Zalo

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư tụy

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tuyến tụy là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể với vai trò ổn định đường huyết và hỗ trợ tiêu hoá. Những người mắc bệnh ung thư tụy thường có tiên lượng tương đối xấu nếu được chẩn đoán muộn. Cùng tìm hiểu các yếu tố nguy cơ bệnh ung thư tuyến tụy để từ đó biết cách chủ động phòng tránh.

1. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư tụy là gì và gồm những yếu tố nào?

Tuyến tụy là một cơ quan thuộc hệ tiêu hoá nằm ở sát thành bụng sau, phía sau phúc mạc, được che phủ bởi dạ dày. Tụy tiết ra các men tụy vào tá tràng giúp trung hòa axit dịch vị từ dạ dày vào tá tràng, đồng thời dịch tụy còn có các enzyme giúp phân huỷ carbohydrate, protein, chất béo trong thức ăn thúc đẩy quá trình tiêu hoá. Bên cạnh đó tuyến tụy cũng tiết ra hormon Insulin và Glucagon vào máu để điều hòa lượng đường trong cơ thể. 

Ung thư tụy là những thương tổn ác tính có thể xuất phát từ bất kỳ thành phần nào của tụy. Hầu hết, ung thư tuỵ đều có nguồn gốc từ tế bào tụy ngoại tiết (chiếm khoảng 95% các trường hợp). Nguyên nhân ung thư tụy đến nay vẫn chưa được xác định rõ nhưng có nhiều nghiên cứu đã đưa ra được 1 số yếu tố gây ung thư tụy.

1.1 Yếu tố di truyền

Theo đánh giá thì một số bệnh di truyền có thể làm tăng nguy cơ ung thư tụy như:

  • Người bị bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng di truyền do đột biến gen BRCA1 và BRCA2
  • Ung thư vú di truyền do đột biến gen PALB2
  • Người bị ung thư đại tràng không polyp có tính chất gia đình - hội chứng Lynch II (do đột biến gen sửa chữa bắt cặp sai ADN)
  • Người bị viêm tụy di truyền do đột biến gen PRSS1, SPINK1.
  • Hội chứng Peutz-Jeghers, do khiếm khuyết gen STK11 . Hội chứng này cũng liên quan đến polyp ở đường tiêu hóa và một số bệnh ung thư khác.
  • Hội chứng u ác tính nhiều nốt ruồi không điển hình gia đình (FAMMM) , gây ra bởi đột biến gen p16/CDKN2A và liên quan đến u ác tính ở da và mắt

1.2 Bệnh lý tụy mạn tính

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến viêm tụy mãn. Sỏi mật được chứng minh là cũng gây viêm tụy. Khi tình trạng viêm xảy ra, các tế bào viêm sẽ tiết ra các yếu tố tăng trưởng và độc tố. 

Tuyến tụy bị viêm mạn tính nhiều năm, các yếu tố tăng trưởng và độc tố này gây ra tổn thương và khiến tế bào tuyến tụy phát triển không kiểm soát được. Điều này có thể dẫn đến ung thư tuyến tụy. Cần lưu ý là phải mất nhiều năm viêm tụy mãn tính mới làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy.

1.3 Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu

Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư tụy cao gấp đôi so với người không hút thuốc. Ngoài hút thuốc thì uống nhiều bia rượu và uống lâu ngày cũng làm tăng nguy cơ ung thư tụy do tình trạng viêm tụy mạn.

Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư tụy
Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư tụy

1.4 Yếu tố tuổi tác

Khi tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư tuỵ càng tăng. Hầu hết những người mắc bệnh ung thư tuyến tụy đều trên 45 tuổi. Trên thực tế, 90% trên 55 tuổi và 70% trên 65 tuổi.

1.5 Giới tính

Tỷ lệ nam giới được chẩn đoán mắc ung thư tuỵ cao hơn nữ giới. Điều này có thể liên quan đến vấn đề hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu ở nam giới cao hơn nữ giới.

1.6 Thừa cân, béo phì

Những người thừa cân béo phì hay thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất béo cũng là yếu tố nguy cơ bệnh ung thư tuyến tụy. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đối tượng này được chẩn đoán và và tử vong vì ung thư tuyến tụy cao hơn khoảng 20% so với những người có mức cân nặng ổn định.

1.7 Ít hoạt động thể lực

Một số nghiên cứu cho thấy, không hoạt động thể chất thường xuyên cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tụy.

2. Làm sao để dự phòng sớm với các yếu tố nguy cơ bệnh ung thư tuyến tụy?

Bệnh ung thư tụy thường được chẩn đoán muộn, tiên lượng xấu, khả năng tử vong cao nên việc dự phòng sớm các yếu tố gây ung thư tụy là rất điều cần thiết.

