Zalo

Chỉ số xét nghiệm Triglyceride thế nào là bình thường?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Triglyceride là 1 dạng mỡ máu, khi tăng cao có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, xét nghiệm Triglyceride máu là rất cần thiết. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết kết quả xét nghiệm Triglyceride thế nào là bình thường và nếu tăng thì cần làm gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Kết quả xét nghiệm máu triglyceride là gì?

Triglyceride là 1 dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn phải tiêu thụ mỗi ngày và có nguồn gốc từ cả mỡ động vật lẫn dầu thực vật. Sau khi được tiêu hóa, Triglyceride được vận chuyển dưới dạng năng lượng tế bào trong mạch máu để cung cấp cho hoạt động của các cơ quan.

Cấu tạo của Triglycerides bao gồm 3 acid béo. Triglyceride sau khi vào cơ thể sẽ được đưa đến ruột non để phân tách và kết hợp với Cholesterol để tạo ra năng lượng và được dự trữ chủ yếu ở các tế bào gan hay tế bào mỡ. Khi tích tụ quá nhiều sẽ khiến kết quả xét nghiệm Triglyceride máu tăng cao và tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể, cụ thể Triglyceride sẽ bám vào thành động mạch để tạo ra các mảng mỡ, từ đó cản trở quá trình lưu thông bình thường của hệ tuần hoàn. Do đó, người có chỉ số xét nghiệm Triglyceride máu cao sẽ cảnh báo một loạt nguy cơ sức khỏe như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Hiện nay, xét nghiệm máu là phương pháp chính xác nhất để xác định nồng độ Triglyceride trong máu, là 1 phần của bilan lipid máu, bên cạnh chỉ số cholesterol toàn phần, LDL-C và HDL-C. Đối tượng thường được chỉ định xét nghiệm Triglyceride là bệnh nhân rối loạn mỡ máu, đái tháo đường hoặc mắc các bệnh lý tim mạch

Để nhận được kết quả xét nghiệm Triglyceride chính xác nhất, người bệnh cần nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước thời điểm lấy máu, đồng thời không uống bia rượu vì chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nồng độ Triglyceride.

chỉ số xét nghiệm triglyceride
Chỉ số xét nghiệm Triglyceride máu cao sẽ cảnh báo một loạt nguy cơ sức khỏe

2. Đọc kết quả xét nghiệm Triglyceride máu

Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số xét nghiệm Triglyceride máu là tăng cao, giảm thấp hay bình thường được xác định theo 4 mức độ như sau:

  • Kết quả xét nghiệm Triglyceride máu bình thường là dưới 150 mg/dL (tương đương 1.7 mmol/L);
  • Chỉ số xét nghiệm Triglyceride ở mức ranh giới cao là từ 150 đến 199 mg/dL (từ 1.7 đến 2 mmol/L);
  • Chỉ số xét nghiệm Triglyceride cao là từ 200 đến 499 mg/dL (2 đến 6 mmol/L);
  • Kết quả xét nghiệm Triglyceride rất cao khi trên 500 mg/dL (trên 6 mmol/L).

3. Ý nghĩa xét nghiệm Triglyceride máu

Những trường hợp có chỉ số xét nghiệm Triglyceride tăng cao có nguy cơ gặp phải một số biến chứng bao gồm:

  • Viêm tụy: Tụy là một cơ quan quan trọng, vị trí nằm ở phần trên bên trái của bụng và có vai trò sản xuất dịch tiêu hóa để hấp thụ thức ăn. Chỉ số xét nghiệm Triglyceride tăng ở mức rất cao có thể diễn tiến đến viêm tụy cấp với biểu hiện là những cơn đau bụng dữ dội kèm theo nôn ói và sốt. Trường hợp dịch tụy rò rỉ ra bên ngoài có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng;
  • Đái tháo đường tuýp 2: Kết quả xét nghiệm Triglyceride tăng cao là một phần của hội chứng chuyển hóa, bao gồm tăng huyết áp, tăng vòng bụng, HDL-C thấp (cholesterol tốt) và đường huyết ở mức cao. Khi chỉ số xét nghiệm Triglyceride cao kết hợp với một số điều kiện khác sẽ làm tăng nguy cơ phát triển đái tháo đường tuýp 2 lên gấp 5 lần;
  • Biến cố tim mạch: Tình trạng Triglyceride tăng cao trong máu và hội chứng chuyển hóa có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo các chuyên gia, người trẻ tuổi xét nghiệm chỉ số Triglyceride rất cao có nguy cơ mắc bệnh tim gấp 4 lần so với người có Triglyceride máu tăng nhẹ;
  • Đột quỵ nhồi máu não: Xảy ra khi tế bào não bị tổn thương do giảm cung cấp máu đột ngột. Chỉ số xét nghiệm Triglyceride tăng cao có thể làm hạn chế quá trình lưu thông máu lên não. Một nghiên cứu tin cậy cho thấy với bệnh nhân là nữ giới lớn tuổi, kết quả xét nghiệm Triglyceride cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ;
  • Tổn thương gan: Gan nhiễm mỡ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh lý gan mãn tính, có thể gây sẹo trong gan vĩnh viễn, ung thư, suy gan và thậm chí đe dọa đến tính mạng. Trong bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), hơn 10% trọng lượng gan được thay thế bằng các loại chất béo. Theo bác sĩ, những nguyên nhân phổ biến gây gan nhiễm mỡ là đái tháo đường, béo phì và kết quả xét nghiệm Triglyceride cao;
  • Ảnh hưởng mạch máu chi dưới: Việc dư thừa quá nhiều chất béo như Triglyceride sẽ tạo điều kiện hình thành mảng xơ vữa bám vào thành động mạch. Trong đó bao gồm những động mạch cấp máu cho chi dưới, do đó Triglyceride máu cao có thể là yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên (PAD) với các triệu chứng đặc trưng như đau tê chân, tăng lên khi đi bộ, và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng;
  • Mất trí nhớ: Tuổi tác và chỉ số xét nghiệm Triglyceride máu cao là những yếu tố nguy cơ gây ra chứng mất trí nhớ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chính lượng Triglyceride dư thừa đã làm tổn thương các mạch máu bên trong não bộ và góp phần tích tụ Amyloid (một loại protein gây độc).

