Zalo

Quá nhiều mỡ dưới da cảnh báo điều gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ dưới da cùng với mỡ nội tạng là hai thành phần chính trong tổng lượng mỡ của cơ thể. Mỗi loại mỡ đòi có một vai trò nhất định trong cơ thể, tuy nhiên việc tích tụ quá nhiều mỡ thừa không bao giờ là một điều tốt. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều như mỡ nội tạng, nhưng việc có quá nhiều mỡ dưới da cũng cảnh béo một số vấn đề trong tương lai.

1. Mỡ dưới da là gì?

Da được tạo thành từ ba lớp, với lớp dưới da (nơi tìm thấy chất béo dưới da) tạo thành lớp sâu nhất bên dưới lớp hạ bì và biểu bì. Mỡ dưới da là một trong hai loại mỡ chính của cơ thể, loại còn lại là mỡ nội tạng. Vị trí của mỡ dưới da ngay bên dưới da giúp nó phục vụ một số mục đích, bao gồm điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bảo vệ các cơ quan bên trong khỏi sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và đóng vai trò là mô liên kết giữa lớp hạ bì và cấu trúc cơ và xương.

Tuy nhiên, khi ai đó có quá nhiều mỡ dưới da, hay tình trạng da nhiều chất béo thường dễ nhận thấy ở dạng da bị nhăn nheo, lớp mỡ dưới da khiến khi sờ có cảm giác lùng nhùng. Bụng, hông, đùi và cánh tay là những khu vực phổ biến nhất trong cơ thể nhiều chất béo dưới da. Lượng mỡ dưới da bạn có phụ thuộc vào sự kết hợp giữa chế độ ăn uống và tập thể dục, cùng với các yếu tố khó kiểm soát hơn như di truyền. Mọi người đều được sinh ra với lớp mỡ dưới da tự nhiên, nhưng di truyền có thể khiến một người tích lũy một lượng cao hơn hoặc thấp hơn những người khác có chỉ số khối cơ thể (BMI) tương tự.

Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố về lối sống như chế độ ăn uống không lành mạnh và lười vận động có thể góp phần làm cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ dưới da. Nếu bạn liên tục ăn nhiều calo hơn mức đốt cháy hàng ngày và có khối lượng cơ bắp thấp, bạn sẽ dễ phát triển tình trạng da nhiều chất béo. Cuối cùng, các tình trạng bệnh tật như bệnh tiểu đường hoặc đề kháng insulin có thể làm tăng lượng mỡ dưới da nhiều hơn.

Trong khi mỡ dưới da nằm ngay bên dưới da thì mỡ nội tạng nằm sâu bên trong cơ thể, cạnh các cơ quan nội tạng và ít ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn. Chất béo này thường giúp bảo vệ các cơ quan trong cùng như dạ dày, gan và ruột. Có lượng mỡ dưới da cao thường tương quan với lượng mỡ nội tạng cao hơn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Các nhà khoa học cũng cho rằng chất béo dưới da ít ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe hơn so với chất béo nội tạng. Một điều đáng mừng là cơ thể nhiều chất béo dưới da hơn chất béo nội tạng (80 - 90 % so với 10 - 20 %), nhưng không phải vì thế mà mọi người được chủ quan. Những cảnh báo về việc cơ thể có quá nhiều mỡ dưới da sẽ được đề cập ở phần bên dưới.

Các yếu tố về lối sống như chế độ ăn uống không lành mạnh và lười vận động có thể góp phần làm cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ dưới da

2. Cơ thể nhiều chất béo dưới da cảnh báo điều gì?

Chúng ta đã cùng tìm hiểu về chất béo hay mỡ dưới da là gì, tiếp theo hãy cùng xem cơ thể nhiều chất béo dưới da sẽ cảnh báo những vấn đề gì.

2.1. Bệnh tim mạch

Nếu nói đến việc cơ thể nhiều chất béo dưới da ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe như thế nào mà không nhắc đến những cảnh báo nguy cơ trên tim mạch có thể là một sự thiếu sót.