  • Tầm soát ung thư tụy định kỳ: Nếu gia đình có người mắc các bệnh lý di truyền có khả năng gây ung thư tụy thì tốt nhất bạn nên chủ động thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để đảm bảo có thể quản lý sức khỏe được tốt nhất.
  • Giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng: Thừa cân béo phì hiện nay là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý về chuyển hoá, bệnh tim mạch và bệnh đường tiêu hoá. Vì thế nên việc kiểm soát và duy trì cân nặng lý tưởng góp phần làm giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư tụy nói riêng và các bệnh lý khác nói chung. Việc giảm cân nên được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả bằng cách kết hợp chế độ ăn lành mạnh, giảm calo với tập luyện thể dục thể thao tiêu hao năng lượng hợp lý.
  • Không hút thuốc lá: Hút thuốc là ngoài là yếu tố nguy cơ gây ung thư tụy còn là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Vì vậy, việc cai thuốc lá góp phần giảm thiểu nguy cơ gây các bệnh ung thư. Để cai được thuốc lá bạn cần tìm được động lực bỏ thuốc lá và lên kế hoạch khoa học. Nếu không thành công, bạn có thể cân nhắc liệu pháp dùng thuốc điều trị cai thuốc lá từ bác sĩ.
  • Kiểm soát tốt lượng bia rượu, thức uống có cồn đưa vào cơ thể: Lượng cồn đưa vào cơ thể tuỳ độ tuổi, giới tính, sức khoẻ và loại cồn. Đối với người bình thường, khoẻ mạnh thì nam giới nên uống giới hạn dưới 2 đơn vị cồn mỗi ngày và nữ giới nên uống giới hạn dưới 1 đơn vị cồn mỗi ngày. Một đơn vị cồn tương đương với khoảng 10 ethanol nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức tương đương 1 lon bia 330ml, hoặc 200ml rượu nhẹ hoặc 60ml rượu mạnh. 
  • Chế độ ăn: Giảm thịt đỏ, carbohydrate xấu (đường, gạo trắng, bánh mì trắng..) thay bằng carbohydrate tốt (gạo lứt, ngũ cốc mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt). Tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại trái cây và rau xanh sẽ rất tốt cho sức khỏe.
  • Tăng cường tập luyện thể lực, thể dục thể thao: Tuỳ độ tuổi, tình trạng sức khoẻ mà bạn chọn cho mình phương pháp tập luyện thích hợp như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, cầu lông, dưỡng sinh.. Việc tăng cường tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp bạn giảm cân nếu bạn thừa cân, thúc đẩy chuyển hóa trong cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng phòng ngừa nhiều bệnh tật. 
Tầm soát thường xuyên để dự phòng sớm với các yếu tố nguy cơ bệnh ung thư tuyến tụy
Tầm soát thường xuyên để dự phòng sớm với các yếu tố nguy cơ bệnh ung thư tuyến tụy

3. Các lưu ý cần biết để có sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh ung thư tụy

Có nhiều yếu tố nguy cơ bệnh ung thư tụy, vì vậy để có sức khoẻ tốt, phòng tránh bệnh ung thư tụy bạn cần chú ý các lưu ý sau:

  • Chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế các loại thịt đỏ, các thực phẩm chức nhiều tinh bột. Thay bằng gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây. 
  • Tránh thuốc lá, các thức uống có cồn: Sử dụng thuốc lá, bia rượu và thức uống có cồn lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, bạn hãy chủ động tránh tiếp xúc với những chất này.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng: Điều này sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, phòng tránh được bệnh ung thư tụy và một số bệnh lý khác.
  • Tăng cường thể lực: Tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và cải thiện chất lượng cuộc sống, phòng tránh được bệnh ung thư tụy và nhiều bệnh lý khác. 

Hiện nay bệnh ung thư tụy là một bệnh không có triệu chứng đặc hiệu. Bệnh thường được phát hiện muộn khi ung thư đã xâm lấn và di căn nên tiên lượng bệnh khá xấu. Có nhiều yếu tố nguy cơ bệnh ung thư tuyến tụy, do đó việc chủ động chăm sóc sức khỏe sớm, nâng cao sức đề kháng, xây dựng cuộc sống lành mạnh để phòng ngừa sớm bệnh ung thư tụy là điều bạn nên làm.

Nguồn: hopkinsmedicine.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày

Khám tổng quát có phát hiện ra ung thư không?

Khám tổng quát có phát hiện ra ung thư không?

Xét nghiệm CA 19-9 để làm gì?

Xét nghiệm CA 19-9 để làm gì?

Tăng cân có phải dấu hiệu bị ung thư không?

Tăng cân có phải dấu hiệu bị ung thư không?

9

Bài viết hữu ích?