Zalo

Người béo uống trà gì để giảm mỡ máu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn lipid máu, trong đó thành phần LDL-Cholesterol (xấu) trong máu tăng cao và HDL-Cholesterol (tốt) bị giảm. Bệnh sẽ gây ra những biến chứng nặng nề đối với mạch máu như bệnh mạch vành, đột quỵ, hình thành cục máu đông... Vậy làm sao để giảm mỡ máu, uống trà gì để giảm mỡ máu?

1. Uống trà gì để giảm mỡ máu cho người béo phì

1.1. Trà xanh rất tốt cho bệnh nhân có mỡ máu cao

Trà xanh là một trong những loại lá cây uống giảm mỡ máu nhờ hàm lượng catechin, đây là một loại chất chống oxy hóa rất hữu hiệu. Hoạt chất này có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và cholesterol toàn phần, đặc biệt hiệu quả ở những bệnh nhân béo phì hoặc có tình trạng thừa cân.

Cách thức uống trà xanh giảm mỡ máu rất đơn giản, lá trà xanh còn tươi đem đi rửa sạch, để ráo nước sau đó dùng tay vò nhẹ lá trà, rồi cho vào ấm, thêm 1 ít nước sôi vào sau đó gạn bỏ phần nước đầu. Tiếp tục đổ lượt nước sôi tiếp theo đến khi ngập mặt trà, đợi cho trà ngấm thì có thể uống được. Lưu ý, bệnh nhân không nên uống trà xanh khi đói hoặc uống trà khi trà còn quá nóng, thời điểm uống trà xanh cần đảm bảo trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.

1.2. Trà giảm mỡ máu từ lá sen khô

Lá sen là dược liệu chứa nhiều hoạt chất ancaloit và flavonoid. Đây là 2 nhóm hoạt chất lớn có trong dược liệu với tác dụng giảm béo, chống hình thành xơ vữa động mạch. Trong y học lá sen thường được sử dụng để phòng ngừa và chữa bệnh béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh lý xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành và tình trạng viêm túi mật.

Trà lá sen khô giảm mỡ máu được thực hiện tương đối đơn giản: chọn 30g lá sen loại bánh tẻ, rửa cho thật sạch sau đó đem đi thái chỉ, phơi khô dưới nắng. Sau đó lá sen khô sẽ được bảo quản dùng để hãm trà uống hàng ngày thay cho nước lọc. Ngoài thành phần lá sen khô, chúng ta có thể tăng thêm dược tính của trà bằng cách thêm các loại dược liệu khác với định lượng như sau: 10g lá sen, 10g hoa hòe, 4g cúc vàng đem nấu trà uống thay nước hàng ngày.

Lá sen thường được sử dụng để phòng ngừa và chữa bệnh béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp…

1.3. Trà giảm mỡ máu với quả kỷ tử

Kỷ tử là một trong những vị thuốc có rất nhiều tác dụng dược lý như: giúp điều hòa rối loạn lipid máu, giảm lượng cholesterol và làm chậm đi quá trình hình thành các mảng xơ vữa trong máu, giúp hạ đường huyết, mở rộng mạch máu làm giảm huyết áp, bảo vệ tế bào gan và chống lắng đọng mỡ trong gan, chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi về thể chất.

Do đó uống trà giảm mỡ máu từ lá kỷ tử thường xuyên giúp rất hữu ích cho những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. . .

Trà kỷ tử được chế biến bằng cách trộn 5g kỷ tử với 5g ngưu tất, 5g đỉnh minh tử, 3g hoa hòe, 5g hà thủ ô đỏ, 5g đậu đen, 2g thìa là, 5g bạch quả và 1g cam thảo bắc, sau đó cho tất cả vào phích, đổ 1 lít nước sôi 100 độ vào, đậy kín nắp và để yên các loại dược liệu này trong khoảng 20 phút. Loại trà kỷ tử này có thể sử dụng thay nước để uống hàng ngày.

