Zalo

6 cách thêm đường sẽ gây béo và thừa mỡ cho cơ thể bạn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đường là một loại carbohydrate đơn giản có mặt trong các loại ngũ cốc, trái cây. Đồng thời, đường cũng là một chất phụ gia trong một số loại thực phẩm và đồ uống. Việc sử dụng quá nhiều đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như ăn đường gây tăng cân, tiểu đường, sâu răng.

1. Tại sao đường không tốt cho sức khỏe?

Trong sản xuất các nhà sản xuất có xu hướng thêm đường vào thực phẩm như ngũ cốc, bánh và một số đồ uống. Chính những loại đường bổ sung này, hoặc đường tự do, gây ra các vấn đề về sức khỏe. Khác với các loại thực phẩm và đồ uống có chứa đường tự nhiên, những loại có thêm đường không cung cấp giá trị dinh dưỡng. Chúng cũng là một nguồn năng lượng kém, vì cơ thể tiêu hóa đường bổ sung rất nhanh và có thể gây ra vấn đề sức khỏe theo thời gian. Việc tiêu thụ lượng đường bổ sung cao hơn dẫn đến các vấn đề sức khỏe như:

  • Dinh dưỡng kém: Khi bạn chọn thực phẩm chứa nhiều đường với giá trị dinh dưỡng thấp sẽ gây ra sự thiếu hụt lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Tăng cân: Ăn đường gây tăng cân nhanh chóng do việc tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung có chứa nhiều calo hơn. 
  • Chất béo trung tính: Chất béo trung tính là chất béo trong máu. Nồng độ chất béo trung tính tăng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến vấn đề tim mạch. Lượng đường bổ sung dư thừa có thể làm tăng mức độ chất béo trung tính.
  • Các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng: Lượng đường bổ sung dư thừa sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, dẫn đến sâu răng. Việc tiêu thụ hoặc ăn càng ăn nhiều đường, càng có nhiều khả năng gây ra tình trạng sâu răng.
ăn đường gây béo
Việc tiêu thụ lượng đường bổ sung cao dẫn đến tăng cân

2. Liều dùng đường mỗi ngày là bao nhiêu?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ và nam giới không nên hấp thụ quá 100 calo (25 gam) và 150 calo (36 gam) tương ứng mỗi ngày từ đường.

Một số cách để giảm lượng đường bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày như:

  • Uống nhiều nước và tránh các loại đồ uống có chứa đường bổ sung như trà sữa, soda, đồ uống có chứa ga và đồ uống thể thao.
  • Ăn trái cây thay cho việc uống nước ép trái cây.
  • Ăn một bữa sáng lành mạnh và tránh sử dụng các loại ngũ cốc có đường trong bữa sáng.
  • Sử dụng món tráng miệng bằng trái cây tươi thay thế cho các loại bánh kẹo.

3. 6 cách thêm đường sẽ gây béo và thừa mỡ cho cơ thể bạn

3.1. Calo rỗng

Đường bổ sung là chất làm ngọt chứa calo được thêm vào các loại thực phẩm và đồ uống khác nhau để tăng hương vị của chúng. Các loại đường bổ sung có thể kể đến như đường fructose, xi-rô ngô và đường mía. Nguyên nhân đường bổ sung được coi là calo rỗng là do nó có lượng calo tương đối cao nhưng lại không có chất dinh dưỡng cần thiết như protein, chất béo, chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất khác.

Các loại thực phẩm như kẹo, soda, bánh su kem, bánh quy và kem chứa nhiều calo rỗng. Việc thêm đường vào thực phẩm và đồ uống là cách ăn gây tích mỡ làm tăng đáng kể hàm lượng calo của chúng mà không bổ sung bất kỳ lợi ích dinh dưỡng nào. Cơ thể thường tiêu hóa những loại thức ăn và thức uống này một cách nhanh chóng. 

Việc tiêu thụ lượng calo rỗng gây ra nhiều vấn đề trong quá trình tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống khác có giá trị dinh dưỡng. Calo rỗng cũng có thể gây ra sự mất cân bằng, trong đó sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe.

ăn đường gây béo
Các loại thực phẩm như bánh su kem chứa nhiều calo rỗng

3.2. Ảnh hưởng đến đến lượng đường trong máu

Ăn thực phẩm có đường bổ sung là cách ăn gây tích mỡ thông qua việc làm tăng đáng kể lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu tăng cao trong một thời gian dài, bạn có thể phát triển các vấn đề về nội tiết tố như kháng insulin

Insulin là loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy, tác dụng là di chuyển đường từ máu vào tế bào, nơi chúng có thể được sử dụng làm năng lượng. Insulin cũng có công dụng trong dự trữ năng lượng. Kháng insulin là khi các tế bào ngừng phản ứng với insulin, dẫn đến lượng đường và insulin tăng cao. Lượng đường trong máu cao làm suy giảm chức năng bình thường của tế bào và thúc đẩy quá trình viêm, làm tăng tình trạng kháng insulin. 

Ngoài ra, lượng đường trong máu cao và tình trạng kháng insulin gây cản trở leptin, một loại hormone đóng vai trò chính trong việc điều chỉnh năng lượng, giảm cảm giác đói và giúp giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Chế độ ăn nhiều đường có liên quan đến tình trạng kháng leptin làm tăng cảm giác thèm ăn qua đó ăn đường gây tăng cân và mỡ thừa trong cơ thể.

