt động bình thường, nó có thể không tạo ra hoặc giải phóng insulin mà bạn cần để kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Insulin có ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể người? Tác dụng của insulin đối với cơ thể được thực hiện qua tác động trực tiếp lên quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein:

  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa tinh bột: Sau khi bạn ăn no thì lượng đường trong máu tăng cao lên. Nếu không vận động tập luyện thường xuyên, glucose sẽ được tích trữ trong cơ thể dưới dạng glycogen. Trường hợp lượng glucose trong máu giảm thì glycogen sẽ đóng vai trò phân ly thành glucose vào máu. Khi cơ thể thiếu hụt hormone insulin thì quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng cho cơ thể sử dụng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến xuất hiện quá trình chuyển hóa lactic - nguyên nhân chính gây ra tình trạng toan máu.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo: Hormone insulin có công dụng trong tổng hợp axit béo từ nguyên liệu glucid, sau đó đưa chúng tới vị trí các mô mỡ. Nếu thiếu hụt insulin trong máu sẽ gây ra tình trạng tăng mỡ máu, có nguy cơ hình thành bệnh xơ vữa động mạch.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa chất đạm: Hormone insulin có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và dự trữ protein đối với các tế bào. Ngoài ra, hormone insulin còn phát huy công dụng trong quá trình chuyển hóa các mô mỡ và gan tạo thành năng lượng, qua đó giúp cơ thể duy trì hoạt động sống bình thường.
 insulin là gì
Insulin là một loại hormone tự nhiên được sản xuất bởi tuyến tụy

2. Glucagon là gì?

Hormon glucagon là một hormon quan trọng được tuyến tụy sản xuất ra khi lượng đường trong máu ở mức thấp. Hormone insulin và glucagon có vai trò đặc biệt trong việc duy trì trạng thái cân bằng của đường huyết, bảo vệ cơ thể và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. Gan lưu trữ glucose đến các tế bào năng lượng trong thời gian lượng đường trong máu thấp. Bằng việc lưu trữ glucose, gan đảm bảo mức đường huyết của cơ thể vẫn ổn định giữa các bữa ăn và trong khi ngủ.

Khi một người có nồng độ đường trong máu thấp thì các tế bào tuyến tụy tiết ra glucagon, kích thích hai quá trình: gluconeogenesis và glycogenolysis. Trong quá trình glycogenolysis, glucagon hướng dẫn gan chuyển đổi glycogen thành glucose, làm cho glucose có sẵn hơn trong máu. Trong quá trình gluconeogenesis, gan tạo ra glucose từ các sản phẩm phụ của các quá trình khác. Gluconeogenesis cũng xảy ra đối với thận và một số cơ quan khác.

Hai hormone insulin và glucagon hoạt động trong một chu kỳ. Glucagon tương tác với gan để tăng lượng đường trong máu, trong khi insulin làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc giúp các tế bào sử dụng glucose.

Sau khi ăn cơm trung bình khoảng 4 đến 6 giờ, lượng đường trong máu sẽ giảm dần. Nguyên nhân là do năng lượng được chúng ta sử dụng đã làm tiêu hao đường gây ra kích hoạt sự sản xuất Glucagon trong tuyến tụy. 

  • Khi nồng độ glucose trong máu giảm quá thấp: Thông thường, tuyến tụy sẽ giải phóng Glucagon khi nồng độ insulin trong máu hoặc nồng độ glucose trong máu giảm quá thấp. Hormon này sẽ giúp gan chuyển hóa lượng Glycogen dự trữ thành glucose, sau đó đưa vào trong máu để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động bình thường. Glucagon làm cho các chất Glycogen có trong gan bị đứt gãy. Ở tình trạng dự trữ, chúng sẽ được chuyển thành Glucose và đưa vào trong máu để hoạt động và sản sinh ra năng lượng. Chính nhờ tác động này của hormon Glucagon mà lượng Glucose trong máu không bao giờ bị giảm xuống mức quá thấp. Ngay cả khi thức ăn và năng lượng sinh ra từ thức ăn đã được sử dụng hết, tế bào vẫn có thể hoạt động bình thường. 
  • Khi nồng độ Glucose trong máu cao: Ngược lại, khi nồng độ Glucose trong máu ở mức quá cao, tuyến tụy được kích thích sẽ tiến hành sản xuất ra insulin. Từ đó, điều chỉnh và làm giảm nồng độ Glucose trong máu về mức cho phép để cân bằng cơ thể.

Chính vì vậy, sự kết hợp của hai loại hormone insulin và glucagon có công dụng trong duy trì mức đường huyết ổn định. 

 insulin là gì
Glucagon là một hormon quan trọng được tuyến tụy sản xuất ra 

3. Mối quan hệ giữa Insulin và Glucagon

Hai loại hormone insulin và glucagon hoạt động đối nghịch nhau để duy trì đường huyết. Như đã đề cập ở trên, hai hormon này có công dụng trong cân bằng lượng đường trong máu, duy trì đường huyết trong giới hạn bình thường. Nếu nồng độ của một trong hai loại hormon insulin và glucagon vượt ra ngoài phạm vi bình thường thì lượng đường trong máu có thể giảm hoặc tăng lên.

