Zalo

Xét nghiệm CA 19-9 để làm gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Giống với các loại ung thư khác, ung thư tụy giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Rất ít người phát hiện được bệnh và họ đã bỏ qua cơ hội điều trị hiệu quả trong giai đoạn sớm. Vì vậy, xét nghiệm CA 19-9 là một giải pháp quan trọng giúp phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài thời gian sống thêm.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm CA 19-9 là gì?

Ung thư tụy là một loại ung thư nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao. Nhiều người bệnh ung thư tụy giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng, đến khi xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng mới đi khám và phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, cơ hội điều trị thành công thấp. Trên thực tế, khoảng 95% người mắc ung thư tụy phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Với người đã được phẫu thuật thì nguy cơ tái phát ung thư khá cao, tỉ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư tụy rất thấp, chỉ khoảng 4%. Vì vậy, xét nghiệm CA 19-9 với độ nhạy khả quan có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và cải thiện tiên lượng sống của người ung thư tụy. Vậy xét nghiệm CA 19-9 là gì?

  • CA19-9 (cancer antigen 19-9) được sản xuất và bài tiết bởi các tế bào biểu mô tuyến tiêu hóa và hô hấp như tuyến tụy, dạ dày, túi mật, đại tràng, tuyến nước bọt, tuyến tuyền liệt, nội mạc tử cung, ... Vì vậy, CA19-9 có thể tăng trong một số ung thư như ung thư tụy, gan, mật, dạ dày, đại trực tràng, buồng trứng,... và một số bệnh lành tính khác như viêm đường mật, tắc mật, viêm ruột, viêm tụy, ...
  • Xét nghiệm CA 19-9 là định lượng nồng độ CA 19-9 trong máu bằng phương pháp miễn dịch kiểu sandwich với công nghệ điện hóa phát quang. CA 19-9 trong mẫu thử có vai trò kháng nguyên và được kẹp giữa kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng CA 19-9 (đánh dấu biotin) và kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng CA 19-9 (đánh dấu ruthenium, có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu « bánh mì kẹp thịt ». Cường độ phát quang tỉ lệ thuận với nồng độ CA 19-9 trong mẫu thử.

2. Mục đích của xét nghiệm CA 19.9 là gì?

Xét nghiệm CA 19.9 có vai trò chủ yếu là chẩn đoán sớm, theo dõi đáp ứng điều trị, phát hiện ung thư tụy tái phát và tiên lượng bệnh. Cụ thể, các chỉ định của xét nghiệm CA 19.9 là:

  • Nghi ngờ ung thư tụy: Vị trí của tuyến tụy là phía sau dạ dày, nên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh khó phát hiện. Khi các triệu chứng đã rõ ràng thì ung thư tụy đã chuyển sang giai đoạn nặng, khó điều trị. Vì vậy, khi có các triệu chứng lâm sàng như suy nhược cơ thể, chán ăn, ăn không ngon, mệt mỏi kéo dài, vàng da, phân trắng, bạc màu, nước tiểu sẫm màu, cổ trướng,  sốt liên tục không rõ nguyên nhân, co thắt ổ bụng thường xuyên, ... người bệnh nên làm xét nghiệm CA 19.9 để chẩn đoán sớm và điều trị ung thư tụy.
Xét nghiệm CA 19.9 được chỉ định ở những người có triệu chứng nghi ngờ
Xét nghiệm CA 19.9 được chỉ định ở những người có triệu chứng nghi ngờ
  • Theo dõi và điều trị ung thư tụy: Xét nghiệm CA 19.9 được chỉ định thường xuyên để theo dõi đáp ứng điều trị. Chỉ số CA 19.9 giảm sau phẫu thuật có nghĩa là ung thư tụy đang đáp ứng điều trị và tỉ lệ thuận với thời gian sống của người bệnh và ngược lại. Từ đó làm cơ sở để điều chỉnh phác đồ thích hợp, kịp thời.
  • Theo dõi tái phát ung thư tụy: Sau khi điều trị ung thư tụy với các phương pháp ngoại khoa, hóa trị liệu, … cần làm xét nghiệm CA 19.9 để theo dõi ung thư tái phát.

3. Ý nghĩa của chỉ số CA 19.9 trong xét nghiệm máu là gì?

