Zalo

Xét nghiệm PSA có cần nhịn ăn không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm định lượng PSA được thực hiện ở nam giới để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt hoặc theo dõi tiến triển của ung thư ở những bệnh nhân đã hoặc đang điều trị. Vì là một xét nghiệm máu, nên trước khi làm xét nghiệm PSA có cần nhịn ăn không là thắc mắc của nhiều người.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm PSA có cần nhịn ăn không?

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh phổ biến ở nam giới và có tỉ lệ tử vong cao, một trong những nguyên nhân là do phát hiện và chẩn đoán bệnh chậm trễ, ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị không hiệu quả. Xét nghiệm định lượng PSA có khả năng tầm soát phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt, do đó xét nghiệm này được ứng dụng phổ biến hiện nay. Không những dùng trong chẩn đoán bệnh, xét nghiệm định lượng PSA còn được dùng để theo dõi tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt và đánh giá hiệu quả điều trị. Chỉ số xét nghiệm máu PSA có độ chính xác khá cao, tuy nhiên có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tâm lý căng thẳng, nhiễm trùng, sai sót trong kỹ thuật phân tích, vấn đề liên quan đến sinh thiết, … Vì vậy, xét nghiệm định lượng PSA cần được thực hiện đúng quy trình để đảm bảo kết quả chính xác. Trong đó, vấn đề xét nghiệm PSA có cần nhịn ăn không được nhiều người bệnh thắc mắc. Mặc dù định lượng PSA là một xét nghiệm máu, tuy nhiên không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên người bệnh không cần nhịn ăn hoặc cần phải chuẩn bị điều gì trước khi lấy máu.

2. Chuẩn bị gì khi làm xét nghiệm định lượng PSA?

Sau khi đến bệnh viện và thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định đi làm xét nghiệm định lượng PSA toàn phần theo quy trình. Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ lấy một lượng nhỏ máu theo quy định dưới tĩnh mạch của bạn và mang đi phân tích trong phòng thí nghiệm. Cụ thể:

  • Trong khi thực hiện: Kỹ thuật viên sát trùng vùng tĩnh mạch cánh tay người bệnh, buộc garo, sát khuẩn vị trí lấy máu. Sau đó dùng xilanh sạch hút khoảng 3ml máu tĩnh mạch vào ống nghiệm. Mẫu máu đạt yêu cầu là máu không vỡ hồng cầu. Kỹ thuật viên sẽ gửi mẫu máu phân tích trong vòng 2 giờ. Vì nồng độ PSA trong máu rất thấp nên xét nghiệm định lượng PSA toàn phần đòi hỏi công nghệ có độ nhạy cao là kỹ thuật kháng thể đơn dòng.
  • Sau khi thực hiện: Khi có kết quả, kỹ thuật viên sẽ xem xét, đánh giá kết quả và in kết quả xét nghiệm để trả người bệnh. Chỉ số xét nghiệm máu PSA được hiển thị dưới dạng ng/ml, người bệnh nhân kết quả và tiếp tục thực hiện các yêu cầu khác của bác sĩ chuyên khoa nếu có.
Xét nghiệm định lượng PSA toàn phần có khả năng tầm soát phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm định lượng PSA toàn phần có khả năng tầm soát phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt

3. Cách đọc kết quả xét nghiệm định lượng PSA toàn phần

Kết quả xét nghiệm định lượng PSA ở nam giới bình thường rất thấp, chủ yếu dưới 4ng/mL. Tuy nhiên, kích thước tuyến tiền liệt thay đổi theo từng độ tuổi, vì vậy chỉ số xét nghiệm máu PSA để đánh giá sức khỏe cũng có sự khác nhau. Cụ thể là:

  • Nam giới từ 40 – 49 tuổi: Nồng độ PSA ≤ 2.5 ng/mL.
  • Nam giới 50 – 59 tuổi: Nồng độ PSA ≤ 3.5 ng/mL.
  • Nam giới từ 60 – 69 tuổi: Nồng độ PSA ≤ 4.5 ng/mL.
  • Nam giới từ 70 – 79 tuổi: Nồng độ PSA ≤ 6.5 ng/mL.

