Zalo

Chỉ số xét nghiệm mỡ máu người thừa cân béo phì ở ngưỡng nào thì đáng lo?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Lipid máu hay “mỡ máu” là thành phần quan trọng của cơ thể, trong đó quan trọng nhất là cholesterol. Các chỉ số xét nghiệm mỡ máu là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán được các vấn đề sức khỏe liên quan. Vậy chỉ số xét nghiệm mỡ máu người thừa cân béo phì ở ngưỡng nào thì đáng lo?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Vai trò của việc xét nghiệm mỡ máu

Mỡ máu ở mức cao là một nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Theo khuyến cáo của Hiệp Hội tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội mỡ máu quốc gia Hoa Kỳ, người trưởng thành ở độ tuổi trên 20 tuổi cần bắt đầu thực hiện sàng lọc và kiểm tra các chỉ số xét nghiệm mỡ máu 5 năm 1 lần. Cần lặp lại thường xuyên hơn trong trường hợp có bất thường hoặc người thừa cân béo phì (đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch).

Kiểm tra các chỉ số xét nghiệm mỡ máu là phương pháp cận lâm sàng rất thông dụng để phát hiện, chẩn đoán nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn lipid máu. Từ đó giúp người bệnh chủ động hơn trong phòng ngừa và điều trị bệnh. 

Xét nghiệm mỡ máu thường được chỉ định cho những người có biểu hiện lâm sàng mắc bệnh tim mạch, hoặc người có các dấu hiệu liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch: người có tình trạng viêm mạn tự miễn như: viêm khớp thấp, lupus ban đỏ hệ thống, vảy nến, phụ nữ đái tháo đường hoặc cao huyết áp trong thai kỳ, người hút thuốc lá, nam giới rối loạn cương dương, người bệnh thận mạn tính, người rối loạn lipid máu di truyền, người thừa cân béo phì,...

Xét nghiệm mỡ máu
Xét nghiệm mỡ máu thường được chỉ định cho những người có biểu hiện lâm sàng mắc bệnh tim mạch 

2. Vì sao người thừa cân béo phì nên làm xét nghiệm mỡ máu?

Một số nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy có khoảng 60-70% bệnh nhân béo phì bị rối loạn lipid máu hay rối loạn mỡ máu. Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng ở bệnh nhân béo phì nhiều khả năng là do tình trạng rối loạn lipid máu. Béo phì gây tích lũy mỡ quá mức bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân, biểu hiện bằng chỉ số cơ thể BMI. Béo phì bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh kèm theo một chế độ ăn giàu năng lượng và lười vận động. Người béo phì cũng có thói quen ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, thực phẩm giàu năng lượng, từ đó khiến mức độ LDL cholesterol (cholesterol xấu) trong cơ thể tăng cao.

Những người tích tụ mỡ bụng (nội tạng) thường có những thay đổi trong chuyển hóa lipid một cách rõ ràng như: tăng triglyceride máu, giảm cholesterol HDL, tăng LDL cholesterol. Do đó, người béo bụng có nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu cao hơn nhiều so với những người chỉ béo ở mông và đùi.

Việc thực hiện việc xác định các chỉ số xét nghiệm mỡ máu người thừa cân béo phì là việc làm vô cùng cần thiết để tầm soát và có biện pháp điều trị thích hợp, tránh những biến chứng có hại do rối loạn lipid máu gây ra.

Khi cholesterol xấu tăng lên sẽ lắng đọng và bám vào thành động mạch. Cùng mới một số các chất khác, nó sẽ hình thành nên mảng xơ vữa động mạch làm hẹp dần hoặc tắc nghẽn hoàn toàn động mạch, hạn chế dòng chảy của máu gây nên bệnh xơ vữa động mạch.

Các mảng xơ vữa lâu ngày làm hẹp các động mạch cung cấp máu nuôi tim gây nên đau tim, thiếu máu cơ tim thậm chí là nhồi máu cơ tim. Cơn đau thắt ngực là dấu hiệu dễ nhận biết nếu rối loạn mỡ máu có dấu hiệu gây tắc nghẽn động mạch tim. Đột quỵ não xảy ra khi các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến làm tắc nghẽn ở mạch máu, giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não. Do đó, việc thăm khám và xác định các chỉ số xét nghiệm mỡ máu người thừa cân béo phì là vô cùng cần thiết.

