Zalo

Chỉ số Triglyceride cao có nguy hiểm không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Triglyceride là 1 chỉ số xét nghiệm mỡ máu thường gặp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chỉ số này. Theo dõi bài viết dưới đây để biết chỉ số triglyceride cao có nguy hiểm không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Chỉ số Triglyceride bao nhiêu được xem là cao?

Triglyceride được biết đến là 1 dạng chất béo có mặt trong thực phẩm mà cơ thể chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Triglyceride chủ yếu có trong các loại mỡ động vật và thực vật. Cơ thể con người rất cần sử dụng Triglyceride để tiêu hóa và chuyển dạng năng lượng tế bào, từ đó đáp ứng cho các hoạt động sống và trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Triglyceride cần được duy trì trong một hạn mức nhất định. Do đó, chỉ số xét nghiệm máu Triglyceride rất thường được sử dụng để đánh giá và chẩn đoán bệnh.

Triglyceride có cấu tạo gồm 3 acid béo liên kết với nhau, sau khi vào cơ thể, tại ruột non chúng sẽ phân tách và kết hợp với cholesterol - một loại chất béo khác để tạo thành năng lượng sử dụng. Năng lượng từ triglyceride sẽ được tích trữ trong gan, mỡ và đưa ra sử dụng khi cần. Tuy nhiên, khi triglyceride được tích trữ quá mức sẽ khiến chỉ số xét nghiệm triglyceride tăng cao và gây hại cho cơ thể. Thông qua chỉ số xét nghiệm máu triglyceride, có thể kiểm tra mức triglyceride trong máu cũng như dự trữ trong cơ thể, từ đó đánh giá tình trạng cao hoặc thấp của chỉ số này như sau:

  • Triglyceride bình thường: Chỉ số xét nghiệm máu triglyceride dưới 150 mg/dL;
  • Triglyceride ở mức ranh giới cao: Chỉ số xét nghiệm máu triglyceride 150 - 199 mg/dL;
  • Triglyceride cao: Chỉ số xét nghiệm máu triglyceride 200 - 499 mg/dL;
  • Triglyceride ở mức rất cao: Chỉ số xét nghiệm máu triglyceride trên 500mg/dL.
chỉ số triglyceride cao
Chỉ số Triglyceride cao là từ 200 - 499 mg/dL

Dựa trên chỉ số xét nghiệm máu triglyceride bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ bệnh lý và vấn đề sức khỏe cho bệnh nhân, từ đó có hướng xử trí phù hợp.

2. Kết quả xét nghiệm triglyceride tăng cao có nguy hiểm không? Vì sao?

Khi nhắc đến chỉ số mỡ máu cao, nhiều người thường nghĩ đến thành phần Cholesterol xấu LDL. Tuy nhiên, chỉ số triglyceride cao cũng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Khi chỉ số xét nghiệm triglyceride cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu. Cụ thể, nếu cơ thể tích tụ lượng triglyceride quá lớn, khi các triglyceride này di chuyển trong lòng mạch sẽ dễ bám vào thành mạch, gây ra những mảng bám cản trở lưu thông máu.

Nếu chỉ số triglyceride cao kết hợp với cholesterol máu cũng cao, nồng độ HDL - cholesterol thấp sẽ dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ và gan nhiễm mỡ… Chỉ số triglyceride cao còn làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch ở bệnh nhân bị đái tháo đường type 2.

Nếu chỉ số Triglyceride cao thường xuyên ở mức trên 200 mg/dl, người bệnh có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, béo phì, mỡ trong máu… Do đó, những bệnh nhân có chỉ số xét nghiệm triglyceride cao từ 200 mg/dL trở lên cần có biện pháp kiểm soát lượng nạp triglyceride từ thực phẩm để cắt giảm chỉ số này trở về mức bình thường.

