Zalo

Trước khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm mỡ máu là một trong những chỉ số quan trọng trong việc đánh giá, điều trị và theo dõi các bệnh lý như mỡ máu tăng cao, béo phì thừa cân và những bệnh lý tim mạch khác. Một trong những vấn đề mà người bệnh thường thắc mắc đó là, trước khi làm xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Vì sao cần làm xét nghiệm mỡ máu?

Mỡ máu hay còn gọi là Lipid máu là một chất có trong máu của cơ thể người, có khả năng vận chuyển rất nhiều những chất khác nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là 2 loại chất béo Cholesterol và Triglycerid. Trong đó, Cholesterol là chất béo cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể còn Triglycerid có vai trò cung cấp năng lượng cũng như vận chuyển các loại chất béo khác. 

Trong trường hợp nếu 2 loại chất quan trọng trên tăng lên quá cao hoặc có những bất thường khác thì sẽ trở nên rất bất lợi cho cơ thể và là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, nguy hiểm hơn là những bệnh lý liên quan đến tuần hoàn và tim mạch. Điển hình nhất là tình trạng xơ vữa động mạch, dẫn đến những bệnh lý sau đó như bệnh mạch vành, đột quỵ… Vì vậy, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, trong đó có xét nghiệm mỡ máu. Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường, người bệnh sẽ được chẩn đoán sớm, thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, có những phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ mắc những bệnh lý nguy hiểm.

Xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không
Kết quả xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh 

2. Trước khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không?

Tùy thuộc vào loại xét nghiệm trong từng loại bệnh cảnh khác nhau mà bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cần phải nhịn ăn, uống trong một khoảng thời gian nhất định hoặc không có yêu cầu này trước khi làm xét nghiệm.

Vì thế, đối với xét nghiệm máu, có thể cần hoặc không cần nhịn ăn trước khi thực hiện tùy vào loại xét nghiệm. Ví dụ như xét nghiệm nhóm máu là xét nghiệm liên quan đến tính chất di truyền của người bệnh nên việc nhịn ăn là không cần thiết đối với loại xét nghiệm này. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều loại xét nghiệm máu khác thường được yêu cầu nhịn ăn khoảng 4 – 6 giờ đồng hồ trước khi thực hiện để kết quả chính xác nhất có thể. Các loại xét nghiệm cần nhịn ăn trước khi làm có thể kể đến đó là xét nghiệm đường trong máu, xét nghiệm sắt trong máu, xét nghiệm chức năng gan hay xét nghiệm mỡ máu.

Trong đó, xét nghiệm mỡ máu thường được chỉ định nhịn ăn trước thực hiện 8 – 10 giờ đồng hồ để những chất từ thức ăn chuyển hóa trong cơ thể không gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, người bệnh còn cần tránh một số loại đồ uống trước khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu như rượu, thuốc lá, cà phê, kẹo cao su… Việc tập luyện thể thao trước xét nghiệm cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến kết quả, vì quá trình cơ thể hoạt động thể chất sẽ đẩy nhanh chuyển hóa ở các cơ quan nên có thể kết quả xét nghiệm sẽ tăng cao vì lý do này.

Xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không
Trước khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không? 

3. Người thừa cân béo phì thường có chỉ số mỡ máu là bao nhiêu?

Xét nghiệm mỡ máu chủ yếu dùng để đánh giá những chất béo trong máu như Cholesterol toàn phần, HDL – cholesterol là chất béo tốt, LDL – cholesterol chất béo xấu và chất béo trung tính triglyceride. Mỗi chỉ số của các chất này trong cơ thể đều nói lên tình trạng sức khỏe tại thời điểm đó của người bệnh, có liên quan đến tình trạng béo phì, thừa cân và những bệnh lý tim mạch khác.

  • Cholesterol toàn phần

Đây là chỉ số đánh giá được tất cả lượng mỡ có trong máu. Cholesterol toàn phần tăng lên có thể do HDL – cholesterol hoặc LDL – cholesterol tăng cao.

Mức độ lý tưởng: < 200 mg/dL

Cao trong mức độ giới hạn: 200 – 239 mg/dL

Cao vượt giới hạn: > 240 mg/dL, đối với người bệnh có mức độ Cholesterol toàn phần vượt ngưỡng này thì khả năng mắc phải bệnh lý tim mạch là rất cao, gấp đôi so với người bình thường.