Xét nghiệm mỡ máu
Cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm mỡ máu để đạt kết quả chính xác nhất 

Để có được kết quả chuẩn xác nhất, người thừa cân béo phì trước khi xét nghiệm mỡ máu cần nhịn ăn, không dung nạp bất kỳ loại thực phẩm nào trong vòng từ 8 – 12 giờ. Điều này được giải thích là do các thành phần có trong thực phẩm (lipid, glucose…) có khả năng gây rối loạn các chỉ số xét nghiệm mỡ máu, dẫn đến sự sai lệch kết luận bệnh. Vì vậy bệnh nhân không uống sữa, thuốc, nước ngọt, cà phê, hút thuốc… trước khi xét nghiệm 24 giờ. Thời điểm lấy máu tốt nhất vào buổi sáng, do là nồng độ một số chất có thể thay đổi tùy vào thời điểm lấy máu, ví dụ nồng độ cortisol, sắt huyết thanh, glucose thường đạt cao nhất vào buổi sáng 6 – 8 giờ và giảm dần vào buổi chiều và ban đêm.

3. Chỉ số xét nghiệm mỡ máu người thừa cân béo phì nào đáng lo?

Để biết chỉ số xét nghiệm mỡ máu người thừa cân béo phì đang ở mức cao hay thấp, cách tốt nhất là bệnh nhân cần tiến hành xét nghiệm tại những cơ sở y tế uy tín. Khi đó bệnh nhân cần tiến hành các xét nghiệm TC (cholesterol toàn phần), TG (triglyceride), LDL (low-density lipoprotein), HDL (high-density lipoprotein) được trình bày dưới đây:

  • Cholesterol toàn phần: ngưỡng khuyến cáo cho người trưởng thành > 20 tuổi là <5.17 mmol/L, bao gồm tổng HDL, LDL và VLDL (very low density lipoprotein). 
  • Triglyceride: Ngưỡng bình thường cho người trưởng thành > 20 tuổi là: <1.7 mmol/L, ngưỡng cận cao là 1.7-2.25 mmol/L, ngưỡng cao là 2.26-5.64 mmol/L, ngưỡng rất cao báo động là: >5.65 mmol/L. Tăng triglyceride không chỉ là yếu tố nguy cơ tim mạch mà còn tăng nguy cơ viêm tuỵ cấp, u vàng ở da ở ngưỡng rất cao. Bệnh nhân béo phì có thể có tình trạng tăng Triglycerid. Trường hợp triglycerid tăng đến ngưỡng cao, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị dự phòng viêm tụy cấp.
  • LDL: Ngưỡng bình thường cho người trưởng thành > 20 tuổi là: <2.58 mmol/L, ngưỡng LDL cận cao: 3.36-4.11 mmol/L, ngưỡng LDL cao: 4.14-4.89 mmol/L, ngưỡng LDL rất cao: 4.91 mmol/L. Đây được gọi là “cholesterol xấu” và là chỉ số chính để đánh giá nguy cơ tim mạch của người bị rối loạn mỡ máu. Tùy thuộc vào chỉ số LDL, bác sĩ sẽ có chiến lược điều trị mỡ máu để dự phòng và giảm thiểu nguy cơ tim mạch của bệnh nhân, đặc biệt là người có thể trạng thừa cân béo phì.
  • HDL: khuyến cáo cho phụ nữ trên 20 tuổi là <1.29 mmol/L và nam giới là: <1.03 mmol/L. Đây được gọi là “Cholesterol tốt” có tính chất chống xơ vữa, vì vậy nồng độ HDL càng cao càng có tác dụng bảo vệ tim mạch. Tuy nhiên trên thực tế HDL thường giảm ở những bệnh nhân thừa cân béo phì.
  • Bất kỳ chỉ số xét nghiệm mỡ máu người thừa cân béo phì vượt quá ngưỡng bình thường đều là dấu hiệu đáng lo ngại, cần thược xử trí đúng cách để tránh diễn tiến ngày càng nặng nề hơn.

Như vậy, tùy thuộc kết quả của chỉ số xét nghiệm mỡ máu người thừa cân béo phì, bác sĩ điều trị sẽ có hướng xử trí phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể.

Ngoài ra, bệnh nhân thừa cân béo phì nên thường xuyên theo dõi các chỉ số khác trong cơ thể để phát hiện và điều trị sớm nếu mắc bệnh. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Các nguyên nhân gây béo phì phổ biến nhất

Các nguyên nhân gây béo phì phổ biến nhất

Tại sao người béo tim đập nhanh?

Tại sao người béo tim đập nhanh?

Trước khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không?

Trước khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không?

89

Bài viết hữu ích?