Một số nghiên cứu đã ghi nhận về những cảnh báo này. Ví dụ, một nghiên cứu lớn về phụ nữ châu Âu từ 45 - 79 tuổi đã kết luận rằng những người có vòng eo lớn (tình trạng tích nhiều mỡ dưới da vùng bụng) có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn gấp đôi so với những người có vòng hai cân đối. Nguy cơ vẫn gần gấp đôi ngay cả sau khi điều chỉnh một số yếu tố rủi ro khác, bao gồm huyết áp, cholesterol, hút thuốc và chỉ số BMI. Ngay cả ở những phụ nữ khỏe mạnh, không hút thuốc, cứ mỗi 2 inch vòng eo tăng thêm sẽ làm tăng 10% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Khối lượng chất béo dưới da dù không ảnh hưởng lớn như chất béo nội tạng nhưng vẫn có tác động xấu đến một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim khác. Nó có liên quan đến huyết áp cao hơn, lượng đường trong máu và mức Triglyceride, LDL - Cholesterol (mỡ xấu) tăng cao và mức HDL - Cholesterol (mỡ tốt) thấp hơn. Kết hợp lại với nhau, những thay đổi này, được gọi là hội chứng chuyển hóa, tạo thành một cảnh báo nghiêm trọng đối với bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường type 2.

2.2. Đái tháo đường

Một cảnh báo quan trọng khác của tình trạng da nhiều chất béo là bệnh lý đái tháo đường, cụ thể hơn là bệnh đái tháo đường type 2. 

Các mô mỡ, đặc biệt là những phần được tích trữ quanh lớp da tại vùng bụng thường có cơ chế tiết ra hormone và các chất khác gây viêm. Tình trạng viêm là một thành phần của hệ thống miễn dịch và cũng như quá trình chữa lành, tuy nhiên, một khi có tình trạng viêm không phù hợp với cơ thể sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Vấn đề này thường gặp ở những bệnh nhân tích tụ mỡ dưới da mãn tính. Về lâu dài, chứng viêm có thể khiến cơ thể những người này phản ứng kém hơn với hormone insulin và thay đổi cách cơ thể chuyển hóa carbohydrate cũng như chất béo. Hậu quả là dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và cuối cùng là sự xuất hiện của bệnh đái tháo đường cùng nhiều biến chứng của nó. 

Một cảnh báo quan trọng khác của tình trạng da nhiều chất béo là bệnh lý đái tháo đường 

Một số thử nghiệm lớn đã chỉ ra rằng giảm cân, giảm mỡ bụng có thể vừa ngăn ngừa, vừa trì hoãn quá trình hình thành bệnh tiểu đường ở những người có nguy cơ cao. 

2.3. Bệnh thần kinh

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ở độ tuổi ngoài 40 có lượng mỡ dưới da cao có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ (bao gồm cả bệnh Alzheimer) cao gần gấp 3 lần khi so với khi còn ở độ tuổi trung niên và với những người có ít mỡ bụng ở cùng độ tuổi đó. Các phản ứng viêm và tổn thương các tế bào thần kinh liên quan đến tích tụ mỡ dưới da vẫn còn đang được xem xét kỹ.

Một điều đáng mừng là trọng lượng cơ thể cũng như lượng mỡ dưới da là một yếu tố rủi ro có thể cải thiện được đối với chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

2.4. Bệnh hen suyễn

Trong một nghiên cứu lớn của các giáo viên ở California, những người có lượng mỡ dưới da cao (vòng eo hơn 35 inch) có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn 37% so với những người có vòng eo nhỏ hơn, ngay cả khi cân nặng của họ ở mức bình thường. Nguy cơ cao nhất đối với những phụ nữ có vòng eo lớn và thừa cân hoặc béo phì. Các nhà điều tra tin rằng mỡ dưới da làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn các loại mỡ khác vì nó có tác dụng gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả đường thở. Các Cytokine được tạo ra bởi tình trạng viêm thường đi kèm với tình trạng tăng tích tụ mỡ. Sau đó, những chất gây viêm này sẽ tác động lên đường thở gây co thắt đường thở và lâu ngày hình thành nên bệnh hen suyễn.

