Zalo

Xét nghiệm CEA là gì và ai cần thực hiện?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chỉ số CEA trong xét nghiệm máu là gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi được bác sĩ chỉ định thực nghiệm xét nghiệm này. Thực tế, xét nghiệm CEA tầm soát ung thư đại trực tràng là một trong những chỉ định chính của xét nghiệm này, bên cạnh chức năng chẩn đoán và tiên lượng một số loại ung thư khác. Vậy những ai cần thực hiện xét nghiệm CEA máu và ý nghĩa thực sự của xét nghiệm này là gì ?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. CEA là gì ?

CEA hay Carcinoembryonic Antigen thực chất là một loại protein được sản xuất trong các mô tế bào ở đường tiêu hóa của thai nhi và sẽ giảm dần sau khi trẻ ra đời.

Trong khi đó, một số loại ung thư có thể tạo ra kháng nguyên này và giải phóng một phần vào trong máu. Vì vậy, CEA được coi như một chất chỉ điểm khối u trong các ung thư đường tiêu hóa và các ung thư khác gồm ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày, ung thư vú hoặc ung thư phổi. 

Hiện nay, xét nghiệm CEA tầm soát ung thư là một trong những xét nghiệm quan trọng nhằm giúp các bác sĩ định hướng chẩn đoán cũng như theo dõi hiệu quả điều trị hoặc nguy cơ tái phát của một số loại ung thư khác nhau. Ở tế bào ruột của thai nhi và khi trưởng thành, nồng độ kháng nguyên CEA là rất thấp ở trong máu. Tuy nhiên, khi người bệnh mắc ung thư, đặc biệt các ung thư tế bào biểu mô thì nồng độ khi xét nghiệm CEA sẽ tăng lên. Các ung thư đại trực tràng,  tuyến tụy, dạ dày, phổi, vú... cũng có thể tăng CEA. 

Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CEA có một ý nghĩa rất lớn trong quy trình chẩn đoán, tiên lượng cũng như theo dõi trước và sau khi điều trị ung thư đại trực tràng. Độ nhạy của xét nghiệm CEA đối với ung thư đại trực tràng khoảng từ 65%-74%.

2. Xét nghiệm CEA là gì ?

Xét nghiệm CEA là một xét nghiệm tầm soát và theo dõi điều trị một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Các khối u ở đường tiêu hóa, cả khối u lành tính hoặc ác tính ung thư đều có thể làm tăng nồng độ CEA. Các tình trạng gây tăng chỉ số CEA trong máu là: ung thư đại trực tràng, dạ dày, tuyến tụy, vú, ung thư phổi, buồng trứng, tuyến giáp, nhiễm trùng, viêm tụy, người hút thuốc, xơ gan, viêm ruột, một số khối u lành tính khác,...

Thực hiện xét nghiệm CEA định kỳ sẽ giúp theo dõi việc đáp ứng điều trị ung thư hoặc các bệnh lý gây tăng CEA. Bệnh nhân có nồng độ CEA giảm dần sau quá trình điều trị có thể cho thấy tình trạng đáp ứng điều trị tốt, tế bào ung thư tiết CEA giảm. Ngược lại, nếu sau điều trị, nồng độ CEA vẫn cao thì đây là dấu hiệu đáp ứng thuốc không hiệu quả và nguy cơ tái phát trở lại là rất cao.

xét nghiệm cea
Xét nghiệm CEA giúp tầm soát ung thư

3. Những ai cần thực hiện xét nghiệm CEA

Ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm thì việc điều trị sẽ mang lại nhiều khả năng chữa khỏi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của các bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau 5 năm không cao, nguyên nhân chính là do người bệnh được chẩn đoán quá trễ khi ung thư đã ở giai đoạn sau.

Hiện nay, khoa học ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho việc thực hiện nhiều  phương pháp sàng lọc để phát hiện sớm khối u đại trực tràng, chẳng hạn như xét nghiệm máu các dấu chỉ ung thư, nội soi hoặc chụp cắt lớp vi tính.

Ai cần thực hiện xét nghiệm CEA:

  • Xét nghiệm CEA tầm soát ung thư được thực hiện ở những đối tượng nguy cơ cao như có hội chứng di truyền gia đình như hội chứng đa polyp có tính chất gia đình, hội chứng Lynch,...
  • Khi được chẩn đoán ung thư, xét nghiệm CEA giúp hỗ trợ xác định giai đoạn, đưa ra tiên lượng phù hợp và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Ngoài ra, xét nghiệm CEA còn được thực hiện ở những bệnh nhân ung thư đang điều trị để theo dõi tình trạng đáp ứng thuốc và phát hiện ung thư tái phát.
  • Xét nghiệm CEA cũng đóng vai trò quan trọng để theo dõi khối u trong ung thư đường mật, tuyến tụy, buồng trứng, cổ tử cung,,…
  • Xét nghiệm CEA kết hợp cùng CA 19-9 và CA 125 giúp làm tăng độ nhạy của CEA như một phương thức sàng lọc bệnh lý ung thư.

4. Ý nghĩa của xét nghiệm CEA

Độ nhạy và độ đặc hiệu của CEA trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng là 50% và 90%. Chính vì vậy, CEA được xem như chất chỉ điểm “vàng” cho chẩn đoán ung thư đại trực tràng, đặc biệt là ở giai đoạn sớm.

