Zalo

Vitamin B3 giúp cải thiện nồng độ mỡ trong máu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin B3 là 1 trong những loại vitamin cần thiết cho nhu cầu cơ thể. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tác dụng của vitamin B3 với cải thiện mỡ trong máu và cải thiện sức khỏe.

1. Tác dụng của vitamin B3 với sức khỏe

1.1 Vitamin B3 là gì và nhận biết cơ thể cần vitamin B3 niacinamide?

Vitamin B3 là một trong 8 loại vitamin nhóm B, có vai trò quan trọng trong cơ thể. Các nhóm vitamin này thường được lấy từ thực phẩm hàng ngày có chứa chất đạm như thịt, cá và các loại hạt. Niacin vitamin B3 là 1 thành phần dinh dưỡng có thể sử dụng ở mọi nơi trên cơ thể. Thực tế cho thấy, khi cơ thể đảm bảo được nhu cầu niacin vitamin B3 thì các cơ quan sẽ hoạt động bình thường và bảo đảm tối thiểu những nhu cầu hàng ngày. Niacin vitamin b3 có 2 dạng là axit nicotinic và nicotinamide. Các dạng này đều tồn tại trong thực phẩm bổ sung giúp cơ thể ổn định lượng vitamin theo nhu cầu. Khi cơ thể đối diện với vấn đề thiếu hụt vitamin B3 người thiếu hụt dinh dưỡng sẽ gặp phải cái vấn đề sau:

  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Đỏ lưỡi;
  • Phát ban;
  • Da đổi màu;
  • Mệt mỏi;
  • Rối loạn tâm lý;
  • Đau đầu;
  • Suy giảm trí nhớ;
  • Giảm cảm giác ăn ngon.

Theo thống kê dinh dưỡng được tổ chức y tế thế giới xác định, người phương tây có nguy cơ thiếu hụt vitamin B3 thấp hơn. Hầu như chỉ các bệnh nhân suy giảm dinh dưỡng hay mắc căn bệnh thế kỷ làm suy giảm hệ miễn dịch mới dẫn đến nguy cơ mắc phải hội chứng thiếu vitamin B3.

Nhu cầu vitamin B3 của mối người luôn có sự thay đổi tùy vào cơ địa
Nhu cầu vitamin B3 của mối người luôn có sự thay đổi tùy vào cơ địa

Dựa vào nhu cầu từng đối tượng và khảo sát, các nghiên cứu đã cho ra con số trung bình về nhu cầu vitamin B3 của cơ thể. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tham khảo, mỗi người nên dựa theo đó và đi kiểm tra để được bác sĩ hướng dẫn cách tính nhu cầu dinh dưỡng cơ thể chính xác hơn:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: 2 mg/ ngày;
  • Trẻ dưới 1 tuổi 4 mg/ ngày;
  • Trẻ từ 1 tới 3 tuổi 6 mg/ ngày;
  • Trẻ từ 4 tới 8 tuổi 8 mg/ ngày;
  • Trẻ từ 9 tới 13 tuổi 12 mg/ ngày;
  • Nam trên 14 tuổi 16 mg/ ngày;
  • Nữ trên 14 tuổi 14 mg/ ngày;
  • Phụ nữ mang thai 18 mg/ ngày;
  • Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 17 mg/ ngày.

Nhu cầu vitamin B3 của mối người luôn có sự thay đổi tùy vào cơ địa. Những con số được tính toán chỉ dựa trên thống kê thí nghiệm mà tổng kết lại. Do đó, đây chỉ là hàm lượng vitamin B3 theo khuyến nghị chứ không phải con số chính xác tuyệt đối. Mối đối tượng nên kiểm tra tại cơ quan y tế để đánh giá và xác định nhu cầu riêng của bản thân.

1.2. Những lợi ích của niacin vitamin B3 đối với sức khỏe

Vitamin B3 tham gia trực tiếp vào nhiều hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt là khi chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng sự có mặt của vitamin B3 sẽ giúp quá trình thực hiện tốt hơn. Theo các nghiên cứu, niacin có thể tan trong nước nên đôi khi vitamin B3 dư thừa sẽ được bài tiết qua đường tiết niệu. Sau đây là những lợi ích của vitamin b3 với sức khỏe được phát hiện

  • Hạ huyết áp

Niacin vitamin B3 giúp giải phóng 1 vài hóa chất ảnh hưởng đến độ mở của mạch máu. Đó là lý do khiến áp lực lưu thông máu được giảm và hỗ trợ hạ huyết áp. Từ đó, có nhiều nghiên cứu đánh giá và ứng dụng hơn cho vitamin B3 ở bệnh nhân cao huyết áp. Tuy nhiên, kết quả thực sự vẫn nằm ở thí nghiệm nên chưa hoàn toàn được công nhận là phù hợp và an toàn với con người.