CA 19-9 không đặc hiệu cho riêng ung thư tụy, do đó kết quả xét nghiệm CA 19.9 cần được kết hợp cùng khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu khác. Khi nhận kết quả xét nghiệm CA 19.9, bác sĩ sẽ giải thích về ý nghĩa của chỉ số CA 19.9 trong xét nghiệm máu là gì cho người bệnh, cụ thể:

  • CA 19-9 là dấu ấn ung thư có độ nhạy và độ đặc hiệu cao được sử dụng để chẩn đoán ung thư tụy ở những người có triệu chứng. Nồng độ CA 19-9 lớn hơn 1000 U/mL thì độ nhạy của chẩn đoán là 41%, độ đặc hiệu là 99,8%.
  • Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm CA 19.9 có thể do một số nguyên nhân khác như viêm tụy, viêm ruột, tắc mật, xơ gan,…
  • Giá trị CA 19.9 có liên quan đến kích thước khối u, khối u càng phát triển thì chỉ số này càng tăng. Do đó, dựa vào kết quả xét nghiệm CA 19.9 để phân giai đoạn bệnh và lựa chọn phác đồ điều trị và theo dõi hiệu quả.
  • Ung thư tụy giai đoạn đầu: Xét nghiệm CA 19.9 có thể có kết quả bình thường hoặc vượt ngưỡng 37 UI/ml. Ở giai đoạn này, khối u mới xuất hiện, nằm trong tuyến tụy nên có khả năng điều trị thành công cao nếu được phát hiện.
  • Ung thư tụy giai đoạn sau: Kết quả xét nghiệm CA 19.9 lớn hơn 37 UI/ml. Ở giai đoạn này, ung thư đang tiến triển và lan rộng ra các mô, hạch bạch huyết, mạch máu xung quanh tụy. Khối u xâm lấn toàn bộ tụy.
  • Ung thư tụy di căn: Giá trị CA 19.9 ≥ 1200 UI/ml. Ung thư tụy đã lan ra các cơ quan khác của cơ thể, không còn điều trị được bằng phẫu thuật cắt bỏ tụy.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ được chỉ định làm xét nghiệm CA 19.9 thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh và đáp ứng của ung thư với điều trị.
Xét nghiệm CA 19.9 được làm để theo dõi tiến triển của bệnh
Xét nghiệm CA 19.9 được làm để theo dõi tiến triển của bệnh
  • Người bệnh ung thư tụy cũng được xét nghiệm CA 19.9 để theo dõi nguy cơ tái phát của ung thư. Giá trị CA 19.9 càng tăng thì nguy cơ tái phát càng cao và ngược lại.
  • Ngoài ra, xét nghiệm CA 19.9 còn được sử dụng để tầm soát một số ung thư khác như ung thư biểu mô tế bào gan, dạ dày, đường mật, trực tràng, … và một số bệnh lành tính khác.

4. Giá trị của xét nghiệm CA 19.9 với người thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa

Một nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu ung thư Anh và Diễn đàn Y tế Vương quốc Anh đã dự đoán rằng đến năm 2035, gần 75% trưởng thành sẽ thừa cân hoặc béo phì. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có 10 bệnh ung thư mà béo phì là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến mắc bệnh, bao gồm ung thư tuyến tụy. Vì vậy, béo phì làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy như thế nào? Các mô mỡ ở những người thừa cân béo phì sản xuất nhiều hormone và các yếu tố tăng trưởng hơn so với những người có cân nặng bình thường. Nồng độ cao của một số loại hormone này, bao gồm cả insulin được sản xuất trong tuyến tụy, có thể làm tăng nguy cơ mắc một số ung thư, gồm có ung thư tụy. Một nghiên cứu vào năm 2011 ước tính rằng khoảng 12% của tất cả các bệnh ung thư tuyến tụy ở Anh là do thừa cân và béo phì. Trong một nghiên cứu thuần tập trên một triệu phụ nữ ở Anh cho thấy tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư liên quan đến Chỉ số khối cơ thể  (BMI). Phụ nữ có chỉ số BMI >27,5 có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy tăng 20-37% so với những người có chỉ số BMI bình thường. Một nghiên cứu khác được tiến hành vào năm 2008 cho thấy những phụ nữ béo phì mang phần lớn trọng lượng dư thừa quanh eo thay vì hông có 70% khả năng mắc ung thư tuyến tụy. Đánh giá phân tích tổng hợp mới nhất về bằng chứng liên quan đến béo phì và nguy cơ ung thư tuyến tụy do các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial, London và Đại học Leeds thực hiện đã xác nhận giả thuyết rằng “chỉ số BMI tăng và béo bụng có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tụy tăng lên”. Xét nghiệm CA 19.9 phát hiện sớm ung thư tuyến tụy giúp những người thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa tầm soát và phát hiện sớm bệnh. Tóm lại, xét nghiệm máu là 1 phần quan trọng của kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng bệnh lý cụ thể của người bệnh, giúp người bệnh chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe, đặc biệt là với các những người có vấn đề về cân nặng, chuyển hóa,... Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe và hướng xử lý phù hợp cho bạn.  

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư tụy

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư tụy

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày

Các xét nghiệm sàng lọc béo phì phổ biến nhất

Các xét nghiệm sàng lọc béo phì phổ biến nhất

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Chỉ số xét nghiệm máu CEA cao có nguy hiểm không?

Chỉ số xét nghiệm máu CEA cao có nguy hiểm không?

714

Bài viết hữu ích?