Zalo

Xét nghiệm PSA để làm gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ung thư tuyến tiền liệt là 1 bệnh lý ác tính thường gặp ở nam giới, thường tiến triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh thường được phát hiện khi làm xét nghiệm PSA có kết quả bất thường hoặc có triệu chứng bất thường. Vậy xét nghiệm PSA là gì và có ý nghĩa gì trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm PSA trong máu là gì?

Ung thư tuyến tiền liệt là 1 trong 4 loại ung thư phổ biến trên thế giới, có tỉ lệ tử vong cao. Căn bệnh này thường tiến triển chậm, không có triệu chứng rõ ràng. Trong giai đoạn này, người bệnh thường có rối loạn tiểu tiện, chẳng hạn như tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, tiểu gấp, tiểu nhỏ giọt,… Ở giai đoạn nặng, khi ung thư đã di căn đến hạch vùng chậu và xương, người bệnh sẽ đau nhức xương, xương dễ gãy,…

Người mắc ung thư tuyến tiền liệt nếu được chẩn đoán và chữa trị sớm ở giai đoạn đầu, cơ hội sống sẽ tăng lên. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng nên cản trở đến việc chẩn đoán sớm.

Bằng phương pháp xét nghiệm PSA, việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt đã dễ dàng và chính xác hơn cho các bác sĩ, từ đó nâng cao tỉ lệ sống sót cho người bệnh. Nhiều người thắc mắc “xét nghiệm PSA là gì?”. Thực tế, xét nghiệm PSA là xét nghiệm máu để định lượng nồng độ PSA, dùng trọng tầm soát, chẩn đoán và theo dõi hiệu quả điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

“Chỉ số PSA trong xét nghiệm máu là gì?”. Thông thường, nồng độ PSA trong máu người khỏe mạnh rất thấp, trong khoảng từ 0 – 4 ng/ml. Nồng độ PSA thường tăng cao ở nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt. PSA tăng theo thời gian cũng có thể là dấu hiệu dự báo ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác cũng có nồng độ PSA trong máu tăng cao như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, … Do đó, xét nghiệm PSA cho kết quả bất thường cũng chưa thể khẳng định là ung thư tuyến tiền liệt mà cần làm thêm các kiểm tra khác.

Xét nghiệm PSA tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm PSA tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

2. Xét nghiệm PSA để làm gì?

Trong năm 2020, tại Việt Nam đã có hơn 2,600 trường hợp tử vong vì ung thư tiền liệt tuyến và con số này vẫn tiếp tục gia tăng. Trên thực tế, ung thư tuyến tiền liệt có thể điều trị tốt, tỉ lệ sống sau 5 năm là hơn 95%. Tuy nhiên, hơn 1 nửa bệnh nhân được phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối.

Vì vậy, xét nghiệm PSA tầm soát ung thư tuyến tiền liệt ở những đối tượng có nguy cơ cao là cần thiết để cải thiện điều trị và kéo dài tuổi thọ cho người mắc bệnh. Ngoài ra, xét nghiệm PSA còn có giá trị trong chẩn đoán, tiên lượng nguy cơ tiến triển, đánh giá điều trị cũng như theo dõi tái phát và di căn. Vậy xét nghiệm PSA được chỉ định trong những trường hợp nào? Không phải nam giới nào cũng cần thực hiện xét nghiệm này, những trường hợp dưới đây sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm PSA:

  • Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nam giới từ 50 tuổi trở  lên nên thực hiện xét nghiệm PSA tầm soát ung thư hằng năm. Ngoài ra, có thể làm sớm hơn từ lúc 45 tuổi nếu có các yếu tố  nguy cơ như tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến tiền liệt, hoặc từ lúc 40 tuổi nếu có mang gen BRCA1/ BRCA2.
  • Với người mới được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm PSA và một số yếu tố khác như giai đoạn khối u, điểm Gleason khi sinh thiết, … có thể được sử dụng để đánh giá khả năng tiến triển của ung thư. Từ đó, giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị ung thư tuyến tiền liệt phù hợp.
  • Sau khi điều trị bệnh, xét nghiệm PSA được tiến hành định kỳ để theo dõi hiệu quả điều trị và khả năng tái phát.

