Zalo

Chỉ số xét nghiệm máu CEA cao có nguy hiểm không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm CEA được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Ở người bình thường khỏe mạnh, nồng độ CEA là 0-5 ng/ml. Vậy khi chỉ số xét nghiệm máu CEA cao có nguy hiểm không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm máu CEA cao có nguy hiểm không?

CEA (Carcinoembryonic antigen) là 1 loại protein được sản xuất trong quá trình phát triển của thai nhi. Quá trình này sẽ dừng lại trước khi sinh, CEA của người trưởng thành khỏe mạnh thường rất thấp. Xét nghiệm máu CEA là xét nghiệm đo hàm lượng của CEA trong máu của người mắc một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Kết quả xét nghiệm máu CEA cao hay gặp ở những người bị ung thư tuyến tụy, vú, buồng trứng, hoặc phổi. Ngoài ra, xét nghiệm CEA được chỉ định để đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi sự tái phát của khối u, vì trong các trường hợp này chỉ số xét nghiệm máu CEA cao. Vậy khi nhận kết quả có “chỉ số xét nghiệm máu CEA cao có nguy hiểm không?” Khi có kết quả xét nghiệm CEA cao, bác sĩ sẽ giải thích và tư vấn cho bệnh nhân về ý nghĩa của chỉ số này, cụ thể:

  • Nồng độ CEA trong máu người bình thường khỏe mạnh rất thấp, từ 0 – 5 ng/ml. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư có chỉ số xét nghiệm máu CEA cao > 5ng/ml thường dao động từ 50 – 70%, tùy thuộc vào các cơ quan khác nhau.
  • Xét nghiệm máu CEA cao trong một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. CEA còn tăng ở những người ung thư tuyến tụy, buồng trứng, vú, phổi. Do đó, xét nghiệm máu CEA thường có giá trị:
  • Theo dõi đáp ứng điều trị ung thư đại tràng. Chỉ số xét nghiệm máu CEA cao cũng được sử dụng như là dấu hiệu cảnh báo của ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư trực tràng, phổi, dạ dày, tuyến tụy, vú, buồng trứng.
  • Xét nghiệm CEA thược được làm trước khi điều trị và được xem là giá trị cơ cơ. Các giá trị CEA sau đó được dùng để đánh giá hiệu quả điều trị, giai đoạn ung thư, sự tiến triển, tái phát của khối u.
Chỉ số xét nghiệm máu CEA cao trong một số loại ung thư
Chỉ số xét nghiệm máu CEA cao trong một số loại ung thư

Vậy chỉ số xét nghiệm máu CEA cao cảnh báo điều gì?

  • Bạn bị hoặc có khả năng bị ung thư đại tràng, tuyến tụy, phổi, vú, buồng trứng. Tuy nhiên, cần làm thêm các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm khác để chẩn đoán.
  • Bạn đang không đáp ứng với phương pháp điều trị ung thư hiện tại: Nếu chỉ số xét nghiệm máu CEA cao hơn 20ng/mL và bạn vẫn có những triệu chứng của ung thư, điều này có nghĩa là phác đồ điều trị ung thư không hiệu quả.
  • Ung thư có thể đã tái phát sau khi điều trị: Xét nghiệm CEA cao đều đặn có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đã tái phát trở lại sau điều trị, đã di căn hoặc lây sang các bộ phận khác.
  • Những vấn đề sức khỏe khác bạn đang gặp phải, chẳng hạn như xơ gan, viêm gan, viêm đại tràng, loét dạ dày, viêm túi thừa, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,  viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật.

2. Cần làm gì khi có xét nghiệm máu CEA cao?

Xét nghiệm CEA cao là gợi ý chẩn đoán của một số loại ung thư. Tuy nhiên, chỉ số xét nghiệm máu CEA cao chưa thể kết luận chắc chắn ung thư bởi có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến xét nghiệm CEA cao như: Carcinoma niệu – sinh dục, viêm dạ dày – ruột, xơ gan, viêm loét dạ dày, hút thuốc lá nhiều, nhiễm trùng phổi, viêm phổi, viêm tụy, chảy máu quá nhiều (hiếm gặp), ngất xỉu, tụ máu và nhiễm trùng. Ngược lại, chỉ số CEA bình thường cũng không loại trừ khả năng ung thư vì có 30 – 50% bệnh nhân ung thư dạ dày, ruột, tuyến tụy, vú và phổi, … nhưng nồng độ CEA vẫn bình thường. Vì vậy, khi nhận kết quả xét nghiệm CEA cao, người bệnh không nên quá hoang mang, lo lắng. Khi kết quả xét nghiệm máu CEA cao bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác như X-quang, siêu âm, sinh thiết, … để chẩn đoán chính xác.

Khi có xét nghiệm máu CEA cao, cần làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác
Khi có xét nghiệm máu CEA cao, cần làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác

Đối với người đang điều trị ung thư, có chỉ số xét nghiệm máu CEA cao gợi ý đến việc phác đồ điều trị chưa hiệu quả hoặc ung thư đang tái phát trở lại. Người bệnh cần phối hợp với bác sĩ để kịp thời điều trị tái phát 1 cách hiệu quả. Để tầm soát sức khỏe 1 cách hiệu quả, mỗi người nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu thường xuyên để từ đó đánh giá tình trạng sức khỏe 1 cách hiệu quả nhất. Thông qua kết quả xét nghiệm máu tổng quát, bác sĩ có thể theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan/ thận, chỉ điểm ung thư hoặc tình trạng thừa/ thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Từ đó có những tư vấn cụ thể, giúp mọi người chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Xét nghiệm máu phát hiện ung thư là những xét nghiệm nào?

Xét nghiệm máu phát hiện ung thư là những xét nghiệm nào?

Xét nghiệm CA 72-4 là gì?

Xét nghiệm CA 72-4 là gì?

Xét nghiệm PSA để làm gì?

Xét nghiệm PSA để làm gì?

Xét nghiệm CEA là gì và ai cần thực hiện?

Xét nghiệm CEA là gì và ai cần thực hiện?

Xét nghiệm CA 19-9 để làm gì?

Xét nghiệm CA 19-9 để làm gì?

42

Bài viết hữu ích?