Zalo

Tại sao người béo tim đập nhanh?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tăng cân, béo phì không chỉ là tình trạng tăng tích tụ mỡ gây ảnh hưởng đến ngoại hình mà điều này còn gây ra rất nhiều bệnh lý cho cơ thể, đặc biệt là trên hệ tim mạch. Vậy tại sao người béo tim đập nhanh?

1. Tim đập nhanh là tình trạng như thế nào? 

Thông thường, nhịp tim của người trưởng thành từ 60 - 100 lần/ phút. Tim đập nhanh là khi nhịp tim trên 100 lần mỗi phút dù đang ở trạng thái nghỉ ngơi, không có bệnh lý hay các hoạt động thể lực trước đó. 

Các triệu chứng khi tim đập nhanh là hồi hộp, đánh trống ngực, hụt hơi, cảm giác tim rung rinh trong lòng ngực nếu nhịp tim quá nhanh. 

Thỉnh thoảng cơ thể sẽ gặp triệu chứng tim đập nhanh thoáng qua và sẽ tự khỏi sau vài phút. Tuy nhiên, khi tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài cả ngày thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tim mạch gây suy tim, đột quỵ thậm chí là ngừng tim. Đưa bệnh nhân đến các trung tâm y tế gần nhất nếu tim đập nhanh đi kèm các triệu chứng của cơn đau thắt ngực, khó thở nhiều, chóng mặt lảo đảo, ngất. 

Nguyên nhân thường gặp của tình trạng tim đập nhanh: Tập luyện thể lực nặng; Xúc động mạnh, căng thẳng, lo lắng hay hoảng sợ; Dùng các chất kích thích (cafein, nicotine, cocaine, amphetamine, pseudoephedrine, morphin,...); Các bệnh lý sốt nhiễm trùng, bệnh lý tuyến giáp, trầm cảm, rối loạn tiền mãn kinh; phụ nữ mang thai. 

Yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng tim đập nhanh: các bệnh lý rối loạn lo âu, căng thẳng, bệnh lý tim mạch, bệnh tiểu đường trước đó và tình trạng tăng cân, béo phì

Tại sao người béo tim đập nhanh?
Người thừa cân, béo phì thường hay mắc các bệnh về tim mạch

2. Tại sao người béo tim đập nhanh?

Theo một nghiên cứu lớn tại Đại học Kurume - Nhật Bản, đã chỉ ra những người có nhịp tim từ 80 lần/phút trở lên có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao gấp 1,34 lần, mắc triệu chứng đề kháng insulin cao 1,2 lần và bệnh tiểu đường 4,39 lần so với người có nhịp tim dưới 80 lần/ phút. Vậy tại sao người béo tim đập nhanh: 

  • Ở người béo, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng tăng đến, đòi hỏi lượng oxy cung cấp từ máu tăng để đảm bảo cho các hoạt động sống. Vì vậy tim phải tăng co bóp, tăng nhịp đập để đảm bảo trao đổi oxy cho tế bào. Khi cân nặng càng tăng sức co bóp của tim không đủ để đáp ứng sẽ gây tình trạng mệt mỏi, khó thở. 
  • Nhịp tim được điều khiển bởi hệ thần kinh giao cảm (SNS), bao gồm các nơron thần kinh hoạt động tự động không cần có suy nghĩ nhận thức. Hệ thần kinh này cũng phối quá trình vận mạch, huyết áp, sự bài tiết mồ hôi hay sự tích tụ mỡ thừa. Do đó khi cân nặng tăng lên, cũng sẽ kích thích hệ SNS làm tim đập nhanh và một số tình trạng bệnh lý khác. 
  • Tăng cân làm thay đổi chỉ số khối cơ thể (BMI) của cơ thể, chỉ số này càng cao sẽ tỷ lệ thuận với các bệnh lý tim mạch gồm tăng huyết áp, bệnh mạch vành và tăng nhịp tim.
  • Tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa lipid, tăng Triglycerid, LDL-Cholesterol. Đây là nguyên nhân chính của xơ vỡ động mạch gây chít hẹp mạch máu, làm lượng máu đến tim không đủ, vì vậy tim tăng co bóp, đập nhanh để đảm bảo tuần hoàn. 
  • Nguy cơ viêm hệ thống, viêm vô khuẩn trong cơ thể có liên quan đến sự tích tụ mỡ thừa. Hiện tượng viêm sẽ làm tim đập nhanh và tình trạng viêm cũng thúc đẩy quá trình tạo mỡ. 
  • Tích tụ mỡ nội tạng quanh tim còn làm giảm khả năng co bóp tống máu của tim làm tim tăng nhịp đập để bơm máu đi nuôi cơ thể. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây suy tim và một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. 

