Zalo

Mỡ nội tạng là gì và làm thế nào để loại bỏ nó?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ nội tạng đề cập đến một loại chất béo được lưu trữ trong khoang bụng và có thể tích tụ trong động mạch. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, tiền tiểu đường và bệnh tim. Tuy nhiên, có một ít mỡ trong cơ thể là tốt cho sức khoẻ nhưng không phải tất cả các loại mỡ đều được tạo ra như nhau. Vậy mỡ nội tạng là gì và làm thế nào để loại bỏ nó?

1.Mỡ nội tạng là gì?

Mỡ nội tạng là gì? Mỡ nội tạng là chất béo được lưu trữ trong khoang bụng của mỗi người. Nó còn được gọi là ‘‘chất béo hoạt động’’ vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, chất béo nội tạng còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone quan trọng trong cơ thể của bạn. Vì mỡ nội tạng có trong khoang bụng nên nó nằm gần một số cơ quan như tuyến tụy, ruột và gan. Do đó, việc dư thừa chất béo nội tạng có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu cơ thể bạn càng tích trữ nhiều chất béo nội tạng thì nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tim mạch và bệnh tiểu đường càng cao. 

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao việc giảm mỡ ở vùng bụng lại khó đến vậy không? Nguyên nhân là do bạn có lượng mỡ nội tạng được tích trữ ở bụng nên rất khó để giảm. Mỡ nội tạng tích tụ trong khoang bụng, các mô mỡ là các tế bào mỡ được lưu trữ trong cơ thể bạn. Khi các mô mỡ này tích tụ trong và xung quanh vùng bụng sẽ khiến bụng phình to ra.  

2. Làm thế nào để biết có mỡ nội tạng hay không?

Để biết mình có mỡ nội tạng hay không, bạn cần phải đo vòng eo của mình theo inch. Chu vi vòng eo trung bình là:

  • Nam giới trưởng thành: nhỏ hơn hoặc bằng 94cm (37 inch)
  • Phụ nữ trưởng thành: nhỏ hơn hoặc bằng 80cm (31 inch)

Nếu chu vi vòng eo của bạn vượt quá phạm vi nêu trên, bạn cần phải cố gắng đạt được kích thước vòng eo khoẻ mạnh hơn. Phương pháp đo lâm sàng sử dụng máy quét MRI hoặc máy phân tích mỡ cơ thể để đo lượng mỡ nội tạng của một người. 

Hình: Mỡ nội tạng là gì?
 Hình: Mỡ nội tạng là gì?

3. Nguyên nhân tích tụ mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng hình thành thế nào? Nó được hình thành bởi chế độ ăn uống và lối sống không hợp lý. Dưới đây là một số nguyên nhân tích tụ mỡ nội tạng như sau:

  • Thường xuyên ăn đồ ăn vặt như khoai tây chiên, pizza,...
  • Uống nước có ga và đồ uống có đường
  • Lối sống ít vận động, không hoạt động thể chất
  • Thời gian ăn không đúng giờ giấc
  • Ngủ không đều
  • Hút thuốc, uống rượu bia
  • Tiêu thụ quá nhiều bánh ngọt và socola

4. Cách giảm mỡ nội tạng

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được sức khỏe và thể lực của mỗi người. Tuy nhiên, chế độ ăn uống cần phải được xem xét lại nếu bạn muốn có một cơ thể khoẻ mạnh, không bệnh tật. Vậy cách nào giảm mỡ nội tạng? Muốn giảm mỡ nội tạng, bạn cần phải thay đổi một chế độ ăn uống cân bằng và cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm thiết yếu bao gồm:

  • Carbohydrate: Trong cơ thể có đến 60-65% năng lượng là carbohydrate. Một số nguồn carb tuyệt vời và lành mạnh để giảm mỡ nội tạng là ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì, hạt kê,....
  • Protein: Có khoảng 15-20% lượng protein trong cơ thể. Protein cung cấp cho cơ thể tất cả các axit amin thiết yếu. Nguồn protein tốt là sữa và một số sản phẩm từ sữa, trứng, đậu và nguồn protein nạc như thịt gà. 
  • Chất béo: Chất béo tốt cung cấp năng lượng cho cơ thể bao gồm các loại hạt, dầu thực vật và cá.
  • Rau: Bạn nên bổ sung nhiều rau trong chế độ ăn uống bởi chúng cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất thiết yếu. 
  • Trái cây: Các chất chống oxy hóa có trong trái cây giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh lý khác. Vì vậy, bạn nên ăn nhiều trái cây như cam, quýt,...

5. Chất dinh dưỡng cần thiết giảm mỡ nội tạng

Để giải đáp thắc mắc ‘‘giảm mỡ nội tạng như thế nào’’ thì bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể để quá trình giảm cân hiệu quả. Có hai chất dinh dưỡng giúp giảm mỡ bụng đó là canxi và vitamin D. Hai loại vitamin này bổ sung cho nhau và hoạt động song song trong cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng có lợi của canxi và vitamin D trong việc giảm mỡ nội tạng tích trữ ở bụng. Canxi giúp giảm mỡ bụng bằng cách ngăn chặn việc sản xuất hormone lưu trữ chất béo. Bên cạnh đó, vitamin D giúp tăng cường sản xuất leptin, hormone tạo cảm giác no lâu hơn và giảm lượng mỡ tích tụ ở vùng bụng. Một số thực phẩm cần thiết giúp giảm mỡ bụng như:

5.1 Rau chân vịt

Đây là một loại rau ít calo và có nhiều độ ẩm. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ hỗ trợ tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam như: 

