Chất béo hoặc mô mỡ, được tìm thấy ở một số nơi trong cơ thể bạn. Các mô mỡ này thường tập trung nhiều nhất ở phần mỡ nội tạng, phần mỡ dưới da và một phần di chuyển bên trong mạch máu. Ngoài mô mỡ, một số chất béo được lưu trữ trong gan và một lượng nhỏ hơn nữa trong cơ bắp. Cơ thể con người chứa hai loại mô mỡ chính, bao gồm:
Mô mỡ được tạo thành từ các tế bào mỡ, là một loại tế bào độc nhất. Bạn có thể coi tế bào mỡ giống như một túi nhựa nhỏ chứa một “giọt chất béo”. Tế bào mỡ trắng là những tế bào lớn có rất ít tế bào chất, chỉ chiếm 15% thể tích tế bào, một nhân nhỏ và lượng chất béo lớn chiếm 85% thể tích tế bào. Chất béo tích tụ ở đâu trong cơ thể bạn thường phụ thuộc vào giới tính của bạn:
Sự khác biệt về vị trí tích tụ của mỡ xuất phát từ hormone giới tính estrogen và testosterone. Các tế bào mỡ được hình thành những bào thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ và sau đó là khi chúng ta bắt đầu dậy thì, thời điểm các hormone giới tính bắt đầu hoạt động. Ở tuổi dậy thì, sự khác biệt về phân bổ mỡ giữa nam và nữ bắt đầu hình thành. Một sự thật đáng ngạc nhiên là các tế bào mỡ thường không tạo ra thêm sau tuổi dậy thì. Mỗi tế bào mỡ chỉ đơn giản là lớn hơn, nghĩa là chỉ tăng lượng chất béo có trong tế bào mỡ, chứ số lượng tế bào vẫn giữ nguyên. Có 2 trường hợp ngoại lệ cơ thể có thể tạo ra nhiều tế bào mỡ hơn, đó là một người trưởng thành tăng cân đáng kể hoặc đã thực hiện hút mỡ.
Mỡ đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể chúng ta. Các tế bào của chúng ta sử dụng chất béo có trong mỡ để lưu trữ năng lượng dưới dạng axit béo, một nguồn năng lượng có thể được sử dụng khi cần thiết. Cơ thể lưu trữ chất béo theo hai cách, một là lưu trữ trong các mô hoàn toàn dành riêng cho vai trò này, mô mỡ. 2 là bên trong các loại tế bào khác, bên trong các không bào nhỏ chứa đầy axit béo được gọi là “giọt lipid”. Mặc dù những nguồn dự trữ này rất cần thiết cho sự sống còn của chúng ta, nhưng việc tích trữ chất béo dư thừa trong tế bào mỡ có thể dẫn đến béo phì và có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác bao gồm bệnh tim mạch và tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều chi tiết về cơ chế tế bào và phân tử kiểm soát việc lưu trữ chất béo vẫn còn là một bí ẩn.
Trước khi tìm hiểu về quá trình tích mỡ trong cơ thể, hãy cùng trả lời cho hỏi chất béo đi vào cơ thể bạn như thế nào. Chất béo đi vào cơ thể của bạn theo trình tự như sau:
Bạn có thể thắc mắc tại sao các phân tử chất béo lại bị phân hủy thành glycerol và axit béo, rồi sau đó lại được kết hợp lại. Điều này là do các phân tử chất béo quá lớn để dễ dàng vượt qua màng tế bào. Vì vậy, khi đi từ ruột vào hệ thống bạch huyết bạch huyết, hoặc khi đi qua bất kỳ hàng rào tế bào nào, chất béo phải được phân hủy. Sau đó, khi chất béo được vận chuyển trong bạch huyết hoặc máu, chúng cần phải kết hợp lại thành những phân tử chất béo lớn hơn, bởi vì chất béo có kích thước lớn không "thu hút" nhiều phân tử nước dư thừa thẩm thấu vào tế bào như các chất béo nhỏ hơn. Một giả định phổ biến nhất hiện nay là sử dụng một chế độ ăn nhiều chất béo là nguyên nhân khiến một người tích nhiều mỡ trong cơ thể, điều này chỉ đúng một phần. Bất kỳ nguồn thức ăn hay dưỡng chất nào khi đi vào ống tiêu hóa của bạn đều có thể kích hoạt quá trình tích mỡ trong cơ thể, nếu lượng calo đó trở nên dư thừa. Thực phẩm tinh chế, chế biến có nhiều carbohydrate và ít chất xơ cũng có thể tăng nguy cơ tích mỡ trong cơ thể. Những người có chế độ ăn nhiều đường tinh luyện và thực phẩm chế biến sẵn thường dễ bị mỡ nội tạng.
Ở phần trên ta đã cùng tìm hiểu mỡ đi vào cơ thể nhưng thế nào. Dưới đây là quá trình tích mỡ trong cơ thể:
Như đã nói ở trên, số lượng tế bào mỡ của một cá nhân được xác định vào cuối tuổi vị thành niên và hiếm khi thay đổi khi trưởng thành. Tuy nhiên, các tế bào mỡ có thể tăng giảm kích thước tùy thuộc vào lượng chất béo mà cơ thể đang tích trữ. Nếu cơ thể tích trữ nhiều chất béo hơn, các tế bào mỡ sẽ nở ra gây tăng cân. Nếu cơ thể buộc phải dựa vào chất béo dự trữ để lấy năng lượng, cho dù là do ăn kiêng hay tập thể dục, các tế bào mỡ sẽ co lại gây giảm cân. Lượng calo tiêu thụ không cần thiết cho cơ thể sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo dự trữ. Về vấn đề tăng hoặc giảm cân, tổng lượng calo bạn nạp vào so với lượng calo bạn đốt cháy hàng ngày mới là điều quan trọng, chứ không phải là lượng calo đó đến từ chất béo, carbs hay protein. Hầu hết các chuyên gia khuyến nghị chế độ ăn giàu protein, carbohydrate phức hợp và chất xơ với khẩu phần ăn vừa phải. Một chế độ ăn uống lành mạnh có hiệu quả nhất khi kết hợp với một chương trình tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt, tập luyện sức mạnh có hiệu quả trong việc tăng cường trao đổi chất, xây dựng khối lượng cơ và ngăn ngừa tích tụ mỡ trong thời gian dài. Những thông tin ở trên đã phần nào trả lời cho bạn câu hỏi mỡ tích tụ như thế nào. Những người đang gặp phải những vấn đề về mỡ nói chung và mỡ bụng nói riêng hãy tìm đến các bác sĩ, để được tư vấn cũng như hướng dẫn những kế hoạch giảm cân, giảm mỡ hiệu quả và an toàn. Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, truyền tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
997
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
997
Bài viết hữu ích?