1.4. Trà giảo cổ lam giảm mỡ máu hiệu quả

Trong dược liệu giảo cổ lam có 2 thành phần chính là flavonoid và saponin, ngoài ra giảo cổ lam còn có phong phú các loại vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho… những thành phần này đều rất tốt cho người có rối loạn mỡ máu cao, bệnh nhân béo phì, tăng huyết áp... với công dụng đã được nghiên cứu chứng minh:

  • Hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu lên não.
  • Ổn định huyết áp, ngừa biến chứng tim mạch.
  • Chống oxy hóa, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Thúc đẩy quá trình oxy hóa các chất béo trong cơ thể, tăng chuyển hóa mỡ thừa, cải thiện được tình trạng béo phì.

Trà giảo cổ lam được chế biến bằng cách cho 20g giảo cổ lam vào ấm trà, thêm nước sôi và đợi đến khi giảo cổ lam ngấm ra nước thì sử dụng. Uống trà giảo cổ lam thường xuyên có thể giúp người bệnh giảm mỡ máu hiệu quả.

1.5. Trà atiso đỏ

Thành phần của atiso đỏ có chứa 1,5% anthocyanin, axit hữu cơ, nhựa, đường, ancaloit. Đặc biệt hibitosin - hoạt chất có trong atiso đỏ còn có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa lượng cholesterol máu và giảm huyết áp. Hibitosin giúp thay đổi mạnh các chỉ số lipid máu và khôi phục sự cân bằng ổn định cho cơ thể. Đồng thời hoạt chất này của atiso đỏ còn giúp tăng lượng HDL-c, đây là một chỉ số tốt cho cơ thể.

Trà atiso đỏ được thực hiện bằng cách lấy 30g hoa atiso đỏ khô đem đi rửa sạch và ngâm trong 700 ml nước sôi. Nếu đường huyết trong cơ thể bình thường, bạn có thể thêm đường và uống trà atiso đỏ như một loại thức uống giải khát ngon miệng.

1.6. Trà nấm linh chi

Nấm linh chi chứa các steroid có tác dụng chống cholesterol, giải độc và bảo vệ gan, kháng virus và ức chế sự sinh sôi của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời nấm linh chi còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tăng huyết áp, mỡ máu cao, tăng men gan, xơ gan. Vì vậy, có thể thấy trà linh chi là một loại trà giảm mỡ máu rất thích hợp cho người bị rối loạn lipid.

Để nấu trà nấm linh chi cần chuẩn bị 3g nấm linh chi đã được thái nhỏ hoặc nghiền nát, ngâm với nước sôi, đậy kín, sau 20 phút là có thể uống trà trà nấm linh chi. Loại trà này cũng có thể được uống thay nước trong ngày.

1.7. Trà gừng giảm mỡ máu hiệu quả

Trà gừng thường được sử dụng với công dụng giải cảm, trị ho rất tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết, trà gừng cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm mỡ máu. Hoạt chất gingerol trong củ gừng sau khi hấp thu vào cơ thể sẽ giúp phân hủy chất béo.

Trà gừng được chế biến vô cùng đơn giản như sau: Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng. Sử dụng 5 lát gừng tươi cho vào nồi đun sôi trong 10 phút sau đó đổ ra cốc để thưởng thức. Nếu cảm thấy cay nồng khó uống, bệnh nhân có thể cho thêm 1-2 thìa mật ong vào trà để tăng vị giác.

1.8. Trà Hà thủ ô giúp giảm mỡ máu

Hà thủ ô chứa các chất dẫn xuất anthraquinone như chrysophanol, emodin, rhein… ngoài ra còn chứa lecithin, tinh bột và lipid thô, do đó hà thủ ô mang đến những công dụng như:

  • Giảm cholesterol máu, hóa giải xơ vữa động mạch;
  • Ức chế virus cúm, bất hoạt trực khuẩn lao và trực khuẩn lỵ.

Cách dùng trà giảm mỡ máu từ hà thủ ô rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị từ 15-30g các nguyên liệu gồm: Hà thủ ô, thảo quyết minh, linh chi, hổ trượng, lá sen, sơn tra, lá trà tươi đem hãm nước sôi và uống thay nước trong ngày giúp giảm mỡ máu hiệu quả.

