Zalo

Cách phân độ béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là tình trạng dư thừa cân nặng của cơ thể, không những gây mất cân đối ngoại hình mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác cho cơ thể. Vậy chẩn đoán và cách phân độ béo phì như thế nào?

1. Béo phì là gì?

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), béo phì là tình trạng tích tụ mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng của cơ thể hay toàn thân gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sự dư thừa chất béo ở bệnh nhân béo phì gây ra một số triệu chứng rối loạn phức tạp, ảnh hưởng đến vóc dáng và tiềm tàng nguy cơ mắc một số bệnh lý như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, rối loạn mỡ máu. Nguyên nhân của béo phì bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không phù hợp, dư thừa năng lượng từ các nhóm thức ăn protid, lipid, glucid làm tăng dự trữ chất béo trong tế bào.
  • Mất cân bằng giữa lượng calo đưa vào cơ thể và lượng calo tiêu hao trong các hoạt động thể lực hàng ngày. Từ đó làm dư thừa năng lượng và tích tụ lại trong cơ thể. Theo thống kê, người trưởng thành nên hoạt động thể lực ít nhất 2,5-5 giờ mỗi tuần.
  • Béo phì thứ phát do một số bệnh lý nội tiết như: suy giáp, hội chứng Cushing, u tụy tăng tiết insulin,...
  • Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh béo phì. Năm 1994 người ta đã phát hiện ra gen đột biến Leptin xuất hiện ở những người béo phì và được di truyền cho thế hệ con cái. Do đó, trong cùng một chế độ sinh hoạt, người mang gen Leptin sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn.
  • Những người ở độ tuổi 31-60 có nguy cơ béo phì cao gấp 2,5 lần những người ở độ tuổi thấp hơn.
  • Điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ học vấn cũng là yếu tố nguy cơ gây béo phì. Tỷ lệ béo phì tăng cao ở khu vực thành thị và thấp hơn ở nông thôn, miền núi.
  • Trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2,5kg hoặc trên 3,5kg có nguy cơ béo phì cao hơn so với trẻ có cân nặng trung bình từ 2,5 - 3,5 kg.
Phân độ béo phì
Phân độ béo phì

2. Phân độ béo phì

Để chẩn đoán và phân loại béo phì trên lâm sàng, tổ chức y tế thế giới (Who) khuyến cáo dùng phương pháp tính chỉ số khối của cơ thể - BMI (Body Mass Index). Chỉ số BMI do Adolphe Quetelet - nhà khoa học người Bỉ đề xuất năm 1832, chỉ số này đơn giản, có giá trị chẩn đoán và được dùng đến ngày nay. BMI được áp dụng chẩn đoán cho người trưởng thành, không phân biệt nam nữ, không áp dụng cho phụ nữ mang thai, vận động viên hay người mắc một số bệnh lý đặc biệt.

BMI = Cân nặng / (Chiều cao x Chiều cao)

Trong đó: Cân nặng tính bằng kg (kilogam), Chiều cao tính bằng m (mét) Ở người bình thường chỉ số BMI nằm trong khoảng từ 18,5 - 24,9; Chỉ số BMI từ 25 - 29,9 là thừa cân; BMI béo phì lớn hơn hoặc bằng 30. BMI trong khoảng 30 - 34,9 được chẩn đoán là Béo phì độ 1; trong khoảng 35 - 39,9 là Béo phì độ 2; lớn hơn hoặc bằng 40 là Béo phì độ 3. Tuy nhiên, ở người châu Á thể tạng thường thấp bé hơn những chủng tộc khác, do đó chỉ số BMI chưa thật sự chuẩn xác. Từ năm 2000 Hiệp hội đái tháo đường các nước châu Á (IDI & WPRO) đã đề xuất khung chuẩn BMI phân độ béo phì châu Á. Theo đó, người bình thường BMI nằm trong khoảng 18,5 - 22,9; Thừa cân: 23 - 24,9; Béo phì độ 1: 25 - 29,9; Béo phì độ 2: ≥30; Béo phì độ 3: ≥40 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số BMI:

  • Có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ số BMI là mỡ, cơ, xương và chiều cao. Xương và chiều cao là yếu tố khó thay đổi, cơ thường thay đổi chậm và mỡ là yếu tố dễ biến đổi nhất. Khi chất béo tích tụ dưới dạng mô mỡ trong cơ thể sẽ làm tăng chỉ số BMI - yếu tố chính gây thừa cân.
  • Ở một số vận động viên, người chơi thể thao, quá trình tập luyện làm tăng khối lượng cơ bắp cũng làm tăng chỉ số BMI, nhưng đây không được chẩn đoán là béo phì.
  • Ở một số bệnh lý cơ thể tăng tích tụ nước hay dịch (phù ở bệnh nhân suy thận, xơ gan cổ trướng, suy dinh dưỡng protein năng lượng,...) làm tăng cân nặng và tăng BMI.

Như vậy, BMI là chỉ số đơn giản giúp chẩn đoán tỷ lệ dinh dưỡng của cơ thể từ đó giúp xác định béo phì trên lâm sàng. BMI càng cao thì cơ thể càng có nguy cơ xuất hiện các biến chứng do thừa cân gây nên. Do đó, duy trì một cân nặng hợp lý là cách bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật tốt nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số BMI
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số BMI

Với những người đang trong tình trạng thừa cân, béo phì để có thể đưa cơ thể trở về mức cân nặng phù hợp thì ngoài việc kiểm soát chế độ ăn, bạn cũng nên áp dụng thêm các bài tập thể dục và có thể tham khảo phương pháp giảm cân Truyền tiêu hao năng lượng. Với phương pháp này khi thực hiện người thừa cân sẽ được bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân, sau đó sẽ tư vấn một phác đồ giảm cân phù hợp với thể trạng từng người. Vì vậy nên quá trình giảm cân diễn ra một cách bài bản, phối hợp cùng sự theo dõi chặt chẽ đến từ bác sĩ đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đạt được kết quả tối ưu nhất. Đặc biệt phương pháp này không chỉ giúp giảm mỡ nội tạng mà còn giải quyết cả các vấn đề về mỡ bệnh lý trong máu và mỡ dưới da nếu người bệnh đang mắc phải.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Làm thế nào để biết bạn có bị béo phì?

Làm thế nào để biết bạn có bị béo phì?

Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân?

Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân?

Duy trì cân nặng bao nhiêu để phù hợp với chiều cao và tuổi?

Duy trì cân nặng bao nhiêu để phù hợp với chiều cao và tuổi?

7 cách để giảm chỉ số BMI của bạn

7 cách để giảm chỉ số BMI của bạn

62

Bài viết hữu ích?