Zalo

Vòng luẩn quẩn của trầm cảm và béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chưa có nghiên cứu chỉ rõ ràng béo phì gây trầm cảm hoặc ngược lại, tuy nhiên các chuyên gia đề nhấn mạnh sự xảy đồng thời và tác động qua lại của cả hai yếu tố này. Bệnh nhân mắc bệnh béo phì nếu không tuân thủ được chế độ luyện tập để giảm cân thì có nguy cơ dẫn đến triệu chứng tăng cân do trầm cảm. Còn trầm cảm là tình trạng stress, thất vọng, lo âu ở những người béo phì do tự ti về ngoại hình và có thể bị cộng đồng xa lánh. Như vậy, cả béo phì và trầm cảm đều gây ra một vòng luẩn quẩn và người bệnh khó có thể thoát ra được trạng thái này.

1. Vòng luẩn quẩn của trầm cảm và béo phì diễn ra như thế nào?

Béo phì và trầm cảm được coi là những vấn đề sức khỏe khét tiếng, không chỉ vì mức độ phổ biến mà tỷ lệ tỷ vong do cả hai bệnh lý này khá cao. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới năm 2014, ước tính có khoảng hơn 600 triệu người mắc béo phì và mỗi năm có khoảng 2,6 triệu người tử vong. Khi nói đến trầm cả, những con số này còn đáng báo động hơn. Có khoảng 350 triệu người trên thế giới gặp tình trạng trầm cảm và nó cũng chính là nguyên nhân gây tàn tật và bệnh tật trên toàn cầu. Ngoài ra, trầm cảm cũng chính là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong sớm nhiều, chủ yếu do đối tượng tự sát. 

Trầm cảm gây béo phì như thế nào? Mối liên quan giữa hai thành tố này đã được nghiên cứu nhiều lần trong các tài liệu khoa học. Kết quả thu được chủ yếu do cả hai đều có tỷ lệ mắc bệnh tăng cao và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Mối quan hệ giữa trầm cảm và béo phì cũng chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiền cứu cũng tiết lộ những phát hiện không nhất quán trong trình tự khởi phát trầm cảm và béo phì. Sự khác biệt này do khá nhiều yếu tố quyết định như thời gian theo dõi, phương pháp thực hiện. Trong một nghiên cứu thực hiện ở phụ nữ vị thành niên có tình trạng béo phì kết quả cho thấy, dự đoán tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm khá nặng (tăng gấp 4 lần). Tuy nhiên, nguy cơ này lại không đáng kể ở những đối tượng là nam giới. Hay trong một nghiên cứu tổng hợp của 8 nghiên cứu theo chiều dọc cho biết có mối liên quan hai chiều giữa trầm cảm và béo phì. Vậy thực sự có phải trầm cảm làm tăng cân nhanh hay không? Nghiên cứu này xác định những người mắc bệnh béo phì có nguy cơ tăng 55% mắc bệnh trầm cảm theo thời gian và những người trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh béo phì khoảng 58%.

Hiện nay mối liên quan giữa béo phì và đáp ứng điều trị chống trầm cảm đã được thực hiện khá nhiều ở các thử nghiệm lâm sàng. Các nghiên cứu này cho thấy phản ứng với flouxetine ở người bệnh sau khi được chẩn đoán mắc trầm cảm không thuyên giảm triệu chứng có chỉ số khối cơ thể cao hơn so với trước khi bắt đầu điều trị. Hay một nghiên cứu khác về mối liên quan của béo phì, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực cho thấy những người từng mắc bệnh béo phì cũng từng trải qua giai đoạn trầm cảm và có nhiều khả năng bị rối loạn lưỡng cực trong tương lai. 

Béo phì và trầm cảm có thể xảy đồng thời và tác động qua lại

2. Trầm cảm tác động đến thói quen ăn cũng như thế nào để gây ra tình trạng béo phì?

Trầm cảm sẽ khiến cho thói quen sinh hoạt, đặc biệt là thói quen ăn uống của người bệnh thay đổi khác hẳn so với thời gian trước đó. Và điều đó liệu có giải thích được có phải trầm cảm làm tăng cân quá nhanh hay không. 