  • Điều trị tiểu đường loại 1

Tiểu đường là căn bệnh gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể do xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Cơ thể nhiễm tiểu đường loại 1 sẽ bị tấn công và hạn chế tạo insulin gây ra tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong nghiên cứu vitamin B3, các nhà nghiên cứu nhận thấy niacin vitamin b3 có thể tăng bảo vệ tế bảo khỏi nguy cơ mắc tiểu đường loại 1 cho trẻ nhỏ. Do đó, đây là phương pháp phòng bệnh sớm cho những trẻ được nghi ngờ có nguy cơ mắc bệnh để kiểm soát và ngăn chặn. Tiểu đường loại 2 phổ biến hơn và có cấu trúc phức tạp hơn. Do vậy cần đánh giá kỹ về vai trò của vitamin b3 với nhóm bệnh này trước khi sử dụng. Thông thường tiểu đường loại 2 sẽ được cải thiện cholesterol nhờ bổ sung vitamin b3 nhưng có thể gây tăng đường huyết nên cần hết sức cẩn trọng.

  • Cải thiện sức khỏe cho não bộ

Các biểu hiện suy giảm trí nhớ, sương mù não đã được phân tích rằng có ảnh hưởng từ nguyên nhân cơ thể thiếu hụt niacin. Một số bệnh lý tâm thần cũng đến từ thiếu hụt dinh dưỡng do não không được cung cấp vitamin B3. Các nghiên cứu đi sâu cũng cho thấy rằng người bệnh sẽ cải thiện sức khỏe não tốt hơn. Đặc biệt là bệnh nhân Alzheimer có thể hy vọng vào sự cải thiện não của vitamin b3 khi mắc bệnh chưa quá nặng.

  • Làm đẹp da

Cơ thể thiếu vitamin B3 da đi nắng sẽ không được bảo vệ tốt và có nguy cơ mắc ung thư. Do đó, các vấn đề về da có thể cải thiện khi cơ thể được đảm bảo lượng vitamin b3 cần và chất này ở dạng bôi chống nắng.

2. Vitamin B3 có giúp cải thiện nồng độ mỡ trong máu?

Vitamin B3 niacinamide được phân tích và nghi ngờ có thể cải thiện mỡ trong máu. Dưới nhiều phân tích nghiên cứu, phương pháp sử dụng vitamin B3 giảm mỡ trong máu được thực hiện thông qua tăng cholesterol tốt cho cơ thể làm hạn chế cholesterol không tốt. Từ đó, chất béo trung tính của cơ thể được giảm tối đa.

Vitamin B3 có thể giúp cải thiện mỡ trong máu
Vitamin B3 có thể giúp cải thiện mỡ trong máu

Nhờ hiệu quả giảm nồng độ mỡ trong máu, vitamin B3 giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, đặc biệt là nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, đây chỉ là hiệu quả gián tiếp không có mối liên hệ thực tế nào được chứng minh nên vẫn cần nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng hơn. Điều cần lưu ý khi sử dụng bổ sung vitamin B3 để giảm nồng độ mỡ trong máu chính là dùng liều cao hơn thông thường. Liều cao sẽ giúp cải thiện chỉ số mỡ máu nhưng ngược lại dư thừa vitamin sẽ gây ra phản ứng phụ nguy hiểm khó lường. Cũng do nguy hiểm còn tồn tại nên không được khuyến khích sử dụng vitamin B3 trong điều trị cholesterol tăng cao. Phần lớn người bệnh cần cải thiện nồng độ mỡ máu sẽ được bác sĩ kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng trước khi sử dụng vitamin B3. Trên đây là chia sẻ vitamin B3 có tác dụng gì, đồng thời lý giải về hiệu quả giảm mỡ máu cho bệnh nhân thông qua vitamin B3. Tuy nhiên, quá trình hóa sinh của cơ thể thực tế còn ảnh hưởng nhiều do mỗi cơ địa có đặc điểm khác nhau. Do đó, cần có chuyên gia hướng dẫn và kiểm soát nồng độ mỡ máu khi sử dụng vitamin B3. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất là 1 trong những nguyên nhân khiến cơ thể của bạn mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược, lão hóa, suy giảm hệ miễn dịch, tụt hoặc tăng cân không kiểm soát. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn không biết bổ sung bằng cách nào? Bổ sung bao nhiêu là đủ? thì có thể đến với các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xét nghiệm. Sau khi có kết quả, nếu bạn bị thiếu vitamin thì bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị, đồng thời bổ sung các vi chất còn thiếu cho bạn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm máu nhiễm mỡ?

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm máu nhiễm mỡ?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

12

Bài viết hữu ích?