Zalo

Đại dịch béo phì và tiểu đường trên thế giới

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì và tiểu đường là những bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng, đặc biệt là căn bệnh này còn có tính di truyền. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc về tỉ lệ béo phì và bệnh tiểu đường ở nước ta như thế nào hay chưa?

1.Tỷ lệ béo phì tăng cao do nguyên nhân nào?

Thừa cân béo phì đã được công nhận là một căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng khó lường. Theo định nghĩa, bệnh béo phì có thể gây ra suy giảm sức khỏe do giảm trao đổi chất và rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, chất béo tích tụ lâu ngày sẽ tràn vào các cơ quan nội tạng gây ảnh hưởng đến toàn cơ thể.

Tỉ lệ béo phì tăng khá nhanh ở các nước phát triển. Nguyên nhân là do chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên và độ tuổi trưởng thành. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hầu hết có các thói quen kém lành mạnh như:

  • Thức khuya
  • Thường xuyên căng thẳng
  • Sử dụng nhiều đồ ngọt
  • Ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến qua dầu mỡ 
Tỉ lệ béo phì tăng khá nhanh ở các nước phát triển

2. Bệnh tiểu đường là căn bệnh chuyển hóa nguy hiểm

Tiểu đường là một biến chứng của béo phì. Có hai loại tiểu đường chính là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Ngoài ra, ở phụ nữ mang thai tình trạng tăng cân nhanh cũng có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

  • Tiểu đường loại 1

Tiểu đường loại 1 thường gây ra tình trạng mệt mỏi, thèm ăn, buồn tiểu , khát nước, khô miệng và ngứa trên da. Biểu hiện của tiểu đường loại 1 có thể phát hiện sớm sau vài ngày hay vài tuần. Các biểu hiện khá rõ ràng có thể quan sát và phát hiện được. 

Một số trường hợp khi mắc tiểu đường loại 1 có thể bị sụt cân hay giảm thị lực. Thông thường sụt cân khi mắc tiểu đường sẽ diễn ra nhanh chóng thậm chí khi ăn nhiều mà không tăng cân cũng có thể là báo hiệu cơ thể đang đối diện với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1.

  • Tiểu đường loại 2

Tiểu đường loại 2 phổ biến hơn tiểu đường loại 1 nhưng lại âm thầm và khó phát hiện nếu không thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Thông thường chỉ số glucose máu được dùng làm căn cứ đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường loại 2. Các dấu hiệu khi mắc tiểu đường loại 2 nên lưu ý:

  • Nhiễm trùng do nấm men: nấm men có thể sinh sôi phát triển ở mọi đối tượng. Khi cơ thể tăng glucose cao nấm men sẽ sử dụng glucose làm thức ăn và sinh sôi phát triển. Điều này gây ra nhiễm trùng cơ thể. Nếu ở các vị trí nếp gấp hay vị trí ít chú ý ngứa ngáy hoặc xuất hiện nấm nên kiểm tra điều trị kịp thời
  • Viêm loét miệng vết thương hở: bệnh tiểu đường loại 2 có ảnh hưởng đến các tế bào máu đặc biệt là tiểu cầu. Khi cơ thể mắc phải tiểu đường loại 2 khả năng làm lành vết thương sẽ chậm dần. Do đó, khả năng chữa lành vết thương hở của bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 khá thấp.

Ngoài ra, biến chứng của tiểu đường loại 2 khá nguy hiểm. Một bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 sẽ tăng khả năng kháng insulin và rối loạn chuyển hóa dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, gout, …

  • Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện khi phụ nữ tăng cân nhanh trong giai đoạn mang thai ở những tuần cuối. Thông thường tuần thứ 28 các thai phụ sẽ được làm kiểm tra chỉ số công thức máu để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có thể điều trị và kiểm soát sớm. Tuy nhiên nếu không hạn chế tăng cân nhanh trong thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả sản phụ lẫn thai nhi. Do đó, bạn cần phòng tránh tiểu đường thai kỳ từ sớm để giảm thiểu biến chứng về sau.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh chuyển hóa nguy hiểm

3. Tỷ lệ bệnh tiểu đường và tỉ lệ béo phì ở Việt Nam, trên thế giới

Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tỉ lệ béo phì ở Việt Nam đang không ngừng tăng nhanh. Theo thống kê, các thành phố lớn, trung tâm kinh tế là điểm có bệnh nhân béo phì và tiểu đường tăng cao. Các con số hàng năm cho thấy gần 20% bệnh nhân mắc béo phì và tiểu đường  ở Việt Nam nằm trong khu vực Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Trong đó lứa tuổi 5 - 19 là độ tuổi có tỉ lệ béo phì cao và không ngừng tăng nhanh. Để làm rõ hơn tỷ lệ béo phì ở Việt Nam, các nghiên cứu đã phân tích theo 3 khu vực: thành thị, nông thôn và miền núi. Các kết quả thu được đã minh chứng rằng thành thị có nguy cơ béo phì và tiểu đường cao hơn.

Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và tỉ lệ béo phì ở Việt Nam có nguy cơ tăng cao trong các năm tới một phần do thói quen sinh hoạt, nhưng điều đáng lo ngại là yếu tố di truyền qua nhiều đời. Các phát hiện cho thấy người từng mắc bệnh béo phì nếu không điều trị sẽ dẫn đến con cái có nguy cơ cao mắc lại bệnh này. Tiểu đường loại 2 cũng tương tự, do đó các bệnh nhi thường được làm kiểm tra sớm để có kế hoạch phòng chống béo phì từ sớm.

Theo trung tâm phòng ngừa bệnh dịch cho thấy tỷ lệ béo phì ở phụ nữ da trắng là 32% trong khi đó da đen lại chiếm 53%. Tùy và mức độ phát triển mỗi quốc gia con số có thể tiếp tục thay đổi. Tuy nhiên phụ nữ có BMI trên 30 sẽ tăng tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Đại dịch tiểu đường và béo phì trên thế giới đã là vấn đề nóng được tổ chức y tế quan tâm. Do ảnh hưởng từ đời sống và công việc mà con người không thể đảm bảo dinh dưỡng cùng chế độ sống lành mạnh dẫn đến di truyền béo phì và tiểu đường liên tục gia tăng. Do vậy cần tìm ra giải pháp để giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh các mọi người dân.

4. Phòng tránh nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường

Mặc dù béo phì và tiểu đường trở thành đại dịch toàn cầu và liên tục tăng số ca mắc mỗi năm nhưng phòng tránh có thể hạn chế nguy cơ phát triển của bệnh. Do đó, cần lưu ý một số biện pháp phòng tránh như:

  • Sử dụng thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh với cơ thể
  • Vận động kết hợp làm việc hiệu quả
  • Thư giãn và nghỉ ngơi phù hợp
  • Thường xuyên kiểm tra chăm sóc sức khỏe cá nhân
  • Dùng thuốc điều trị hoặc kiểm soát bệnh đặc biệt là bệnh nhân có nguy cơ di truyền

Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và béo phì ở Việt Nam hay trên thế giới đều liên tục tăng nhanh do nhiều yếu tố. Bản thân mỗi người nên chủ động bảo vệ bản thân trước những căn bệnh nguy hiểm như vậy. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thông tin từ các chuyên gia y tế để phòng tránh và điều trị bệnh sớm giúp ngăn chặn biến chứng. 

Béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng tạo ra ảnh hưởng làm giảm chất lượng cuộc sống. Hiện nay, một cách giảm cân mới mang tên liệu pháp tiêu hao năng lượng đang được nhiều người ưa chuộng lựa chọn sử dụng. Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc truyền các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể tác dụng nhằm tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên đối với người sử dụng. 

Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng người sử dụng dịch vụ sẽ cần đánh giá sức khỏe tổng thể sau đó là đo chỉ số cơ thể BMI và bác sĩ sẽ lên phác đồ giảm cân một cách cụ thể. Bác sĩ điều trị sẽ luôn đồng hành trong cả quá trình thực hiện liệu pháp đồng thời lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với chế độ luyện tập cũng như vận động điều độ để có công dụng giảm cân đảm bảo tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Béo phì, kháng insulin, tiểu đường và sức khỏe tâm thần

Béo phì, kháng insulin, tiểu đường và sức khỏe tâm thần

Quản lý cân nặng ở người tiểu đường thế nào để tránh hậu quả?

Quản lý cân nặng ở người tiểu đường thế nào để tránh hậu quả?

Vòng luẩn quẩn của trầm cảm và béo phì

Vòng luẩn quẩn của trầm cảm và béo phì

Insulin và Glucagon là gì và liên quan đến thừa cân như thế nào?

Insulin và Glucagon là gì và liên quan đến thừa cân như thế nào?

11

Bài viết hữu ích?