Zalo

Bạn có thể béo nhưng không béo phì không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nhiều quan điểm cho rằng, thừa cân béo phì luôn mang lại một thể trạng nặng nề và kém linh hoạt, đi kèm với đó là nhiều bệnh mãn tính. Tuy vậy, không phải hầu hết nhiều người béo phì đều có sức khỏe kém mà thậm chí họ vẫn giữ được sức khỏe tốt. Vậy có thể béo nhưng không béo phì hay không và làm sao để béo nhưng vẫn khỏe?

1. Béo nhưng không béo phì là gì?

Khi các tác hại của béo phì được truyền thông nhắc đến thường xuyên, đa phần mọi người sẽ có được ý thức tốt hơn trong việc ăn uống và sinh hoạt để giữ được vóc dáng săn chắc cùng thể trạng tốt. Tuy vậy, không phải ai béo phì cũng đều có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và có một sức khỏe kém, nhiều vận động viên ở các môn thể thao đối kháng vẫn có chỉ số BMI cao (ở mức béo phì) nhưng vẫn duy trì được sức khỏe tốt. Một số người được coi như béo nhưng không béo phì, tức là thân hình giống béo phì nhưng các chỉ số như BMI hay huyết áp, mỡ trong máu đều ở mức bình thường. Vậy, có thể béo nhưng không béo phì là một tình trạng ra sao và làm thế nào để béo nhưng vẫn cân đối về các chỉ số sức khỏe. 

Chỉ số khối cơ thể (BMI) đã thay thế biểu đồ chiều cao và cân nặng để đánh giá tình trạng cân nặng của một người. Cả nam và nữ đều sử dụng cùng một công thức để tính toán BMI, dựa vào tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng, để xác định xem họ có cân nặng ở mức ổn hay không. Tuy nhiên, chỉ số BMI lại mang đến một số hạn chế nhất định vì nó không chính xác cho những người có cơ bắp phát triển, chiều cao thấp hoặc người cao tuổi. Điều này có nghĩa là một số trường hợp, người có chỉ số BMI cao có thể không đánh giá đúng tình trạng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ như những người không cao nhưng lại có cơ bắp phát triển mạnh mẽ. 

Do đó, để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì, như tiểu đường type 2, tăng huyết áp và bệnh tim, chỉ số BMI nên được kết hợp với việc đo chu vi vòng eo. Những người có BMI từ 25 - 29,9 (thừa cân) và từ 30 - 34,9 (béo phì độ I) nên duy trì số đo vòng bụng dưới 35 inch (gần 89cm) đối với nữ và 40 inch (gần 100cm) đối với nam để giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Và đây cũng là một trong các tiêu chí để đánh giá rằng một người có béo nhưng không béo phì hay không, hay béo nhưng vẫn cân đối.

Sử dụng chỉ số BMI kết hợp với theo dõi chu vi vòng eo để đánh giá tình trạng sức khỏe

Ngoài ra, việc sử dụng chỉ số BMI không phải là cách đánh giá nguy cơ mắc bệnh cho những người có chỉ số BMI trên 35. Theo đó, một người được cho là béo nhưng không béo phì khi BMI cao nhưng vẫn có thể khỏe mạnh nếu họ kiểm soát được các yếu tố rủi ro như huyết áp, lượng đường trong máu, cholesterol và không hút thuốc. Nhìn chung, chỉ số BMI là một công cụ hữu ích để đánh giá tình trạng cân nặng của một người, nhưng nó nên được kết hợp với các yếu tố khác nhau như chu vi vòng eo cùng các yếu tố rủi ro khác để đánh giá tình trạng sức khỏe toàn diện hoặc để biết được một người có béo nhưng không béo phì hay không.

2. Làm sao để béo mà vẫn đẹp và vẫn khỏe?

Làm sao để béo nhưng vẫn khỏe, béo nhưng vẫn cân đối, trước đây hình tượng một người béo phì luôn gắn với sự chậm chạp và vận động bị hạn chế, kèm theo đó là nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và tim mạch. Tuy vậy, có vẻ hầu hết số đông đều không tệ như chúng ta nghĩ, có một số người dù béo nhưng vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường.  Thậm chí, vài người còn có sức khỏe tương đối vượt trội với lượng cơ bắp nhiều hơn mỡ. Điều này đến từ lối sống sinh hoạt, ăn uống và tập luyện thể dục thể thao. 

