Zalo

Mỡ dưới da và mỡ nội tạng : “Kẻ thù ẩn” của thân hình săn chắc

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong cuộc hành trình giảm cân và duy trì sức khỏe, chúng ta không thể không nhắc đến 2 "vị khách" quan trọng trong cơ thể là: Mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Mỗi loại mỡ này đóng vai trò riêng và có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, cũng như vóc dáng. Hãy cùng khám phá sự khác biệt giữa mỡ dưới da và mỡ nội tạng trong bài viết dưới đây.

1. Mỡ dưới da và Mỡ nội tạng: 2 vị khách trong cơ thể

1.1. Mỡ dưới da: Nỗi ám ảnh về vóc dáng

Mỡ dưới da (Subcutaneous Fat - SF) là những lớp mỡ nằm dưới da và thường tích tụ ở các vùng như đùi, bụng hoặc cánh tay. Mặc dù không gây hại như mỡ nội tạng, nhưng nếu mỡ dưới da tích tụ quá mức vẫn có thể mang đến những rủi ro cho sức khỏe. 

1.2. Mỡ nội tạng: sát thủ thầm lặng

Mỡ nội tạng (Visceral Fat - VF) là những lớp mỡ tích tụ xung quanh các cơ quan quan trọng trong khoang bụng, như gan, tụy và lòng mạch. Mỡ nội tạng không chỉ là tác nhân gây béo phì, mà còn liên quan mật thiết đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và hội chứng kháng insulin. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tích tụ mỡ thừa vùng bụng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tích tụ mỡ thừa vùng bụng

2. Chinh phục hai vị khách: Hiểu rõ để đương đầu

Mỡ dưới da và mỡ nội tạng là 2 vị khách không mời trong cơ thể của chúng ta. Hãy cùng so sánh các đặc điểm của hai vị khách này để hiểu rõ hơn giúp kiểm soát tốt nguy cơ làm xáo trộn mọi thứ của 2 vị khách này nhé!

Khả năng mỡ dưới da và mỡ nội tạng gây bệnh:

Mặc dù cả mỡ dưới da và mỡ nội tạng đều đóng góp vào cân bằng năng lượng và chức năng nội tiết của cơ thể, nhưng vai trò chuyển hóa của chúng khác biệt đáng kể. Mỡ nội tạng đã được chứng minh sẽ tạo ra rủi ro về chuyển hóa và tim mạch, vì nó tham gia vào quá trình chuyển hóa nhiều hơn mỡ dưới da. Cụ thể, mỡ dưới da giải phóng acid béo và các yếu tố viêm (các cytokine) gây ảnh hưởng đến chức năng gan và tăng quá trình đề kháng insulin của cơ thể.

Mỡ dưới da dù được đánh giá là ít tạo rủi ro cho sức khỏe hơn mỡ nội tạng, tuy nhiên nếu vị khách này đến chơi quá lâu, tích lũy trong thời gian dài vẫn khiến chúng ta mắc các bệnh chuyển hóa và tim mạch.

Mỡ nội tạng có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm
Mỡ nội tạng có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm

Cơ chế tích mỡ dưới da và mỡ nội tạng:

Cả 2 vị khách này đều được mời gọi từ các yếu tố như: Di truyền, giới tính, tuổi tác và điều hòa hormone trong cơ thể. Khi chúng ta căng thẳng, stress trong công việc thì sẽ kích thích cơ thể tiết cortisol từ đó gây tích lũy mỡ nội tạng. Nam giới có xu hướng tích tụ mỡ nội tạng trong khi phụ nữ thường tích tụ mỡ dưới da. 

Yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp giảm mỡ:

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một nghịch lý khá là thú vị:

  • Mỡ nội tạng nằm sâu hơn nhưng lại giảm tốt hơn với các phương pháp truyền thống như quản lý chế độ ăn và tập thể dục hợp lý so với mỡ dưới da. Thậm chí chỉ cần tập thể dục ở cường độ trung bình và giảm từ 6 – 10% cân nặng có thể làm giảm đáng kể mỡ nội tạng.
  • Ngược lại, các phương pháp hiện đại như các loại thuốc giảm cân, can thiệp ngoại khoa lại chị giảm nhiều lớp mỡ dưới da chứ không tác dụng nhiều đến mỡ nội tạng nếu không có các biện pháp thay đổi lối sống kèm theo.

Tóm lại, trong cuộc hành trình giảm cân và duy trì sức khỏe, mỡ nội tạng đóng vai trò như một "kẻ thù ẩn" trong cơ thể. Sự tích tụ mỡ nội tạng có thể mang đến những nguy cơ và rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, thông qua hiểu biết về sự khác biệt giữa mỡ dưới da và mỡ nội tạng, việc nhận biết, đánh giá và giảm mỡ nội tạng trở nên khả thi và hiệu quả.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và áp dụng các phương pháp khoa học và tiên tiến nhằm kiểm soát và giảm mỡ nội tạng, để chúng ta có thể đạt được thân hình săn chắc và sức khỏe tốt hơn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Phạm Trần Thiên Nhân xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Nguyên nhân hình thành mỡ nội tạng do đâu?

Nguyên nhân hình thành mỡ nội tạng do đâu?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Mỡ nội tạng cao có gây mất ngủ: Những điều bạn cần biết

Mỡ nội tạng cao có gây mất ngủ: Những điều bạn cần biết

Cải thiện sự tự tin: Phương pháp giảm mỡ nội tạng và khám phá phong cách cá nhân

Cải thiện sự tự tin: Phương pháp giảm mỡ nội tạng và khám phá phong cách cá nhân

Mỡ nội tạng nằm ở đâu và gây bệnh gì cho cơ thể?

Mỡ nội tạng nằm ở đâu và gây bệnh gì cho cơ thể?

73

Bài viết hữu ích?