Trước khi tìm cách giảm cân ở người bị tiểu đường, người bệnh cần hiểu được nguyên nhân dẫn đến cân nặng tăng sau khi mắc chứng bệnh này. Tiểu đường là 1 căn bệnh do rối loạn chuyển hóa gây ra chỉ số đường huyết tăng cao. Từ đó insulin cơ thể tiết ra không ổn định và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa dinh dưỡng. Người tiểu đường khi chưa phát hiện có thói quen ăn uống không tốt sẽ dẫn đến tăng cân do thực phẩm không được chuyển hóa và chuyển thành năng lượng dư thừa. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác làm cho bệnh tiểu đường tăng cân nguy cơ cao hơn chính là thuốc điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường do không đủ lượng insulin để chuyển hóa thực phẩm nạp vào khiến gây ra bệnh. Để cải thiện bệnh các loại thuốc tiểu đường sẽ tăng sản sinh ra insulin và giảm lượng đường huyết. Tuy nhiên, do phản ứng phụ mà đường huyết giảm nhanh chóng dẫn đến người bệnh tiểu đường thường có cảm giác đói thèm ăn nên tình trạng bệnh nhân tăng cân sẽ có nguy cơ vì ăn nhiều sau khi có cảm giác thèm ăn. Bên cạnh phản ứng trực tiếp thì thuốc trị tiểu đường cũng gián tiếp gây tăng cân nếu dùng không đúng cách. Người bệnh thường được khuyên dùng thuốc theo đơn kê đúng liều mà bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, quá trình dùng thuốc không hề đơn giản làm cho nhiều bệnh nhân nản và bỏ thuốc giữa chừng mà không báo với bác sĩ điều trị. Trường hợp bỏ thuốc đột ngột có thể gây rối loạn chuyển hóa cơ thể và giảm công dụng thuốc ở các lần điều trị sau cho bệnh nhân. Thêm vào đó, khi ngưng sử dụng thuốc quá lâu cơ thể sẽ biến đổi dẫn đến biến chứng tiểu đường vô cùng nguy hiểm. Ngoài yếu tố khách quan gây tăng cân cho bệnh nhân tiểu đường thì thuốc điều trị nên được lưu ý khi sử dụng. Trong khoảng tháng đầu tiên dùng thuốc việc tăng cân có thể diễn ra và thường sẽ kéo dài đến 6 tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề nằm ở phần thuốc còn thói quen sinh hoạt, luyện tập thể thao và chế độ dinh dưỡng của người bệnh cũng đồng thời tác động gây tăng cân bất ngờ. Nhìn chung, nguy cơ tăng cân ở bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc và cơ địa và các điều trị của mỗi người. Trong trường hợp người tiểu đường muốn giảm cân nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và tham khảo tư vấn từ bác sĩ để được hướng dẫn điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn.
Tiểu đường xuất hiện ở hầu hết lứa tuổi và mọi đối tượng. Giảm cân khi mắc tiểu đường type 2 thường áp dụng cho nhóm đối tượng từ tuổi trưởng thành đến cao tuổi. Các trường hợp như trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai sẽ được phân loại khác và có phương pháp giải quyết phù hợp hơn là giảm cân. Vậy tiểu đường type 2 giảm cân như thế nào hiệu quả và an toàn cho sức khỏe? Câu trả lời chính là:
Một chiếc bát đầy là cảm giác mà mắt người bệnh cảm nhận được. Thực tế, khi ăn hầu hết mọi người sẽ bỏ qua kích thước thực của chiếc bát mà chỉ cảm nhận là đầy hay vơi. Do đó, những vật đựng thực phẩm kích thước nhỏ sẽ giảm lượng thức ăn thực tế mà cơ thể nhận vào. Từ đó, một thói quen ăn ít được hình thành. Tuy nhiên cơ thể vẫn nhận đủ dinh dưỡng. Điểm khác biệt duy nhất chính là lượng thức ăn theo cảm nhận là đủ. Người ăn sẽ không còn đói con mắt dẫn đến thèm ăn và muốn ăn thêm.