2.5. Ung thư

Một phân tích tổng hợp của một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ tiền mãn kinh bị béo bụng do tích tụ nhiều mỡ dưới da cũng như mỡ nội tạng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Vòng eo lớn cũng liên quan đến nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh, nhưng tác động đó không đáng kể khi mang so sánh với chỉ số BMI.

Tuy không có ảnh hưởng như mỡ nội tạng nhưng các nhà khọc cũng khẳng định rằng những người có nhiều mỡ dưới da vẫn có nguy cơ phát triển u tuyến đại trực tràng (polyp tiền ung thư) cao hơn so với những người có ít mỡ dưới da. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định polyp tuyến trong đại tràng có liên quan đến tình trạng kháng insulin (một tình trạng thường gặp trong những người tích tụ nhiều mỡ thừa trong cơ thể), đây có thể là cơ chế làm tăng nguy cơ ung thư.

Quá nhiều mỡ dưới da là một yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư

2.6. Trầm cảm

Tỷ lệ những người có vòng hai quá cỡ và tình trạng trầm cảm đang ngày càng tăng cao, đẩy cả các nhà điều tra khám phá mối quan hệ giữa hai vấn đề này.

Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng vấn đề tích tụ nhiều mỡ bụng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Họ thường tự tin về vòng hai quá cỡ, hoặc lo lắng và mệt nhọc vì phải theo đuổi một chế độ giảm cân vất vả. Tất cả những điều trên là yếu tố hình thành nên các bất thường về tâm lý ở nhóm đối tượng này.

Các chuyên gia cũng cho rằng mối quan hệ giữa mỡ bụng và trầm cảm có thể là con đường hai chiều. Ở một báo cáo phân tích dựa trên 15 nghiên cứu với gần 60,000 người tham gia trong gần 30 năm, những người có vòng hai quá cớ có tỉ lệ mắc trầm cảm cao hơn gần 55% so với những người có cân nặng và vòng bình bình thường. Và ngược lại, những người gặp phải những vấn đề về tâm lý có nguy cơ bị thừa cân do tăng tích tụ mỡ dưới da và mỡ nội tạng cao hơn 58% so với những người có tâm lý ổn định.

Phần mỡ dưới da tuy không gây ảnh hưởng tiêu cực nhiều như phần mỡ nội tạng, tuy nhiên vì chiếm phần lớn trong cơ thể, nên việc cơ thể nhiều chất béo dưới da và tăng lên dần trong thời gian dài cũng là một dấu hiệu cảnh báo cho những tình trạng bệnh lý gần như tương tự mỡ nội tạng. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về mỡ dưới da, hãy nói chuyện trực tiếp với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị sớm nhất khi còn có thể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp tiêu hao năng lượng để giảm lượng mỡ dưới da một cách hiệu quả. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu được thực hiện và giám sát bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Phương pháp này bao gồm việc truyền vào cơ thể các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp kích thích quá trình chuyển hóa mỡ tự nhiên một cách an toàn cho sức khỏe. Sau mỗi phiên truyền, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa trong cơ thể. Bạn sẽ có đủ năng lượng cho các hoạt động mà không tích tụ mỡ thừa, mỡ dưới da hay mỡ nội tạng. Đây là một phương pháp giảm cân an toàn, tuân thủ các tiêu chuẩn y tế, giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng gọn gàng, thon thả và tràn đầy năng lượng. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong hành trình giảm cân của mình. Chúc bạn thành công!

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Giảm cân và giảm mỡ khác nhau thế nào?

Giảm cân và giảm mỡ khác nhau thế nào?

Mỡ nội tạng là gì và làm thế nào để loại bỏ nó?

Mỡ nội tạng là gì và làm thế nào để loại bỏ nó?

Tại sao mỡ nội tạng lại nguy hiểm?

Tại sao mỡ nội tạng lại nguy hiểm?

Hình dáng cơ thể nói gì về sức khỏe của bạn?

Hình dáng cơ thể nói gì về sức khỏe của bạn?

Giảm mỡ nội tạng: Bước chuyển quan trọng trong cuộc chiến chống ung thư

Giảm mỡ nội tạng: Bước chuyển quan trọng trong cuộc chiến chống ung thư

69

Bài viết hữu ích?