Béo phì nội tạng, hay sự tích tụ mỡ quá mức xung quanh các cơ quan trong bụng, đã được chứng minh có mối liên quan mật thiết với chứng ngưng thở khi ngủ. Nghiên cứu của Vgontzas và cs (2000) đã chỉ ra rằng, những người có mức độ mỡ nội tạng cao có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn. Nguyên nhân được lý giải là do mỡ nội tạng có thể làm tăng chu vi vùng cổ, gây tắc nghẽn đường hô hấp và gây ra các hiện tượng gián đoạn nhịp thở trong giấc ngủ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Kháng insulin là trạng thái mà cơ thể không đáp ứng đúng với insulin, thường được phát hiện ở những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Sự tương tác hai chiều giữa kháng insulin và chứng ngưng thở khi ngủ đã được nghiên cứu và chứng minh rõ ràng.
Chứng ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến tình trạng không dung nạp glucose và kháng insulin thông qua các cơ chế như thiếu oxy, gián đoạn giấc ngủ và kích thích thần kinh giao cảm. Ngược lại, kháng insulin có thể làm tồi tệ hơn chứng ngưng thở khi ngủ thông qua việc tăng lượng mỡ ở cổ và sản xuất các cytokine viêm có thể tăng khả năng sụp đổ của đường hô hấp trên (upper airway collapsibility). Sụp đổ đường hô hấp trên là hiện tượng cổ họng và phần sau của lưỡi không giữ được độ mở bình thường gây cản trở hoặc làm gián đoạn thông khí hô hấp.
Tăng cytokine là trạng thái mà nồng độ các chất gây viêm trong cơ thể tăng lên, cũng có mối liên hệ chặt chẽ với chứng ngưng thở khi ngủ. Béo phì nội tạng và kháng insulin gây tăng tiết cytokine từ đó dẫn đến tình trạng viêm mãn tính làm trầm trọng thêm chứng ngưng thở khi ngủ. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát mỡ nội tạng và kháng insulin để duy trì một giấc ngủ lành mạnh. (2)
Thú vị thay, thiếu ngủ kéo dài có thể góp phần vào tăng cân và tăng tích tụ mỡ nội tạng. Một nghiên cứu của Hairston và đồng nghiệp (năm 2010) đã cho thấy rằng, những người thường xuyên ngủ dưới năm giờ mỗi đêm có thể có mức độ mỡ nội tạng tăng lên. Rối loạn giấc ngủ và mỡ nội tạng có mối quan hệ 2 chiều tương tác lẫn nhau. Thiếu ngủ có thể làm đình trệ hoạt động điều hòa nội tiết, dẫn đến tăng cảm giác đói, tăng khẩu phần ăn và lượng calo nạp vào, hệ quả cuối cùng là tăng mỡ nội tạng.
Tóm lại, mỡ nội tạng và tình trạng giấc ngủ có 1 mối quan hệ phức tạp và tương tác đáng chú ý. Mỡ nội tạng không chỉ gây rối loạn giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Việc kiểm soát mỡ nội tạng và kháng insulin, cùng với việc duy trì một giấc ngủ đủ và chất lượng, là quan trọng để bảo vệ sức khỏe toàn diện của chúng ta.
Ngày nay, nếu muốn giảm cân, giảm mỡ nội tạng hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
59
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
59
Bài viết hữu ích?