Nước là đồ uống cần thiết hàng ngày và tốt cho hoạt động cơ thể. Khi mất nước cơ thể sẽ đối mặt với nhiều mối nguy. Đồng thời nước không chứa năng lượng nên được sử dụng lấp đầy dạ dày giảm cân khá hiệu quả. Uống nước giảm cân được thực hiện khá phổ biến và rộng rãi. Đặc biệt là giảm cân khi mắc tiểu đường type 2, uống nước sẽ giúp cơ thể sinh ra cảm giác no và giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể trước khi ăn một bữa chính. Đồng thời nước làm cân bằng môi trường giúp sự chuyển hóa dinh dưỡng diễn ra tốt hơn.
Thói quen ghi chép hay lập thực đơn là một kế hoạch xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt. Người tiểu đường muốn giảm cân nên áp dụng phương pháp này để có thể tính toán năng lượng và dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể. Trường hợp ăn uống có kế hoạch sẽ dễ dàng kiểm soát đánh giá năng lượng và nhu cầu thực tế của cơ thể. Thêm vào đó, cơ thể sẽ hạn chế tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng hay bị dư thừa năng lượng trong quá trình ăn uống.
Mỡ bụng sinh ra do điều kiện làm việc và cuộc sống thường xuyên ngồi yên một chỗ. Tăng cân với người bệnh tiểu đường cũng là một phần do thói quen ngại di chuyển. Cơ thể sẽ tích tụ mỡ thừa do năng lượng không được tiêu hao và gây ra tình trạng béo phì. Việc di chuyển nên được kết hợp thường xuyên trong 1 ngày. Giảm cân ở người bị tiểu đường cũng nên áp dụng phương pháp di chuyển thường xuyên để thúc đẩy chuyển hóa và thiêu đốt năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra vận động cũng giúp cơ khớp khỏe mạnh phòng ngừa biến chứng về xương khớp mà tiểu đường gây ra.
Vừa ăn vừa coi điện thoại vừa ăn vừa xem tivi có lẽ là một thói quen phổ biến. Có nhiều lý do khiến con người thường sử dụng thiết bị nghe nhìn nhiều hơn vào bữa cơm. Đặc biệt là người trưởng thành và cao tuổi. Tuy nhiên, thói quen xấu này thường khiến cảm giác no bị đánh tráo. Người tiểu đường muốn giảm cân không nên tiếp tục thói quen xem điện thoại hay tivi khi đang ăn. Hãy tập trung vào bữa ăn và nhai kỹ để cơ thể cảm nhận thấy no và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Sau bữa ăn cơ thể sẽ cần một thời gian nghỉ ngắn để thức ăn có thể di chuyển đến dạ dày. Sau đó, nên đi dạo để giúp cho năng lượng được thiêu đốt tránh dư thừa năng lượng sau ăn. Mỗi bữa ăn nên dành ra khoảng 10 phút đi bộ để thúc đẩy cơ thể chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Nhịn ăn là phương pháp giảm cân phản khoa học và không được khuyến khích để tránh những ảnh hưởng đánh tiếc cho sức khỏe người giảm cân. Giảm cân khi mắc mắc tiểu đường type 2 không nên nhịn ăn vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể người bệnh. Trên đây là một số chia sẻ tiểu đường type 2 giảm cân thế nào? Với bệnh nhân tiểu đường khi có sự thay đổi trong sinh hoạt hay thực đơn nên tham khảo trước với bác sĩ. Bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để đưa ra những giải pháp điều trị bệnh tốt nhất cho bản thân. Đồng thời, người bệnh cũng cần có biện pháp giảm cân phù hợp để quản trị cân nặng hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng do thừa cân, béo phì gây ra. Trong trường hợp đã áp dụng nhiều cách giảm cân nhưng đều thất bại thì bạn có thể tham khảo phương pháp giảm cân đa trị liệu mới hiện nay. Phương pháp này có tên là tiêu hao năng lượng, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Kết hợp với đó là các bài tập giúp đốt cháy và đào thải mỡ thừa ra bên ngoài. Với liệu pháp tiêu hao năng lượng, bạn sẽ không cần ăn kiêng quá khắt khe mà chỉ cần ăn uống theo thực đơn dinh dưỡng được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn cũng sẽ được thăm khám sức khỏe và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể trước khi bước vào liệu trình. Trong suốt quá trình sẽ có bác sĩ theo sát nên vô cùng an toàn. Chỉ sau 6 tuần đã giúp bạn giảm được cân nặng như mong muốn mà không gây kiệt sức hay mệt mỏi.
24
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
24
Bài viết hữu ích?