Các tiểu đảo Langerhans là đơn vị chức năng của tuyến tụy, bao gồm các tế bào alpha là nơi sản xuất ra hormone glucagon và các tế bào beta là nơi tổng hợp và tiết ra insulin.

Phần lớn các tế bào không thể có khả năng tự hấp thụ glucose từ máu được. Vì vậy, insulin có công dụng cho phép tế bào tiếp nhận glucose.

Khi lượng đường trong máu quá cao, tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn, và ngược lại khi lượng đường trong máu giảm đi thì tuyến tụy sẽ giải phóng nhiều hormon glucagon hơn để đưa đường huyết trở về ngưỡng bình thường.

4. Insulin và Glucagon liên quan đến thừa cân thừa mỡ như thế nào?

Việc điều chỉnh lượng đường trong máu là một cơ chế chuyển hóa của cơ thể người. Việc cơ chế này hoạt động không bình thường có thể gây ra nhiều bệnh lý cụ thể như sau:

  • Tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc Insulin: Đây là dạng ít phổ biến của bệnh tiểu đường. Tiểu đường tuýp 1 là một dạng bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phá hủy các tế bào sản xuất ra insulin trong tụy.
  • Tiểu đường tuýp 2: Đây là một dạng xảy ra khi các tế bào không đáp ứng lại với insulin. Theo thời gian, cơ thể sẽ giảm sản xuất ra insulin và làm cho lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Tiểu đường tuýp 2 có liên quan chặt chẽ với tình trạng thừa cân, thừa mỡ và bệnh béo phì. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được kiểm soát bằng việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống sinh hoạt cũng như thực hiện giảm cân, duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với luyện tập thể dục thể thao.
  • Tiểu đường thai kỳ: trong giai đoạn đang mang thai một số phụ nữ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ thường sẽ khỏi sau khi sinh nở. Tuy nhiên, những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn trong tương lai.
  • Tiền tiểu đường: Nếu bạn bị tiền tiểu đường, cơ thể bạn vẫn có thể sản xuất ra hormone insulin, tuy nhiên không sử dụng hiệu quả. Hậu quả là lượng đường trong máu tăng lên nhưng tăng không đủ cao để được xếp vào tiểu đường tuýp 2. Khi bị tiền tiểu đường thì điều cần làm là thay đổi lối sống, kiểm soát cân nặng, tập luyện thể dục thể thao và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

Việc tăng nguy cơ phát triển tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì. Béo phì gây ra một loạt các thay đổi sinh hóa khác nhau bao gồm kháng insulin và bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra còn các yếu tố khác như căng thẳng kéo dài, quá trình stress oxy hóa, yếu tố di truyền, lão hóa, thiếu oxy và loạn dưỡng mỡ… cũng là những yếu tố trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường loại 2 thông qua việc kháng insulin.

Ở những người béo phì loạn dưỡng mỡ xảy ra khi các mô mỡ giải phóng lượng axit béo dạng không este hóa, các loại hormone, glycerol, cytokine tiền viêm và các yếu tố khác có liên quan đến sự phát triển của kháng insulin- yếu tố sinh lý bệnh của bệnh tiểu đường loại 2. Sự tăng trưởng các mô mỡ quá mức nguyên nhân do tăng lượng chất dinh dưỡng nạp vào và giảm năng lượng tiêu hao được xem là béo phì. Kháng insulin và tăng insulin máu góp phần vào sự phát triển của bệnh béo phì. Khi cơ thể béo phì sẽ lại làm tăng cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường loại 2 thông qua việc kích thích kháng insulin. 

Béo phì là một vấn đề sức khỏe gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng mà chúng ta phải chung sống trọn đời. Vì thế giảm béo là vấn đề cần được thực hiện trong dài hạn. Do đó, bạn cần lưu ý khi lựa chọn một phương pháp giảm béo nhanh hay hiệu quả mà đảm bảo an toàn. 

Liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng hiện là phương pháp sử dụng một số loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với công dụng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể người. Trước khi thực hiện liệu pháp bạn sẽ được đánh giá sức khỏe cá nhân và thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản cũng như đánh giá chỉ số khối cơ thể ( BMI). Điểm đặc biệt của liệu pháp này là luôn có bác sĩ đồng hành theo sát cả quá trình thực hiện sao cho phù hợp với thể trạng của từng người cũng như đảm bảo quá trình giảm cân diễn ra được an toàn và hiệu quả nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Béo phì, kháng insulin, tiểu đường và sức khỏe tâm thần

Béo phì, kháng insulin, tiểu đường và sức khỏe tâm thần

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Quản lý cân nặng ở người tiểu đường thế nào để tránh hậu quả?

Quản lý cân nặng ở người tiểu đường thế nào để tránh hậu quả?

Đại dịch béo phì và tiểu đường trên thế giới

Đại dịch béo phì và tiểu đường trên thế giới

44

Bài viết hữu ích?