  • Những người bệnh trầm cảm thường có trạng thái ăn quá nhiều: Điều này giúp cho bệnh nhân cải thiện hoặc tránh được các cảm giác tiêu cực mà họ đang gặp phải trong công việc cũng như trong cuộc sống chẳng hạn như buồn bã, xấu hổ,... Nhiều người còn thích sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bộ khá phong phú hoặc sử dụng các thực phẩm có tinh bột tinh chế như bánh, kem, keo…đặc biệt khi có triệu chứng của trầm cảm. Lý do có thể giải thích điều này chính là hàm lượng tinh bột trong thực phẩm giúp làm tăng hàm lượng serotonin có trong não giúp cho tâm trạng được tốt hơn. Trong một thời gian ngắn khi sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa đường và chất béo, khi đó sẽ khiến cho người bị trầm cảm thấy bình tĩnh hơn. Tuy nhiên về lâu dài thì chế độ ăn uống thoải mái đặc biệt với các loại thực phẩm nhiều đường, và tinh bột có thể dẫn tới cân nặng tăng lên và rơi vào trạng thái không kiểm soát được. Hơn nữa, điều này cũng tăng cao nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, …
  • Ăn bất cứ thứ gì có sẵn:  Mua sắm và chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh có vẻ khó khăn khi chúng ta cảm thấy chán nản, mất tinh thần và thiếu năng lượng. Kết quả là chúng ta có thể tiếp cận với các loại thực phẩm tiện lợi, đồ ăn nhanh nhưng không mấy bổ dưỡng và không có sự đa dạng trong chế độ ăn. Những người bị trầm cảm thường ăn đồ ăn nhanh hoặc bất cứ thứ gì họ có, chẳng hạn như hộp bánh quy, bánh ngọt… Những bệnh nhân trầm cảm cũng dễ dàng bị mê mẩn khi ăn cùng một loại thực phẩm mọi lúc. Họ dường như không muốn thử bất cứ thứ gì khác biệt. Những người trầm cảm thường gặp khó khăn với sự tập trung, trí nhớ và đưa ra quyết định. Điều này có thể làm cho các công việc đơn giản có vẻ như quá sức với họ. Vì vậy, bệnh nhân trầm cảm có thể ăn một bát ngũ cốc cùng loại trong cả bữa trong ngày.

Dấu hiệu người bệnh trầm cảm ăn quá nhiều

Một trong những dấu hiệu của việc ăn nhiều khi bị trầm cảm là bắt buộc ăn nhiều hơn mức cần thiết trong khi không bao giờ họ cảm thấy hài lòng. Điều này đặc biệt đúng nếu bệnh nhân đang ăn để giải tỏa cảm xúc, trái ngược với việc ăn vì đói.

Các dấu hiệu của vấn đề ăn nhiều khi bị trầm cảm như:

  • Ăn nhiều lần và nhanh chóng.
  • Ăn ngay cả khi no.
  • Không bao giờ cảm thấy hài lòng.
  • Cảm thấy tê liệt, cảm xúc xa cách hoặc thờ ơ.
  • Cảm thấy tội lỗi, chán nản hoặc chán ghét sau khi ăn quá nhiều.

Như vậy tình trạng ăn nhiều do trầm cảm là một cách để người bệnh cải thiện hoặc trốn tránh những cảm giác tiêu cực đang gặp phải. Tình trạng này không tốt cho sức khỏe của người bệnh, cần kết hợp điều trị trầm cảm và thay đổi chế độ ăn phù hợp.