Người có kết quả xét nghiệm Triglyceride máu cao có thể gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Do đó, chúng ta nên biết một số biện pháp kiểm soát chỉ số này thông qua điều chỉnh lối sống, chế độ ăn và sử dụng thuốc hạ Triglyceride.

Kết quả xét nghiệm Triglyceride tăng cao trong máu và hội chứng chuyển hóa có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch

4. Cách kiểm soát chỉ số triglyceride

Triglyceride tăng cao cũng rất quan trọng, tuy nhiên hầu hết bệnh nhân chỉ quan tâm đến chỉ số Cholesterol. Khi có kết quả xét nghiệm Triglyceride máu bất thường, người bệnh cần tìm cách kiểm soát nhằm ngăn ngừa các bệnh lý liên quan, bao gồm:

  • Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Triglyceride dư thừa phần lớn xuất phát từ chế độ ăn khi cơ thể tiếp nhận số lượng lớn thực phẩm giàu chất béo này. Do đó, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là biện pháp can thiệp đầu tiên, vừa kiểm soát mỡ máu vừa ổn định lại nồng độ Triglyceride. Chế độ ăn uống lành mạnh đòi hỏi phải cân bằng các nhóm dưỡng chất thiết yếu như tinh bột, chất béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, người có chỉ số xét nghiệm Triglyceride cao cần lưu ý:
    • Hạn chế thực phẩm chứa thành phần tinh bột tinh chế;
    • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường;
    • Hạn chế chất béo bão hòa hoặc nguồn gốc động vật;
    • Tăng cường tiêu thụ các loại rau xanh, các loại hạt và trái cây giàu chất xơ để hạn chế hấp thu chất béo;
    • Hạn chế sử dụng rượu bia hay thức uống có cồn;
    • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn do chứa nhiều chất béo gây hại như đồ chiên rán, thịt xông khói, mỡ động vật, thịt đỏ…;
    • Duy trì thói quen ăn bữa chính vào buổi sáng và buổi trưa, ngược lại hạn chế ăn vào bữa tối hoặc giữa đêm, đặc biệt là sau 20 giờ. Thói quen ăn khuya khiến quá trình tiêu hóa và sử dụng năng lượng gặp khó khăn, từ đó tích tụ dưới dạng mỡ thừa và dẫn đến tăng Triglyceride lẫn Cholesterol máu;
  • Xây dựng lối sống khoa học và luyện tập thường xuyên:
    • Để cơ thể sử dụng mỡ thừa tạo năng lượng tốt hơn, việc tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày là cần thiết. Thời gian phù hợp để bệnh nhân tăng Triglyceride máu tập thể dục là tối thiểu 30 phút với những môn thể thao yêu thích như bơi lội, đạp xe, đi bộ, chơi cầu lông…;
    • Tăng cường hoạt động thể chất không chỉ thể hiện qua việc tập thể dục mà còn từ những thói quen nhỏ trong cuộc sống như đi bộ khi cần di chuyển khoảng cách ngắn, leo cầu thang bộ hay đi dạo trong giờ nghỉ…;
  • Xét nghiệm Triglyceride máu định kỳ:
    • Để kiểm soát nồng độ Triglyceride máu ở mức phù hợp, biện pháp tốt nhất là xét nghiệm kiểm tra định kỳ. Xét nghiệm Triglyceride máu vẫn là những xét nghiệm cơ bản, do đó bệnh nhân có thể dễ dàng đăng ký tại các cơ sở y tế uy tín;
    • Nếu từng có chỉ số xét nghiệm Triglyceride và Cholesterol máu cao hoặc mắc các bệnh lý như tăng huyết áp và đái tháo đường,… thì việc kiểm tra định kỳ càng cần thiết hơn nữa.

Bài viết đã giúp bạn đọc biết được chỉ số xét nghiệm Triglyceride như nào là bình thường hay bất thường. Muốn biết được chỉ số này thì bạn cần phải tiến hành xét nghiệm máu định kỳ. Xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Mỡ máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, gout, thừa cân béo phì...Nhờ có kết quả này mà bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra những lời khuyên phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Chỉ số Triglyceride cao có nguy hiểm không?

Chỉ số Triglyceride cao có nguy hiểm không?

Bạn có thể làm gì với mức lipid bất thường trong cơ thể?

Bạn có thể làm gì với mức lipid bất thường trong cơ thể?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Các bài tập thể dục cho người tiểu đường giúp giảm cân

Các bài tập thể dục cho người tiểu đường giúp giảm cân

24

Bài viết hữu ích?