Cụ thể, trong ung thư đại trực tràng, chỉ số CEA trong xét nghiệm máu có thể được sử dụng để tiên lượng sau điều trị và phát hiện nếu có khối u còn sót lại sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nồng độ CEA trước phẫu thuật cũng là một giá trị xác định giai đoạn của khối u và tiên lượng ở mức đáng tin cậy. Nói chung, các khối u có hàm lượng CEA máu cao thường có tiên lượng rất xấu.

Giá trị CEA huyết tương ban đầu được xem là yếu tố làm nền để sự theo dõi diễn tiến của bệnh. Kết quả của việc điều trị, tiên lượng bệnh sau này chịu ảnh hưởng đáng kể từ xét nghiệm CEA máu ban đầu này. 

Nồng độ CEA trong máu sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng sẽ giảm xuống dần và sau 4 đến 6 tuần sẽ trở về mức bình thường. Sau phẫu thuật cắt bỏ khối u nguyên phát, việc xét nghiệm CEA trong máu là một phương pháp không xâm lấn nhưng lại nhạy nhất để chẩn đoán tái phát của khối u. Một giá trị CEA tăng dai dẳng trong ít nhất 2 tháng có khả năng cao là ung thư bị tái phát.

xét nghiệm cea
Xét nghiệm CEA giúp phát hiện sớm ung thư đại trực tràng

Ngoài huyết tương, nếu ghi nhận tình trạng CEA tăng lên trong các dịch cơ thể khác thì rất có thể khối ung thư đã xâm lấn hoặc di căn đến các vùng khác của cơ thể. Ví dụ, dịch chọc dò màng phổi ghi nhận CEA tăng thì có thể ung thư đã di căn lên phổi, màng phổi; hoặc CEA tăng trong dịch màng bụng thì ung thư có thể đã di căn vào phúc mạc; hoặc xét nghiệm CEA dịch não tủy  được phát hiện tăng thì có thể ung thư đã di căn đến não, tủy sống.

Trong các bệnh ung thư khác như ung thư biểu mô thực quản, dạ dày, tụy, phổi, vú, buồng trứng, tuyến giáp thể tủy... thì giá trị CEA chỉ tăng khi ung thư tiến triển, tức là đã ở giai đoạn muộn và tỷ lệ tăng là khoảng 50-70% các trường hợp .

Ngoài ra, xét nghiệm CEA cũng có thể tăng ở một số bệnh lành tính như khi viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng, polyp trực tràng, viêm phổi, khí phế thũng, viêm gan, xơ gan, bệnh vú lành tính...

Cần lưu ý một điều rằng không phải tất cả các loại ung thư đều làm tăng nồng độ CEA và giá trị CEA tăng khi xét nghiệm không phải lúc nào cũng do ung thư. Chính vì vậy, CEA không được khuyến cáo để sàng lọc ung thư trong cộng đồng không triệu chứng. Riêng đối với nhóm bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư đại trực tràng thì cần xét nghiệm nồng độ CEA trước điều trị và 3 tháng/lần trong vòng 2 năm đầu sau phẫu thuật.

5. Quy trình thực hiện xét nghiệm CEA

5.1. Chuẩn bị trước xét nghiệm

Khi được chỉ định tiến hành làm xét nghiệm CEA, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiểm tra sức khỏe tổng quát và cung cấp các thông tin liên quan về cá nhân và bệnh lý. Bạn sẽ phải ngưng hút thuốc lá nếu có trong thời gian ngắn trước khi thực hiện để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.

5.2. Lấy mẫu xét nghiệm

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hoặc nhân viên kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch tương tự như các xét nghiệm máu thông thường khác để làm xét nghiệm CEA. Quy trình lấy mẫu như sau:

  • Garo quanh bắp tay để làm lộ các tĩnh mạch dưới nổi lên.
  • Sát khuẩn vùng lấy máu.
  • Tìm tĩnh mạch, đâm kim và lấy ra đủ lượng máu để xét nghiệm.
  • Tháo băng cánh tay và kim ra
  • Đặt bông gòn cầm máu.
  • Cho máu vào ống xét nghiệm và gửi đến phòng xét nghiệm

Sau khi lấy máu xét nghiệm, hầu hết bệnh nhân có thể về ngay và kết quả sẽ có sau 1 - 3 ngày. Bác sĩ sẽ dựa trên giá trị CEA máu xét nghiệm được phối hợp cùng các thông tin lâm sàng và cận lâm sàng khác để chẩn đoán bệnh.

Tóm lại, xét nghiệm CEA máu là một xét nghiệm sàng lọc ung thư đại trực tràng hoặc một số ung thư khác có tăng sản xuất CEA. Tuy nhiên, giá trị này cũng có thể tăng ở một số tình trạng lành tính khác. Người bệnh, đặc biệt là những đối tượng nguy cơ cao cần được thăm khám lâm sàng, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán sớm các bệnh lý này, giúp cải thiện hiệu quả điều trị cũng như có tiên lượng tốt hơn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Chỉ số CA 72-4 trong xét nghiệm máu thế nào là an toàn?

Chỉ số CA 72-4 trong xét nghiệm máu thế nào là an toàn?

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

70

Bài viết hữu ích?