3. Làm gì để hạ chỉ số Triglyceride cao?

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong điều trị rối loạn mỡ máu chính là xây dựng và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh. Trong đó bao gồm chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống và tập luyện:

  • Mỗi ngày, chúng ta nên dành ra ít nhất 30 phút để luyện tập thể dục thể thao. Bạn có thể lựa chọn những bộ môn yêu thích và phù hợp với sức khỏe của mình như đạp xe, đi bộ, chơi cầu lông... Đồng thời, luôn sẵn sàng thực hiện các hoạt động thể chất ngay cả khi đang làm việc, ví dụ chọn cầu thang bộ thay vì đi thang máy hoặc có thể đi dạo quanh phòng trong giờ nghỉ…;
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để giúp giảm chỉ số Triglyceride cao:
    • Hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột tinh chế, thực phẩm nhiều đường, chất béo bão hòa, chất béo có nguồn gốc động vật.
    • Bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe như cá hồi, cá thu, các loại rau, hạt, trái cây để bổ sung nhiều chất xơ và làm giảm sự hấp thu các chất béo không tốt.
    • Tham khảo sử dụng các loại thảo dược tốt cho người có chỉ số Triglyceride cao như táo mèo, tinh chất lá sen...
  • Lưu ý: Các chất béo có nguy cơ tích lũy cao khi bạn thường xuyên sử dụng các loại đồ uống có cồn. Do đó để hạ chỉ số Triglyceride cao cần hạn chế uống rượu bia.
chỉ số triglyceride cao
Chỉ số Triglyceride cao thường xuyên ở mức trên 200 mg/dl có nguy cơ bị xơ vữa động mạch

Một thói quen không tốt của nhiều người là ăn uống nhiều vào buổi tối, ăn đêm sau 8 giờ khiến cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn gặp khó khăn, từ đó dẫn đến tích lũy năng lượng dư thừa. Lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng béo ở phần bụng và mông. Đối với những trường hợp bệnh nhân thừa cân, béo phì cần phải thiết lập ngay chế độ giảm cân phù hợp để lấy lại vóc dáng và duy trì cân nặng lý tưởng. Khuyến khích bệnh nhân có chỉ số Triglyceride cao tính toán chỉ số khối cơ thể của bản thân (BMI) để xem cân nặng của mình có nằm ở trong ngưỡng bình thường hay không. Công thức tính BMI dựa vào chiều cao (H: đơn vị m) và cân nặng (W: đơn vị kg), theo đó  BMI = H/W2.

  • Chỉ số BMI lý tưởng đối của người Việt Nam nằm trong khoảng từ 18,5 - 22,9;
  • Dưới 18,5: Mức nhẹ cân;
  • BMI > 23: Thừa cân và cao hơn nữa là béo phì.

Để có một cơ thể khỏe mạnh và hạ chỉ số Triglyceride cao hãy thường xuyên theo dõi và kiểm soát cân nặng của mình.

Bên cạnh các phương pháp là hạ chỉ số Triglyceride cao kể trên, nếu nồng độ Triglyceride trong máu quá cao có thể cần chỉ định sử dụng thêm thuốc để hạ thấp nồng độ mỡ máu.

Cuối cùng, chỉ số xét nghiệm máu triglyceride là cần thiết trong việc theo dõi sức khỏe tổng quát của chúng ta. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát từ 2 - 5 lần/ năm để kiểm tra lượng mỡ trong máu và có kế hoạch điều chỉnh lối sống sao cho phù hợp. Nếu bạn cũng đang nghi ngờ bản thân bị rối loạn mỡ máu, có chỉ số Triglyceride tăng cao thì hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm máu cần thiết. Qua đó có những tư vấn phù hợp nhất về hướng điều trị, phòng ngừa và quản trị cân nặng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số xét nghiệm Triglyceride thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm Triglyceride thế nào là bình thường?

11 cách làm giảm mỡ máu trong 6 tuần cho người thừa cân

11 cách làm giảm mỡ máu trong 6 tuần cho người thừa cân

Người thừa cân nên uống nước lá gì để giảm mỡ máu?

Người thừa cân nên uống nước lá gì để giảm mỡ máu?

Xét nghiệm mỡ máu gồm những chỉ số nào?

Xét nghiệm mỡ máu gồm những chỉ số nào?

Các bài thuốc đông y giảm mỡ máu hiệu quả

Các bài thuốc đông y giảm mỡ máu hiệu quả

36

Bài viết hữu ích?