3. Cách giảm nhịp tim đập nhanh cho người béo

Cách giảm nhịp tim đập nhanh hiệu quả nhất là giải câu hỏi tại sao người béo tim đập nhanh? Như đã trình bày ở trên thì tim đập nhanh ở người béo là do tích tụ mỡ ảnh hưởng đến chức năng mạch máu, chức năng co bóp của tim. Để cải thiện tình trạng này cần giảm sự tích tụ mỡ thừa không chỉ ở lớp mỡ dưới da mà còn phải giảm mỡ nội tạng và mỡ trong máu. 

Một số phương pháp phòng ngừa béo phì để giảm nguy cơ tim mạch gây tim đập nhanh:

  • Kiểm soát cân nặng luôn trong giới hạn cho phép, chỉ số BMI của cơ thể bình thường phải trong giới hạn từ 18,5 - 24,9 kg/m2. 
  • Có kế hoạch giảm cân khi chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 25kg/m2, mỡ tích tụ dưới da ở nhiều vị trí như bụng, đùi, mông, bắp tay,... Điều chỉnh cân nặng hợp lý, tránh quá trình tăng cân kéo dài làm tích tụ mỡ ở nội tạng và tăng mỡ máu sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng khó thở ở người béo. 
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, lối sống cân bằng giữa lượng dinh dưỡng đưa vào và chế độ vận động nghỉ ngơi đúng cách. 
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày phải hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ hay các chất béo ngọt. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, vitamin và kali (Chế độ ăn kiêng hoặc ăn uống thiếu kali cũng làm tim đập nhanh).
  • Biết điều chỉnh cảm xúc, giữ trạng thái cân bằng, không để cơ thể trong tình trạng căng thẳng hay tiêu cực kéo dài. Ngủ đủ giấc cũng là cách giảm nhịp tim đập nhanh và giảm huyết áp đặc biệt ở những người béo phì.
  • Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các triệu chứng bệnh lý tim mạch, đặc biệt ở những người thừa cân. 
Tại sao người béo tim đập nhanh?
Cách đơn giản nhất để hạn chế tình trạng tim mạch ở người thừa cân là nên thực hiện việc giảm cân càng sớm càng tốt

4. Thực hiện các xét nghiệm giúp người béo phì quản lý tình trạng tim đập nhanh

Tim đập nhanh thường xuất hiện ở hầu hết những người tăng cân, đây là bệnh lý của hệ tim mạch không nên bỏ qua. Do đó, để phòng ngừa một số biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, những người có chỉ số cân nặng vượt chuẩn nên thực hiện đầy đủ các xét nghiệm về tình trạng thừa cân, béo phì.

Các xét nghiệm chẩn đoán tình trạng tăng cân, tích tụ mỡ bao gồm định lượng mỡ trong máu, các xét nghiệm về nước tiểu, các xét nghiệm chức năng cơ quan (tim, gan, thận) và các siêu âm xác định mỡ tại nội tạng. 

Hiểu rõ được tình trạng cơ thể sẽ giúp người bệnh và các bác sĩ, chuyên gia đưa ra được một liệu trình giảm cân phù hợp. Bên cạnh đó việc phối hợp thêm phương pháp giảm cân đa trị liệu mới sẽ giúp quá trình giảm cân diễn ra được nhanh và hiệu quả hơn. Từ đó giúp người thừa cân cải thiện các triệu chứng sớm của hệ tim mạch, tránh các biến chứng nặng nề như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách phân độ béo phì

Cách phân độ béo phì

Làm thế nào để biết bạn có bị béo phì?

Làm thế nào để biết bạn có bị béo phì?

Như thế nào được gọi là thừa cân?

Như thế nào được gọi là thừa cân?

79

Bài viết hữu ích?