1.9. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là một trong những loại trà thảo dược có tác dụng giảm mỡ máu, giảm huyết áp, làm mát gan, đẹp da và được các chuyên gia sức khỏe đánh giá cao và khuyến nghị sử dụng hằng ngày. Trà hoa cúc chứa nhiều flavones giúp làm giảm huyết áp và cholesterol, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chất chống oxy hóa trong loại trà này còn hỗ trợ điều trị chứng đau thắt ngực hoặc làm dịu cơn đau ngực do bệnh động mạch vành.

Trà hoa cúc có thể uống hằng ngày để làm giảm mỡ máu với các loại cúc như: cúc mâm xôi, cúc tiến vua, cúc la mã, cúc vàng Đà Lạt... để hãm trà. Tuy nhiên bạn không nên uống trà hoa cúc quá nhiều, không uống trà hoa cúc thay nước lọc, cụ thể mỗi ngày chúng ta chỉ nên uống 2-3 tách trà hoa cúc.

1.10. Trà quả Sơn tra

Flavonoid, triterpene, vitamin C, kali… có trong sơn tra có tác dụng giảm mỡ máu, hạ huyết áp, lợi tiểu, an thần, giảm cân và cải thiện sức sống của tim. Do đó trà giảm mỡ máu từ quả sơn tra sẽ có hiệu quả trị liệu rõ rệt đối với bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn mỡ trong máu…

Uống trà giảm mỡ máu chỉ là phương pháp hỗ trợ không nên quá lạm dụng

2. Lưu ý khi sử dụng các loại trà giảm mỡ máu

Để hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu tốt và an toàn cho những người thừa cân béo phì, bệnh nhân nên chú ý:

  • Uống trà giảm mỡ máu chỉ là phương pháp hỗ trợ không nên quá lạm dụng, vì có thể gây phản tác dụng.
  • Không nên uống trà quá đặc sẽ cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, gây thiếu máu thiếu sắt. Đặc biệt là đối với bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan, viêm thận.
  • Nên uống trà khi còn ấm để tránh lạnh bụng tuy nhiên không nên uống trà quá nóng bởi trà trên 65 độ C có thể làm tổn thương dạ dày.
  • Không uống trà khi đói.
  • Không uống trà ngay sau khi ăn, thay vào đó hãy uống trà sau ăn 30 phút.
  • Không uống trà đã để qua đêm. 
  • Người đang điều trị bệnh lý dạ dày không nên sử dụng trà để giảm mỡ máu mà nên tìm một phương pháp điều trị khác ít ảnh hưởng dạ dày hơn.

Mỡ máu cao và các tình trạng thừa cân béo phì, các bệnh lý tim mạch, huyết khối thường đi đôi với nhau. Do đó để hạn chế các nguy cơ sức khỏe, chúng ta nên có nhận thức đúng về việc kiểm soát cân nặng và ổn định mỡ máu, đây là một trong nhưng yếu tố rất quan trọng để có một sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật.

Để có thể giảm mỡ máu, mỡ nội tạng trong cơ thể ngoài chế độ dinh dưỡng và thay đổi lối sống thì bạn có thể lựa chọn phương pháp Truyền tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào.

Bằng cách truyền các loại vitamin và khoáng chất bạn sẽ được thúc đẩy trao đổi chất và tăng quá trình chuyển hóa nhờ truyền các loại vitamin & khoáng chất (Vitamin C, B-complex, khoáng chất Vàng Selen…) vào cơ thể. Theo đó, lượng mỡ máu, mỡ nội tạng trong cơ thể cũng được đào thải giúp bạn khỏe bên trong, cho bạn một thân hình cân đối, khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.

Toàn bộ quá liệu trình, người dùng sẽ được thăm khám, tư vấn làm xét nghiệm từ các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe, nên bạn hoàn toàn yên tâm trước - trong và sau quá trình sử dụng liệu trình này.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Người béo nên ăn gì để giảm mỡ máu?

Người béo nên ăn gì để giảm mỡ máu?

Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Thừa cân, uống omega 3 giảm mỡ máu được không?

Thừa cân, uống omega 3 giảm mỡ máu được không?

Nên ăn rau gì để giảm mỡ máu?

Nên ăn rau gì để giảm mỡ máu?

Khi giảm cân có giảm mỡ máu không?

Khi giảm cân có giảm mỡ máu không?

59

Bài viết hữu ích?