  • Lượng calo: 23 kCal
  • Carbohydrate: 3,6g
  • Chất xơ: 2,2g
  • Chất đạm: 2,8g
  • Chất béo: 0,3g
  • Vitamin A: 9380 IU
  • Canxi: 99mg
  • Sắt: 2,7 mg
  • Magie: 79mg
  • Photpho: 49mg
  • Kali: 558mg
  • Natri: 79mg

5.2 Diêm mạch

Quinoa hay còn gọi là hạt diêm mạch, một cung cấp nguồn protein hoàn chỉnh và chứa tất cả các axit amin thiết yếu. Quinoa rất giàu lysine, một loại axit amin cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa mô. Protein thúc đẩy cảm giác no và điều chỉnh sự thèm ăn bằng cách điều chỉnh hormone gây đói ghrelin. Vì vậy, nó giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và ăn ít hơn. Ngoài protein ra, quinoa còn là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, lượng chất xơ mất nhiều thời gian để phân hủy và tiêu hóa, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và ngăn ngừa ăn quá nhiều. So với hầu hết các loại ngũ cốc khác, quinoa có hàm lượng chất xơ cao hơn đáng kể. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa bằng cách tăng khối lượng thức ăn. Hơn nữa, quinoa rất dễ tiêu hóa và không chứa gluten. Bạn có thể dùng như món cháo, món mặn với thịt gà và rau thơm, hoặc làm món ngũ cốc chính với rau trộn.

    Hình: Giảm mỡ nội tạng bằng cách bổ sung thực phẩm như hạt diêm mạch

5.3 Yến mạch

Yến mạch được coi là một trong những thực phẩm giảm cân hiệu quả, vì nó có hàm lượng protein đáng kể và ít calo. Vì vậy, yến mạch trở thành món ăn nhẹ lý tưởng để duy trì cân nặng ổn định. Ngoài ra, yến mạch mất nhiều thời gian để tiêu hoá trong cơ thể nên chúng đốt cháy rất nhiều calo và làm giảm mức cholesterol. Bạn có thể sử dụng yến mạch như một món cháo hay các món mặn với thịt gà, phô mai hoặc đậu phụ và các loại thảo mộc và ngũ cốc chính với súp rau đậu lăng.

5.4 Hạt mè

Hạt mè có hàm lượng chất xơ cao mà chất xơ rất cần thiết để giảm cân, vì nó góp phần giúp đường tiêu hoá khoẻ mạnh hơn. Hơn nữa, thực phẩm giàu chất xơ giúp dạ dày của bạn no lâu hơn nhưng cần hạn chế ăn quá nhiều. Chất xơ cũng hỗ trợ đưa glucose và chất béo vào máu liên tục, kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, nó ngăn ngừa lượng đường trong máu giảm mạnh. Hạt vừng có hàm lượng lignin cao, kích thích cơ thể tiết ra nhiều men gan đốt cháy chất béo hơn và hỗ trợ giảm béo. Hạt mè là một nguồn protein tốt có thể giúp bạn giảm mỡ nội tạng bằng cách tăng tốc độ trao đổi chất và hạn chế cơn đói. Bạn có thể sử dụng hạt mè làm lớp phủ trong món salad và sinh tố,.... 

5.5 Cá hồi

Cá hồi rất giàu protein và chất béo tốt. Protein giúp bạn giảm mỡ nội tạng bằng cách tăng cường trao đổi chất và tăng cảm giác no. Đây cũng là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết để phát triển và sửa chữa các mô cơ nạc. Hãy nhớ rằng, phương pháp duy nhất để giảm mỡ nội tạng là tạo ra mức thâm hụt calo. Vì vậy, cá hồi sẽ không giúp bạn giảm mỡ nội tạng. Tuy nhiên, nó có thể giúp bạn cảm thấy no khi ăn chế độ ăn ít calo và cung cấp cho bạn một số chất dinh dưỡng để bạn cảm thấy khoẻ mạnh hơn.  

Tóm lại, để loại bỏ mỡ nội tạng bạn cần kết hợp chế độ ăn uống và hoạt động thể chất lành mạnh giúp đốt cháy chất béo. Ngoài ra, bạn cần ngủ đủ 7-8 tiếng vì giấc ngủ tối ưu giúp giảm trọng lượng tổng thể và mỡ nội tạng. Thiếu ngủ có thể làm giảm quá trình trao đổi chất, từ đó dẫn đến tăng cân. 

Tóm lại, mỡ nội tạng là loại mỡ ẩn mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Do đó, đôi khi chúng ta không nhận ra sự tích tụ mỡ nội tạng. Vì thế, bạn nên tham khảo lời khuyên từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu bạn nghi ngờ có sự tích tụ mỡ nội tạng trong cơ thể mình.  

Ngoài ra, để giảm mỡ nội tạng hiệu quả bạn có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ. Phương pháp này sử dụng dịch truyền vitamin và các loại khoáng chất thiếu thiết yếu giúp tiêu hao và đào thải lượng mỡ thừa ra khỏi cơ thể mà không gây mệt mỏi, tái béo phì, giúp bạn khỏe mạnh, phòng ngừa các biến chứng do bệnh béo phì gây ra.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tại sao mỡ nội tạng lại nguy hiểm?

Tại sao mỡ nội tạng lại nguy hiểm?

Hình dáng cơ thể nói gì về sức khỏe của bạn?

Hình dáng cơ thể nói gì về sức khỏe của bạn?

Các nguyên nhân tích tụ mỡ dưới da

Các nguyên nhân tích tụ mỡ dưới da

Mỡ nội tạng nằm ở đâu và gây bệnh gì cho cơ thể?

Mỡ nội tạng nằm ở đâu và gây bệnh gì cho cơ thể?

Có cách nào giảm cân cho phụ nữ tuổi 50 hiệu quả không?

Có cách nào giảm cân cho phụ nữ tuổi 50 hiệu quả không?

17

Bài viết hữu ích?