Xét nghiệm định lượng PSA có kết quả tăng trên mức bình thường nghĩa là nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt đang ở mức cao. Ngưỡng giới hạn của chỉ số xét nghiệm máu PSA trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt thường là ≥ 4 ng/mL với độ nhạy 21%, độ đặc hiệu 91%. Những người có tốc độ gia tăng PSA toàn phần trên 0,75ng/ml/năm được xác định là có nguy cơ cao mắc ung thư. Bên cạnh đó, những người có tốc độ gia tăng PSA toàn phần dưới 0,75ng/ml/năm thường được chẩn đoán có nguy cơ mắc các bệnh lý khác ở tuyến tiền liệt như phì đại, viêm. Mặc dù chỉ số xét nghiệm máu PSA được dùng để đánh giá nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, tuy nhiên kết quả này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, bác sĩ sẽ xem xét thêm các yếu tố khách quan như:

  • Tuổi: Giá trị PSA tăng theo tuổi.
  • Kích thước tuyến tiền liệt.
  • Người bệnh xuất tinh trong khoảng 48 giờ trước khi xét nghiệm, tập luyện cường độ cao, sử dụng thủ thuật y tế ở tuyến tiền liệt đều làm thay đổi kết quả xét nghiệm định lượng PSA.
  • Thuốc đang sử dụng.

Chỉ số xét nghiệm máu PSA tăng không hoàn toàn có nghĩa là bị ung thư. Do đó, xác định chỉ số PSA tự do (fPSA) trong máu là cách để chẩn đoán nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến chính xác. Một số trường hợp có chỉ số xét nghiệm định lượng PSA toàn phần tăng từ 4.1-10 ng/mL, kết hợp với tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn phần ≤ 0.155, độ nhạy 85%, độ đặc hiệu 56,5% sẽ được chẩn đoán mắc ung thư tiền liệt tuyến. Ngoài ra, chỉ số xét nghiệm máu PSA còn được sử dụng để đánh giá mức độ tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt, cụ thể như sau:

  • Giá trị PSA < 10ng/ml: Khối u còn khu trú trong tuyến tiền liệt.
  • Giá trị PSA > 30ng/ml: 80% ung thư đang ở giai đoạn 3.
  • Giá trị PSA > 50ng/ml: 80% ung thư tuyến tiền liệt đã di căn tới bọng tinh.
  • Giá trị PSA > 100ng/ml: 100% ung thư tiền liệt tuyến đã di căn xa.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nam giới sau điều trị ung thư tiền liệt tuyến nên làm xét nghiệm định lượng PSA toàn phần vì bệnh vẫn có khả năng còn PSA trong máu.

Nam giới sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt nên làm xét nghiệm định lượng  PSA
Nam giới sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt nên làm xét nghiệm định lượng  PSA

Sau khi điều trị, lượng PSA trong máu người bệnh thường rất thấp, nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể phát hiện. Sau phẫu thuật tuyến tiền liệt không phát hiện PSA không có nghĩa là ung thư không tái phát. Lúc này, cần xem xét tốc độ PSA tăng trong máu, nếu PSA ổn định hoặc tăng nhẹ thì không cần điều trị thêm. Sau khi cắt bỏ tuyến tiền liệt, lúc này không tìm thấy PSA hoặc thấp hơn 0,05ng/ml sau 3 tuần. Nếu PSA xuất hiện trở lại là dấu hiệu ung thư tái phát. Sau khi điều trị nội tiết, nếu chỉ số xét nghiệm máu PSA về mức bình thường sau 3 tháng là dấu hiệu tích cực. Sau khi tia xạ, chỉ số xét nghiệm máu PSA xuống mức rất thấp, dưới 1ng/ml.

Xét nghiệm định lượng PSA toàn phần là một chỉ số quan trọng giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Vì thế, khi không điều trị ung thư, nam giới vẫn nên thực hiện xét nghiệm định lượng PSA mỗi năm 2 lần để đảm bảo an toàn.

Tóm lại, xét nghiệm máu là 1 phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi 1 tình trạng bệnh lý được cụ thể hơn đồng thời giúp người bệnh chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe, nhất là với những người đang mắc các bệnh về chuyển hóa, cân nặng, béo phì… Đối với xét nghiệm máu từ cơ bản đến chuyên sâu, khách hàng được thực hiện một cách bài bản, chuyên sâu. Sau khi có kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho người bệnh. Việc thực hiện làm xét nghiệm máu tuy đơn giản nhưng mang đến nhiều giá trị trong việc kiểm soát và đẩy lùi nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm, khó chữa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Xét nghiệm PSA để làm gì?

Xét nghiệm PSA để làm gì?

Chỉ số PSA cao, thấp, bình thường trong xét nghiệm máu như thế nào?

Chỉ số PSA cao, thấp, bình thường trong xét nghiệm máu như thế nào?

Xét nghiệm máu ELISA thế nào là bình thường?

Xét nghiệm máu ELISA thế nào là bình thường?

Xét nghiệm máu PSA là gì?

Xét nghiệm máu PSA là gì?

Cách giảm chỉ số CEA trong máu

Cách giảm chỉ số CEA trong máu

3958

Bài viết hữu ích?