  • HDL – cholesterol

Đây là loại chất béo tốt trong cơ thể, giúp vận chuyển những chất béo xấu khác ra khỏi dòng tuần hoàn, đặc biệt là động mạch nên rất cần thiết trong ngăn ngừa thuyên tắc động mạch nên chỉ số này tăng cao là một dấu hiệu tốt trong xét nghiệm máu của người bệnh.

Mức độ lý tưởng: ≥ 60 mg/dL, đây là mức độ lý tưởng giúp cơ thể có khả năng ngăn ngừa những bệnh lý tim mạch.

Mức độ cảnh báo: < 40mg/dL, ngược lại với mức độ lý tưởng thì HDL – cholesterol ở khoảng này thường là yếu tố nguy cơ dẫn đến những bệnh lý tim mạch.

Ngoài ra, các loại thuốc điều trị như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn Beta có thể có những tương tác với HDL – cholesterol nên cần có những lưu ý và thông báo với bác sĩ điều trị nếu người bệnh đang sử dụng những loại thuốc này.

  • LDL – cholesterol

Đây là chất béo xấu, nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, tắc nghẽn lòng mạch dẫn đến những bệnh lý tim mạch.

Mức độ lý tưởng: < 100 mg/dL

Mức độ bình thường, gần với lý tưởng: 100 – 129 mg/dL

Mức độ cao cho phép: 130 - 159 mg/dL

Mức độ cao vượt giới hạn: 160 – 189 mg/dL

Để điều chỉnh lượng LDL – cholesterol thì có thể sử dụng một số loại thuốc hạ mỡ máu, tập thể dục thể thao, ăn uống khoa học, nhiều rau xanh và thay đổi lối sống trở nên lành mạnh hơn.

  • Triglycerid

Là chất béo có liên quan đến tình trạng bệnh lý tim mạch cũng như bệnh lý đái tháo đường. Khi Triglycerid cao thì khả năng lượng Cholesterol toàn phần và LDL – cholesterol cũng tăng cao trong máu.

Mức độ bình thường: < 150 mg/dL

Cao trong mức giới hạn: 150 – 199 mg/dL

Mức độ cao: 200 – 499 mg/dL

Mức độ rất cao: 500 mg/dL

Một số yếu tố có thể khiến cho lượng Triglycerid máu tăng cao hơn đó là rượu, thuốc lá, đái tháo đường, các loại thuốc thành phần có chứa Estrogen hay Steroid nên cần lưu ý đến những yếu tố này.

Đối với bệnh lý thừa cân béo phì, bên cạnh chỉ số khối của cơ thể BMI để xác định xem người bệnh có đang bị béo phì hay không, mức độ béo phì đang ở mức nào thì chỉ số mỡ máu cũng phần nào củng cố được nhận định khi chẩn đoán tình trạng này. Đặc biệt và rõ ràng nhất đó là chỉ số mỡ xấu LDL – cholesterol thường tăng cao ở những bệnh nhân béo phì và có nguy cơ bị tim mạch. Ngoài ra, tùy vào những bệnh cảnh lâm sàng nhất định, những bệnh lý nền khác mà chỉ số mỡ máu ở bệnh nhân thừa cân béo phì cũng sẽ có những điểm lưu ý khác cũng như những loại xét nghiệm mỡ máu khác được thực hiện kèm theo.

Những thông tin về xét nghiệm mỡ máu và các nguy cơ có thể gặp phải như thừa cân béo phì, bệnh lý tim mạch… cho thấy việc có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập thể dục thể thao hợp lý cũng như thăm khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng để ngăn chặn những bệnh lý này xảy ra. Trong trường hợp nếu đã được chẩn đoán mắc phải bệnh lý này thì tùy vào mỗi bệnh cảnh lâm sàng khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp theo từng giai đoạn của bệnh nhân. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đỗ Cẩm Hồng Phúc xem thêm bài viết cùng tác giả

34

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm cân cấp tốc 5kg trong 1 tuần

Cách giảm cân cấp tốc 5kg trong 1 tuần

Cách áp dụng thực đơn Eat Clean giảm cân 14 ngày

Cách áp dụng thực đơn Eat Clean giảm cân 14 ngày

Chế độ ăn kiêng Low-Carb để giảm cân trong 2 tuần

Chế độ ăn kiêng Low-Carb để giảm cân trong 2 tuần

34

Bài viết hữu ích?