Bài tập thể dục cho người tiểu đường không chỉ giúp đốt cháy calo, giảm cân mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường khả năng chuyển hóa và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vậy, những bài tập thể dục cho người tiểu đường để giúp họ giảm cân một cách an toàn và hiệu quả là gì?
1. Thực hiện bài tập thể dục cho người tiểu đường có ý nghĩa gì?
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, hay hầu như bất kỳ bệnh nào khác, thì không thể nào phủ nhận được lợi ích của tập thể dục, bao gồm kiểm soát cân nặng, hạ huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch, tăng cường sức mạnh cơ xương, giảm lo âu và tăng cường sức khỏe tổng thể. Những bài tập thể dục cho người tiểu đường còn mang lại lợi ích: làm giảm lượng đường trong máu và tăng cường độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, chống lại tình trạng kháng insulin. Sau đây là một số điểm nổi bật của những kết quả đó:
Mọi hình thức tập thể dục - thể dục nhịp điệu, sức bền hoặc kết hợp cả hai - đều có tác dụng như nhau trong việc giảm chỉ số HbA1c ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Cả bài tập sức bền và bài tập aerobic đều giúp giảm tình trạng kháng insulin ở người lớn tuổi ít vận động trước đây có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do béo bụng.
Những người mắc bệnh tiểu đường đi bộ ít nhất hai giờ mỗi tuần ít có khả năng tử vong vì bệnh tim hơn những người ít vận động, và những người tập thể dục từ ba đến bốn giờ mỗi tuần thậm chí còn giảm nguy cơ này nhiều hơn.
Những người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường dành ra ít nhất 4 giờ mỗi tuần để tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 40% so với những người không tập thể dục. Những lợi ích này vẫn tồn tại ngay cả sau khi các nhà nghiên cứu điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, bao gồm BMI, hút thuốc và các yếu tố nguy cơ tim mạch.
2. Những bài tập thể dục cho người tiểu đường
Đối với người tiểu đường, việc lựa chọn và thực hiện các bài tập thể dục phù hợp là vô cùng quan trọng để đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn. Những bài tập thể dục cho người tiểu đường đơn giản tại nhà như sau:
Đi bộ nhanh là một hoạt động nhẹ nhàng với nhiều lợi ích lớn: Nếu bạn bị tiểu đường và không có thói quen tập thể dục, hãy bắt đầu bằng việc đi bộ. Nó có lẽ là một trong những hoạt động được kê đơn nhiều nhất cho những người bị tiểu đường loại 2. Thực hiện tối thiểu 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày một tuần sẽ giúp bạn đạt mục tiêu khuyến nghị về vận động.
Thái cực quyền giảm căng thẳng và cải thiện sự cân bằng: Thái cực quyền là một truyền thống cổ xưa của Trung Quốc. Thái cực quyền là một trong các bài tập thể dục cho người tiểu đường lý tưởng vì nó vừa giúp rèn luyện sức khỏe vừa giảm căng thẳng. Bài tập này cũng cải thiện sự cân bằng và có thể làm giảm tổn thương thần kinh hoặc bệnh thần kinh ngoại biên, đây là biến chứng thường gặp ở những người bị tiểu đường có lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt.
Tập tạlà cần thiết để duy trì cơ bắp: Tập tạ có nhiều lợi ích không chỉ đối với những người bị tiểu đường mà còn đối với tất cả mọi người. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) khuyến cáo bạn nên thực hiện các bài tập sức bền hoặc tập tạ tối thiểu 2 lần/tuần để giúp kiểm soát đường huyết.
Yoga giảm căng thẳng để kiểm soát lượng đường trong máu: Giống như thái cực quyền, nghiên cứu cho thấy nếu bạn bị tiểu đường, yoga có thể giúp giảm căng thẳng và kiểm soát tình trạng bệnh.
Đạp xe là cách thuận tiện để đốt cháy calo: Theo HHS, đạp xe cũng là một hình thức tập thể dục nhịp điệu, giúp tim bạn khỏe hơn và phổi hoạt động tốt hơn, đồng thời đốt cháy calo. Theo một nghiên cứu, chỉ cần đạp xe vài lần một tuần như một phương tiện di chuyển thông thường cũng có thể giảm nguy cơ béo phì, huyết áp cao và mức triglyceride.
Đội thể thao: Nếu bạn cảm thấy khó có động lực để tập thể dục, việc tham gia một đội thể thao giải trí có thể sẽ hữu ích. Nhiều môn thể thao giải trí cung cấp một bài tập aerobic tốt. Hãy cân nhắc thử chơi bóng rổ, bóng đá, bóng mềm, quần vợt đôi hoặc ném đĩa ném đĩa đỉnh cao.
3. Lưu ý khi thực hiện bài tập thể dục cho người tiểu đường
Việc tập thể dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát đường máu. Tuy nhiên, việc thực hiện những bài tập thể dục cho người tiểu đường không chỉ đơn giản là vận động cơ thể mà còn đòi hỏi sự cẩn trọng và những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là lưu ý:
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào, người tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm được bài tập an toàn.
Theo dõi đường huyết: Kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập để theo dõi và điều chỉnh chế độ tập luyện hoặc ăn uống cho phù hợp.
Bắt đầu từ từ: Bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng và tăng dần độ khó cũng như thời gian tập luyện để cơ thể kịp thích nghi và tránh chấn thương.
Theo dõi cảm giác cơ thể: Lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Mang theo đồ ngọt: Luôn mang theo đồ ngọt hoặc nước ép trái cây để sử dụng ngay khi cảm thấy dấu hiệu hạ đường huyết.
Đeo giày phù hợp: Sử dụng giày thể thao đúng kích cỡ và chất lượng tốt để bảo vệ đôi chân, đặc biệt là khi đi bộ hoặc chạy bộ.
Bài tập thể dục dành cho người tiểu đường rất quan trọng, không chỉ để kiểm soát bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bất kỳ bệnh lý nào của bạn ngoài tiểu đường đều cần sự tham vấn chuyên môn từ bác sĩ trước khi tập luyện. Họ có thể giúp bạn học cách giữ an toàn và giảm thiểu nguy cơ chấn thương, đồng thời đáp ứng các mục tiêu về thể lực của bạn.
Nếu bạn muốn giảm cân an toàn, bền vững, tránh tái béo phì trở lại thì có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao mỡ Drip Fit. Đây là phương pháp giảm cân chuẩn y khoa được nghiên cứu tại Mỹ và đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Liệu trình sử dụng là các vi hoạt chất độc quyền, các loại vitamin và khoáng chất giúp tiêu hao, chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên thành dạng năng lượng để tiêu hao mà không gây mệt mỏi, bảo vệ khối cơ nạc, duy trì thân hình săn chắc và khỏe mạnh. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn về liệu trình, kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập để mang đến hiệu quả tối ưu nhất.
Nguồn tham khảo: everydayhealth.com, healthline.com, health.harvard.edu