2.1 Cách để béo mà vẫn đẹp

  • Ăn uống lành mạnh: Một cách đơn giản để kiểm soát cân nặng là quản lý lượng calo tiêu thụ và lượng calo tiêu hao. Mọi người đều đốt cháy calo thông qua các hoạt động vận động ở mức độ khác nhau, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát cân nặng của họ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang thừa cân, việc giảm một chút cân cũng có thể cải thiện sức khỏe mà không cần phải đạt đến mức chỉ số BMI bình thường. Giảm từ 5 - 10% trọng lượng cơ thể có thể cải thiện Cholesterol, đường huyết và huyết áp.
  • Tập yoga: Làm sao để béo mà vẫn đẹp, có một bí quyết ít được chia sẻ đó chính là tập yoga. Nhiều người cho rằng, tập yoga là một trong những cách tốt để thư giãn và ngủ ngon, nhưng ít ai hiểu được hết công dụng của tập yoga sẽ khiến bạn trông trẻ hơn và khỏe hơn so với độ tuổi hiện tại. Lợi ích của việc tập yoga đó chính là lưu thông khí huyết, giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn từ đó khiến cho việc đạt được giấc ngủ ngon và sức khỏe nâng cao là điều dễ dàng. Nhiều nghiên cứu cho rằng, tập yoga giúp làm chậm quá trình lão hóa, từ đó giúp bạn trẻ hơn. 
  • Ngủ đủ giấc và tránh stress: Stress và mất ngủ có thể khiến bạn dễ dàng tăng cân và gặp các vấn đề về sức khỏe. Có thể nói, một trong các nguyên nhân gây ra béo phì hiện nay đó chính là stress và thức khuya. Do đó, một lối sống lành mạnh bằng việc đi ngủ sớm hay quản lý các căng thẳng trong cuộc sống có thể giúp bạn tránh được việc tăng cân và béo nhưng vẫn cân đối.
Đảm bảo chất lượng mỗi giấc ngủ giúp bạn tránh tăng cân và béo nhưng vẫn đẹp

2.2 Cách để béo mà vẫn khỏe

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích giúp ngăn ngừa bệnh tim, bệnh đái tháo đường type 2, trầm cảm và loãng xương. Ngoài ra, tập thể dục còn cải thiện tâm trạng, tăng cường lòng tự trọng, giảm lo lắng và giúp kiểm soát căng thẳng. Điều này thúc đẩy sự phát triển cơ bắp, giúp cơ thể bạn đốt cháy nhiều calo hơn. Các khuyến nghị của Hoa Kỳ đề xuất người lớn nên tập thể dục mỗi ngày từ 30 - 90 phút, tuỳ thuộc vào mục tiêu của từng người. 30 phút là mức độ chung cho mọi người, 60 phút khuyến cáo để ngăn ngừa tăng cân, và 90 phút khuyến cáo cho những người muốn giảm cân.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bên cạnh việc duy trì tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh, việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là rất quan trọng. Khi bạn thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đánh giá tổng quan các chỉ số sức khỏe của bạn và theo dõi tình trạng cơ thể. Từ đó, họ sẽ cung cấp những lời khuyên để giúp bạn duy trì sức khỏe tốt nhất có thể.

Dù các tác hại của béo phì đến sức khỏe là rất lớn, tuy vậy, nếu bạn chỉ mới ở mức độ thừa cân và béo phì loại I, việc giảm cân và sống lành mạnh hoàn toàn có thể giúp cho bạn có được sức khỏe tốt. Việc xây dựng lối sống lành mạnh có thể kiểm soát được huyết áp, mỡ máu và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính, đồng thời giúp bạn béo nhưng không béo phì, béo nhưng vẫn cân đối và khỏe mạnh.

Bên cạnh đó hiện nay nhiều người còn sử dụng đến các phương pháp giảm cân khoa học để hỗ trợ quá trình giảm béo diễn ra được nhanh và bền vững hơn như sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng.Đây là phương pháp giảm cân hiện đại, tiên tiến khi sử dụng một số loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể với tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể người. Trước khi thực hiện liệu pháp bạn sẽ được đánh giá sức khỏe cá nhân và thực hiện những xét nghiệm máu cơ bản cũng như được đánh giá chỉ số khối cơ thể ( BMI). Điểm đặc biệt của liệu pháp này là bác sĩ sẽ luôn đồng hành theo sát cả quá trình thực hiện và đặt ra liệu trình phù hợp với thể trạng của từng cá nhân cũng như đảm bảo quá trình giảm cân diễn ra được an toàn và hiệu quả nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Yoga giảm cân: Các lợi ích ngoài việc đốt cháy calo

Yoga giảm cân: Các lợi ích ngoài việc đốt cháy calo

Các nguyên nhân béo phì phổ biến

Các nguyên nhân béo phì phổ biến

6 cách thêm đường sẽ gây béo và thừa mỡ cho cơ thể bạn

6 cách thêm đường sẽ gây béo và thừa mỡ cho cơ thể bạn

Bạn có thể giảm cân tự nhiên sau khi sinh không?

Bạn có thể giảm cân tự nhiên sau khi sinh không?

9

Bài viết hữu ích?