3. Ý nghĩa của chỉ số PSA trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm PSA tầm soát ung thư có độ nhạy là 21% và độ đặc hiệu là 91%. Nhờ vậy, xét nghiệm này giúp chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt. Sau khi nhận kết quả, bác sĩ sẽ giải thích và tư vấn ý nghĩa của chỉ số PSA trong xét nghiệm máu là gì cho người bệnh như sau:

  • Với người từ 45 – 75 tuổi:
    • Giá trị PSA < 1ng/mL và kết quả khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE) bình thường: Tuyến tiền liệt vẫn bình thường, nên xét nghiệm PSA sau mỗi 2 – 4 năm.
    • Giá trị PSA từ 1 – 3ng/mL và kết quả DRE bình thường: Tuyến tiền liệt tạm ổn, nên xét nghiệm PSA sau mỗi 1 – 2 năm.
    • Giá trị PSA từ > 3ng/mL và kết quả DRE bất thường: Tuyến tiền liệt có vấn đề, nên làm thêm các xét nghiệm bổ sung hoặc sinh thiết.
  • Với người trên 75 tuổi:
    • Giá trị PSA < 4ng/mL và kết quả DRE bình thường: Tuyến tiền liệt ổn định, nên xét nghiệm PSA sau mỗi 1 – 4 năm.
    • Giá trị PSA > 4ng/mL và kết quả DRE bất thường: Tuyến tiền liệt có vấn đề, nên làm thêm các xét nghiệm bổ sung hoặc sinh thiết.

Tuy nhiên, không phải chỉ dựa vào xét nghiệm PSA tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là có thể khẳng định ung thư. Một số tình trạng khác có thể làm tăng giá trị PSA như viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, có phẫu thuật tuyến tiền liệt gần đây,… Do đó, để nâng cao giá trị của xét nghiệm PSA có thể làm thêm xét nghiệm định lượng PSA tự do (fPSA). Theo các nghiên cứu, tỉ lệ fPSA/tPSA có giá trị cao trong chẩn đoán ung thư. Tỉ lệ này ở người bình thường là 0,25. Trong ung thư tuyến tiền liệt, tỉ lệ fPSA/tPSA dưới 0,17 do có tình trạng tăng tPSA (PSA dạng kết hợp) mà không tăng fPSA.

Nam giới từ 50 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm PSA
Nam giới từ 50 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm PSA

4. Giá trị của xét nghiệm PSA tầm soát ung thư tuyến tiền liệt với người thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa

Một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tiền liệt là chế độ ăn thiếu cân bằng (nhiều chất béo nguồn gốc từ động vật, ít rau củ quả).

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ung thư quốc tế, thừa cân béo phì là 1 yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học đã phát hiện rằng mỡ nội tạng và mỡ dưới da đùi có liên quan đến khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt và tử vong do căn bệnh này.

Theo một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Obesity Research & Clinical Practice, nam giới thừa cân béo phì dễ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt hơn người có tình trạng dinh dưỡng bình thường. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 750 người bệnh ung thư tuyến tiền liệt đã phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt và mô xung quanh, kết quả cho thấy người cuối cùng tử vong vì ung thư dễ bị thừa cân béo phì tại thời điểm được chẩn đoán mắc ung thư hơn 50% so với người không tử vong vì bệnh. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì và tỉ lệ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt được thấy rõ ràng hơn ở ung thư tuyến tiền liệt thể xâm lấn.

Xét nghiệm PSA tầm soát ung thư tuyến tiền liệt giúp những người thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa tầm soát và phát hiện sớm bệnh.

Tóm lại, xét nghiệm máu là 1 phần quan trọng của kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng bệnh lý cụ thể của người bệnh, giúp người bệnh chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe, đặc biệt là với các những người có vấn đề về cân nặng, chuyển hóa,... Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe và hướng xử lý phù hợp cho bạn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Xét nghiệm PSA có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm PSA có cần nhịn ăn không?

Những xét nghiệm nào có thể phát hiện ung thư tuyến tiền liệt?

Những xét nghiệm nào có thể phát hiện ung thư tuyến tiền liệt?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Mẹo để giảm mức chỉ số xét nghiệm PSA một cách tự nhiên

Mẹo để giảm mức chỉ số xét nghiệm PSA một cách tự nhiên

Chỉ số PSA cao, thấp, bình thường trong xét nghiệm máu như thế nào?

Chỉ số PSA cao, thấp, bình thường trong xét nghiệm máu như thế nào?

45

Bài viết hữu ích?