Trước khi trả lời cho câu hỏi làm sao để giảm đề kháng insulin hay giảm cân để giảm đề kháng insulin có thật sự hiệu quả hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đề kháng Insulin là gì ?
Khi một người tiêu thụ thức ăn, cơ thể sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng từ những thực phẩm đó, trong đó hầu như lúc nào cũng có carbohydrate. Trong quá trình tiêu hóa, cơ thể chúng ta sẽ chuyển đổi carbs thành glucose hoặc còn gọi là đường, sau đó glucose sẽ đi vào các tế bào của cơ thể để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của chúng. Insulin là một loại hormone được sản xuất từ tuyến tụy, nó cho phép đường trong máu đi vào các tế bào của cơ thể.
Khi một người bị đề kháng insulin, các tế bào của họ dường như ngừng phản ứng với insulin theo cách thông thường. Sự mất nhạy cảm với insulin này đồng nghĩa với việc các tế bào bắt đầu mất khả năng hấp thụ glucose. Để thích ứng với điều này, tuyến tụy tăng cường sản xuất insulin để glucose có thể tiếp tục đi vào tế bào. Ban đầu thì điều này sẽ giúp ích trong việc ổn định đường huyết, các tế bào sẽ có năng lượng và lượng đường trong máu sẽ không tăng. Tuy nhiên về sau, khi lượng Insulin trong máu tăng cao liên tục kèm theo các cơ chế gây viêm khiến tế bào dần trở nên giảm nhạy cảm với Insulin và hệ quả cuối cùng là hình thành đề kháng Insulin. Lúc này, lượng đường trong máu của bạn sẽ luôn ở mức cao.
Hiện nay, các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng đề kháng Insulin, một trong số đó phải kể đến là tình trạng thừa cân béo phì. Có thể nói, cân nặng và mỡ dư thừa trong cơ thể có thể trực tiếp góp phần vào cơ chế bệnh sinh của tình trạng đề kháng Insulin. Ngược lại, ở những người bình thường, việc giảm nhạy cảm với Insulin hay đề kháng Insulin cũng góp phần vào việc làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì. Do vậy nếu ai đó hỏi giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường hay đề kháng Insulin có thể giúp cải thiện được tình hình hay không thì câu trả lời là Có.
Trong một vài nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các can thiệp lối sống liên quan đến giảm cân và tập thể dục cải thiện rõ ràng độ nhạy insulin ở những người béo phì, hay nói các khác việc giảm cân có thể giúp cải thiện tình trạng đề kháng Insulin, tuy nhiên cơ chế của tác dụng này vẫn chưa được hiểu rõ.
Một số tác giả cho rằng, giảm cân để giảm đề kháng insulin dựa trên cơ chế giảm huy động và hấp thu axit béo toàn thân sau khi giảm cân. Ngoài ra, các báo cáo cũng nhận định rằng khả năng oxy hóa axit béo được cải thiện sau khi luyện tập thể dục là không đủ để ngăn ngừa tình trạng kháng insulin, thay vào đó việc kết hợp giữa giảm cân và luyện tập thể dục, hay thậm chí là giảm cân đơn thuần cho thấy hiệu quả cải thiện độ nhạy cảm với Insulin cao hơn. Bên cạnh đó, một số tác giả khác cũng chỉ ra rằng độ nhạy insulin được cải thiện sau khi giảm cân một phần có thể là do giảm phản ứng tiền viêm hay căng thẳng ở cơ xương.
Trong một vài nghiên cứu trải dài từ năm 1999 đến 2002, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng việc giảm 30% axit béo sau khi giảm cân, bất kể người tham gia có tăng cường luyện tập thể dục hay không, đều có thể giúp cải thiện > 60% độ nhạy insulin.
Một điều thú vị là những phương pháp giảm cân nhưng có tác động đến việc giảm huy động axit béo như việc hút mỡ, lại không giúp cải thiện tình trạng đề kháng Insulin. Một nghiên cứu vào 2004 đã báo cáo rằng hút mỡ quy mô lớn dẫn đến việc loại bỏ một lượng đáng kể mỡ cơ thể (tức là khoảng 10 kg mỡ cơ thể) không làm giảm sự huy động axit béo và độ nhạy insulin không được cải thiện. Lý do tại sao điều trị hút mỡ không làm giảm huy động axit béo là không rõ ràng, nhưng có thể là do việc loại bỏ các tế bào mỡ bằng quy trình hút mỡ có thể làm giảm khả năng cô lập axit béo của cơ thể.
Đề kháng Insulin là một tình trạng giảm khả năng dung nạp đường của tế bào, đây cũng là một vấn đề có liên quan mật thiết đến bệnh lý đái tháo đường, vì thế các phương pháp giúp thuyên giảm bệnh đái tháo đường cũng được áp dụng tương tự đối với đề kháng Insulin. Nói các khác việc giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường hay giảm cân ở bệnh nhân đề kháng Insulin đều giúp cải thiện 2 tình trạng bệnh lý này rất tốt. Một nghiên cứu đã chỉ rằng chỉ cần giảm 5 – 7 % trọng lượng là đủ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chỉ cần giảm 5 % trọng lượng cơ thể có thể cải thiện tình trạng kháng insulin và có thể làm giảm hoặc chấm dứt nhu cầu sử dụng insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác của bạn.
Vậy làm sao để giảm đề kháng insulin? Như đã nói ở trên, hầu hết mọi phương pháp giúp bạn giảm cân đều có tác dụng lên việc giảm tình trạng đề kháng Insulin. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
Đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh không chỉ giúp bạn kiểm soát tình trạng đề kháng Insulin mà nó còn tốt cho sức khỏe chung của bạn và giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn cần giảm cân an toàn và hiệu quả, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn, họ có thể tư vấn cho bạn về phạm vi cân nặng cần giảm hợp lý và giúp bạn tìm ra một kế hoạch giảm cân giúp bạn giảm được số cân nặng như mong muốn.
Để quản trị cân nặng hiệu quả, giúp nâng cao sức khỏe thì bạn có thể tham khảo sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Đây là một kỹ thuật giảm cân đa trị liệu, tác động trực tiếp đến cấp độ tế bào và được đánh giá cao về hiệu quả.
Với liệu trình chỉ trong 8 giờ và tổng thời gian thực hiện trong 6 tuần, phương pháp này sẽ truyền vào cơ thể của bạn các loại vitamin và khoáng chất như Vitamin C, B-complex, và khoáng chất Vàng Selen. Nhờ đó, quá trình trao đổi chất sẽ được thúc đẩy và quá trình chuyển hóa cũng tăng lên. Bạn sẽ có thể giữ được sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng mà vẫn giảm mỡ máu, mỡ nội tạng và mỡ dưới da. Kết quả là bạn sẽ sở hữu một cơ thể thon gọn và săn chắc như mong muốn.
42
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
42
Bài viết hữu ích?