3.3. Giảm lượng thức ăn lành mạnh

Cơ thể chúng ta cần các chất dinh dưỡng đa lượng và vi chất dinh dưỡng. Nhiều người áp dụng một chế độ ăn uống không lành mạnh với nhiều đường bổ sung và càng ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh, thì càng ít ăn thực phẩm lành mạnh. Việc ăn đường gây tăng cân và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Thức ăn giàu protein, chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin và khoáng chất là các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm nguyên chất, bổ dưỡng mà cơ thể cần để hoạt động tối ưu và luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, thực phẩm tinh chế và đồ uống có nhiều đường bổ sung không có các hợp chất có lợi như chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại do các phân tử có khả năng phản ứng cao gọi là các gốc tự do gây ra. Sự mất cân bằng giữa chất chống oxy hóa và các gốc tự do có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính như bệnh lý về tim mạch và một số bệnh ung thư. Chế độ ăn nhiều đường bổ sung làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính liên quan đến stress oxy hóa. Đồng thời, chế độ ăn nhiều đường là cách ăn gây tích mỡ do không trung hòa được các gốc tự do, kết quả dễ bị viêm, tăng cân, tích tụ chất béo và khả năng chống oxy hóa thấp.

3.4. Cơ thể có xu hướng nhanh đói hơn

Tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường như bánh ngọt, bánh quy, bánh kem, kẹo và soda là cách ăn gây tích mỡ. Cụ thể các loại thực phẩm này có ít hoặc thiếu hụt hoàn toàn protein- một chất dinh dưỡng cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu giúp tạo cảm giác no. Protein thực hiện được chức năng này bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa, giữ cho lượng đường trong máu được duy trì ở mức ổn định và điều chỉnh các hormone gây đói. Đồng thời, protein giúp giảm mức độ ghrelin, một loại hormone thúc đẩy sự thèm ăn và tăng lượng calo.

Ăn thực phẩm giàu carb, đặc biệt là carb tinh chế chứa nhiều đường bổ sung nhưng lại ít protein có thể làm cơ thể nhanh đói hơn và làm bạn ăn nhiều hơn vào các bữa tiếp theo trong ngày.

Hơn nữa, các thực phẩm nhiều đường cũng có xu hướng ít chất xơ, một chất dinh dưỡng có thể làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn vậy nên ăn đường gây béo và tăng cân nhanh chóng.

3.5. Ăn quá nhiều

Đường fructose trong thành phần của các loại thực phẩm cũng có thể làm tăng sự thèm ăn bằng cách ảnh hưởng đến một phần não của bạn được gọi là vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi chịu trách nhiệm về nhiều chức năng, bao gồm điều chỉnh sự thèm ăn, đốt cháy calo cũng như chuyển hóa carb và chất béo.

Các nghiên cứu cho thấy rằng thức ăn có vị ngọt sẽ kích hoạt một số phần trong não chịu trách nhiệm tạo ra niềm vui, điều này có thể làm tăng cảm giác thèm ăn ngọt. Ngoài ra, đường có thể làm tăng ham muốn của bạn đối với các loại thực phẩm giàu calo, ngon miệng.

3.6. Liên quan đến bệnh béo phì và các bệnh mạn tính khác

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc hấp thụ nhiều đường bổ sung với việc tăng cân và các bệnh mãn tính như béo phì, bệnh lý về tim mạch và đái tháo đường.

Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều đường bổ sung cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Đường bổ sung có liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng bệnh lý về tim mạch đối trẻ em do vai trò của nó trong việc làm tăng mức chất béo, cholesterol và chất béo trung tính trong cơ thể. Tất cả những yếu tố này đều là những yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh tim.

Đồng thời, thực phẩm ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Lượng đường từ thức ăn ngọt và đồ uống làm tăng khả năng rối loạn tâm lý như trầm cảm. Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng tiêu thụ đường ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ trầm cảm nặng. Trầm cảm và tăng cân thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Nếu bạn muốn giảm lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống của mình để tránh tăng cân và cải thiện sức khỏe tổng thể, hãy thử một số phương pháp để giảm cân, giảm mỡ.

ăn đường gây béo
Mối liên hệ giữa việc hấp thụ nhiều đường bổ sung với việc tăng cân, béo phì

Béo phì là một vấn đề sức khỏe gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng mà chúng ta phải chung sống trọn đời. Vì thế giảm béo là vấn đề cần được thực hiện trong dài hạn. Do đó, bạn cần lưu ý khi lựa chọn một phương pháp giảm béo nhanh hay hiệu quả mà đảm bảo an toàn. 

Liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng hiện là phương pháp sử dụng một số loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với công dụng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Trước khi thực hiện liệu pháp bạn sẽ được đánh giá sức khỏe cá nhân và thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản cũng như đánh giá chỉ số khối cơ thể ( BMI). Điểm đặc biệt của liệu pháp này là luôn có bác sĩ đồng hành theo sát cả quá trình thực hiện sao cho phù hợp với thể trạng của từng người cũng như đảm bảo quá trình giảm cân diễn ra được an toàn và hiệu quả nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Các nguyên nhân béo phì phổ biến

Các nguyên nhân béo phì phổ biến

Các thực phẩm béo có lợi cho sức khỏe

Các thực phẩm béo có lợi cho sức khỏe

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách cân bằng năng lượng trong cơ thể

Cách cân bằng năng lượng trong cơ thể

13

Bài viết hữu ích?