Trầm cảm sẽ khiến cho thói quen ăn uống của người bệnh thay đổi khác hẳn so với thời gian trước đó

3. Giải pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn của trầm cảm và béo phì

Đối với những bệnh nhân béo phì thì giảm cân là chìa khóa để phá vỡ vòng xoắn bệnh lý. Các dấu hiệu trầm cảm sẽ có những chuyển biến tích cực trong điều trị, nhiều bệnh nhân đã nhận thấy hiệu quả khi thực hiện các phương pháp giảm cân như: thay đổi chế độ ăn, tập luyện thể dục thể thao, phẫu thuật giảm cân…

Người bị trầm cảm cần trao đổi với bác sĩ về sự thay đổi cân nặng hoặc sự thèm ăn của mình. Điều trị trầm cảm thường bao gồm liệu pháp tâm lý, thuốc phòng chống hoặc kết hợp cả hai.

Sau khi bệnh nhân cảm thấy tốt hơn và việc điều trị bắt đầu, khi đó họ có thể lựa chọn thực phẩm để thay đổi chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Bạn nên tới gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống khoa học

Khi tình trạng trầm cảm bắt đầu cải thiện, một số việc làm sau có thể giúp bạn tránh những tác động của bệnh trầm cảm với chế độ ăn:

  • Làm dịu các giác quan: Người bệnh có thể tìm cách khác để an ủi cơ thể ngoài việc sử dụng thức ăn. Chẳng hạn như tắm nước ấm, quấn mình trong chăn mềm hoặc nhấm nháp trà nóng,…
  • Điều chỉnh cơn đói: Khi người bệnh nghĩ rằng mình cảm thấy đói, cần dừng lại và tự hỏi xem mình có thực đói hay đang cảm thấy một điều gì khác? Khi đó họ có thể nhận thấy rằng những gì họ đang thực sự khao khát không phải là một món ăn mà cần nói chuyện với một người bạn hoặc một người thân.
  • Chế độ ăn uống đa dạng: Thiếu hụt dinh dưỡng có thể làm cho tình trạng trầm cảm nặng hơn. Chính vì vậy, việc tập trung vào việc ăn nhiều loại thực phẩm, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, thịt và các sản phẩm từ sữa ít béo. Người bị trầm cảm có thể cân nhắc việc gặp một chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra các kế hoạch cho các bữa ăn đơn giản, cân bằng.
  • Tăng cường năng lượng: Tham gia các hoạt động cung cấp năng lượng như đi dạo, nghe nhạc, chơi với thú nuôi. Khi người bệnh làm những việc này sẽ giúp cải thiện tâm trạng, họ sẽ ăn ít hơn và đưa ra những lựa chọn thực phẩm tốt hơn.

Bệnh trầm cảm và bệnh béo phì có mối quan hệ mật thiết, sự tác động của 2 căn bệnh này sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm nên bạn cần hiểu mối quan hệ và tìm cách để phá vỡ chúng.

Thực tế, béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng tạo ra ảnh hưởng làm giảm chất lượng cuộc sống. Hiện nay, một cách giảm cân mới mang tên liệu pháp tiêu hao năng lượng đang được nhiều người ưa chuộng lựa chọn sử dụng. Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc truyền các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể tác dụng nhằm tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên đối với người sử dụng. 

Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng người sử dụng dịch vụ sẽ cần đánh giá sức khỏe tổng thể sau đó là đo chỉ số cơ thể BMI và bác sĩ sẽ lên phác đồ giảm cân một cách cụ thể. Bác sĩ điều trị sẽ luôn đồng hành trong cả quá trình thực hiện liệu pháp đồng thời lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với chế độ luyện tập cũng như vận động điều độ để có công dụng giảm cân đảm bảo tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Béo phì, kháng insulin, tiểu đường và sức khỏe tâm thần

Béo phì, kháng insulin, tiểu đường và sức khỏe tâm thần

Quản lý cân nặng ở người tiểu đường thế nào để tránh hậu quả?

Quản lý cân nặng ở người tiểu đường thế nào để tránh hậu quả?

Đại dịch béo phì và tiểu đường trên thế giới

Đại dịch béo phì và tiểu đường trên thế giới

Insulin và Glucagon là gì và liên quan đến thừa cân như thế nào?

Insulin và Glucagon là gì và liên quan đến thừa cân như thế nào?

18

Bài viết hữu ích?