Mỡ nội tạng là dạng mỡ tồn tại ẩn bên trong cơ thể, khác với mỡ dưới da, mỡ nội tạng không thể phát hiện bằng mắt thường. Với những người bị béo phì, thừa cân hay có chế độ ăn dư thừa năng lượng nhiều dầu mỡ thì mỡ nội tạng gây ra các vấn đề về chuyển hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy mỡ nội tạng có nguy hiểm không?
Lượng chất béo tích tụ trong cơ thể xuất phát từ một số yếu tố khác nhau. Khi tiêu thụ quá nhiều calo mà lại không có đủ hoạt động thể chất để đốt cháy chúng, chất béo sẽ được dự trữ. Ở nam giới và nữ giới, một số yếu tố khác nhau có thể quyết định đến việc tích trữ mỡ nội tạng trong cơ thể như sau:
Tại sao mỡ nội tạng lại nguy hiểm là một trong nhiều thắc mắc được tìm kiếm nhiều hiện nay trên mạng. Có nhiều loại bệnh liên quan đến béo phì, và mức độ nghiêm trọng của chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí tích trữ mỡ. Đặc biệt, lượng mỡ nội tạng cao có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng như khả năng tiếp thu glucose kém, tăng lipid máu và sự kháng insulin.
Mối liên hệ giữa sự tích tụ mỡ nội tạng và huyết áp cao ở phụ nữ cũng đã được báo cáo. Nghiên cứu đã cho thấy, việc giảm mỡ nội tạng, chứ không phải mỡ dưới da, có thể giúp tình trạng huyết áp được cải thiện tốt.
Tuy nhiên, còn một khía cạnh chưa được nghiên cứu rõ ràng, đó là mối quan hệ giữa mỡ nội tạng và mỡ dưới da. Một số bằng chứng cho thấy, khi mỡ nội tạng tích tụ nhiều hơn, nồng độ adiponectin trong huyết tương giảm. Cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng, nhưng đã có một số nghiên cứu nhỏ chứng mình rằng mỡ nội tạng có thể dẫn đến ức chế tổng hợp adinopectin.
Trong khi đó, adinopectin là một trong các hormon có liên quan đến vai trò chuyển hóa của cơ thể. Việc giảm nồng độ adinopectin là dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa như đường huyết tăng, cholesterol cao, kháng insulin hay tăng phản ứng viêm của cơ thể.
Như vậy, tại sao mỡ nội tạng lại nguy hiểm đã được đề cập trên đây, qua đó cho thấy được tầm quan trọng của việc điều chỉnh cân nặng phù hợp với vóc dáng như thế nào.
Nhiều người thắc mắc rằng mỡ nội tạng có hết được không. Ngay cả khi bạn ở trạng thái cân nặng lý tưởng, việc cơ thể tích trữ một ít lượng mỡ nội tạng là điều bình thường. Mặc dù việc giảm mỡ nội tạng hết nghe có vẻ khó khăn, tuy nhiên bạn chỉ cần giảm cho đến khi mỡ nội tạng trong cơ thể ở mức không cao và không gây ra các bất thường về chuyển hóa là được.
Có một số cách giảm mỡ nội tạng và duy trì sức khỏe tốt hơn. Một trong những cách giảm mỡ nội tạng hiệu quả đó là là thực hiện giảm cân và duy trì một chế độ ăn kiêng cân đối. Mỡ nội tạng thường đáp ứng tích cực hơn với việc kiêng ăn và thường xuyên tập thể dục hơn so với mỡ ở vùng hông.
Mặc dù bạn không thể thay đổi yếu tố di truyền, nội tiết hoặc tuổi tác của mình, song bạn vẫn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mỡ nội tạng bằng cách:
Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn tại sao mỡ nội tạng lại nguy hiểm. Với những cách giảm mỡ nội tạng bằng việc ăn uống và tập luyện mà bài viết trên đề cập, bạn có thể loại bỏ mỡ nội tạng từ từ ra khỏi cơ thể của mình. Bên cạnh đó, phương pháp giảm cân chuẩn y khoa như liệu pháp tiêu hao năng lượng cũng là một trong những sự lựa chọn hiệu quả mà an toàn để bạn có thể loại bỏ mỡ nội tạng nhanh chóng nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc truyền các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể tác dụng nhằm tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên đối với người sử dụng.
Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng người sử dụng dịch vụ sẽ cần đánh giá sức khỏe tổng thể sau đó là đo chỉ số cơ thể BMI và bác sĩ sẽ lên phác đồ giảm cân một cách cụ thể. Bác sĩ điều trị sẽ luôn đồng hành trong cả quá trình thực hiện liệu pháp đồng thời lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với chế độ luyện tập cũng như vận động điều độ để có công dụng giảm cân đảm bảo tốt nhất.
21
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
21
Bài viết hữu ích?