Zalo

Hình dáng cơ thể nói gì về sức khỏe của bạn?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Dù tròn trịa hay gầy, cơ thể đều có đủ hình dạng và kích cỡ. Hình dáng cơ thể đó không nhất thiết là dấu hiệu của sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, việc lưu trữ chất béo ở các vùng khác nhau trên cơ thể có thể là một yếu tố dự báo mạnh mẽ cho một số bệnh, bao gồm đột quỵ, tiểu đường, bệnh tim và những bệnh khác.

1. Mỡ nội tạng và mỡ dưới da

Một dấu hiệu quan trọng của hình dáng cơ thể là mỡ - bao gồm cả loại mỡ mà một người mang và nơi nó tồn tại trên cơ thể. Không phải tất cả chất béo trong cơ thể đều được tạo ra như nhau.

Mỡ mà bạn có thể nhận biết được bằng cách sờ nắm được gọi là mỡ dưới da và chúng chủ yếu được tìm thấy ở đùi và mông gọi là mỡ đùi hay mỡ mông. Nó có một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm dự trữ năng lượng cho cơ thể và bảo vệ xương và cơ khỏi bị thương. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), quá nhiều mỡ dưới da cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh đó là mỡ nội tạng, loại chất béo nguy hiểm hơn nhiều so với mỡ dưới da. Mỡ nội tạng không thể phát hiện được từ bên ngoài vì chúng nằm bao quanh các cơ quan quan trọng như tuyến tụy, gan, dạ dày và ruột và có thể khiến một người có dáng bụng phệ. Một nghiên cứu vào tháng 9 năm 2017 được công bố trên PLOS One tiết lộ rằng mỡ nội tạng - đặc biệt ở phụ nữ - có liên quan chặt chẽ đến bệnh tim mạch, kháng insulin và tăng huyết áp.

Để đo lượng mỡ nội tạng, hãy đặt thước dây ngay phía trên xương hông quanh phần bụng trần của bạn. Đảm bảo thước đo cân bằng, thả lỏng, thở ra và đo mà không siết quá chặt. Nếu số đo này lớn hơn 80 cm đối với phụ nữ và 90 cm đối với nam giới thì đó là lượng chất béo không tốt cho sức khỏe của bạn.

2. Hình dáng cơ thể nói gì về sức khỏe của bạn ?

2.1. Hình quả táo

Những người có dáng người "quả táo" thường có mỡ ở vùng giữa gọi là bụng phệ trong khi có ít mỡ cánh tay, mỡ hông và chân hơn. Đây là loại hình dáng cơ thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nhất.

Nếu ai đó có hình dáng quả táo, điều đó thường có nghĩa là người này có tỷ lệ eo/hông lớn, điều này cho thấy họ có nhiều mỡ nội tạng. Khi chất béo bao quanh các cơ quan, cơ thể bạn có thể tăng nguy cơ gặp vấn đề về tình trạng viêm mạn tính và tình trạng viêm là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật. Các bệnh viêm nhiễm liên quan đến lượng mỡ nội tạng cao bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường và sự gia tăng ung thư nội mạc tử cung, vú và ruột kết. 

Trong một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2019 trên 156.000 phụ nữ sau mãn kinh được công bố trên JAMA Network Open, những đối tượng có nhiều mỡ ở vùng bụng có nguy cơ tử vong do ung thư và bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với những phụ nữ không có mỡ ở vùng bụng, ngay cả sau khi điều chỉnh tình trạng kinh tế xã hội và lối sống khác. 

Một điều may mắn là mặc dù mỡ nội tạng có thể nguy hiểm hơn mỡ dưới da nhưng nó cũng dễ giảm hơn nhiều. Theo thông tin từ Đại học Johns Hopkins, mỡ nội tạng phản ứng đặc biệt tốt với các bài tập aerobic và rèn luyện sức mạnh. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, các chuyên gia khuyến nghị nên hoạt động thể chất với cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần, bao gồm các bài tập tăng cường cơ bắp từ hai ngày trở lên mỗi tuần giúp giảm mỡ hiệu quả và hạn chế các nguy cơ bệnh tật.

Hình 1. Cơ thể hình quả táo là dấu hiệu của việc có nhiều mỡ nội tạng
Hình 1. Cơ thể hình quả táo là dấu hiệu của việc có nhiều mỡ nội tạng

2. 2. Hình quả lê

Đây là hình dáng cơ thể với nhiều mỡ mông và hông nhưng ít mỡ ở vai và ngực hơn nên được coi là "hình quả lê". Người có hình dáng cơ thể hình quả lê sẽ an toàn hơn vì mỡ tích tụ ở chân ít có khả năng tiếp cận các cơ quan quan trọng. Mặt khác, những người có kiểu cơ thể này thường gặp các vấn đề về tĩnh mạch và khớp vì họ phải gánh nhiều trọng lượng.

Mặc dù không thể giảm cân tại chỗ, nhưng một đánh giá vào tháng 4 năm 2018 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy những người tham gia nghiên cứu đã giảm mỡ dưới da ở chân và cánh tay nhờ chế độ ăn giàu protein - khoảng từ 15 - 30% lượng calo hàng ngày của họ.

2.3. Hình dạng thẳng 

Một quan niệm sai lầm phổ biến là những người có thân hình thẳng hoặc "hình thước" - nghĩa là không có vùng mỡ nào nhìn thấy được và là dấu hiệu của sự khỏe mạnh. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia sức khỏe, bạn nên đừng để vẻ ngoài này đánh lừa, vì chỉ vì mỡ của họ không tập trung ở một vị trí cụ thể như bụng phệ hoặc mỡ hông và tạo nên hình dáng cơ thể hình quả táo hoặc quả lê, không có nghĩa là họ không có nó.

Khái niệm này thường được gọi là "mỡ gầy", nghĩa là mặc dù ai đó có thể có Chỉ số khối cơ thể (BMI) khỏe mạnh, họ vẫn mang mỡ nội tạng xung quanh các cơ quan bên trong cơ thể. Và sự hiện diện của chất béo có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tương tự như những người có ngoại hình hình quả táo.

Một vấn đề sức khỏe đối với những người có hình dáng cơ thể gầy này là bạn có thể mất mật độ xương theo thời gian, điều này có thể dẫn đến chứng loãng xương.

Điều này nghe có giống bạn không? Vậy thì hãy thử chuyển sang chế độ ăn Địa Trung Hải. Một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2019 được công bố trên Tạp chí Gan học cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải ít carb - cùng với 180 phút tập thể dục mỗi tuần - có hiệu quả trong việc giảm lượng mỡ dự trữ nội tạng.

2.4. Đồng hồ cát

Khi hông và ngực của bạn có kích thước tương tự nhau và bạn có vòng eo hẹp thì bạn có thân hình đồng hồ cát. Theo các chuyên gia, đây là hình dáng cơ thể "khỏe mạnh nhất" vì tỷ lệ vòng eo/mông thấp. Bên cạnh đó, những người có thân hình đồng hồ cát có xu hướng không gặp nhiều rủi ro về sức khỏe liên quan như các loại hình dáng cơ thể khác, nhưng họ vẫn có thể mang mỡ nội tạng gần các cơ quan nội tạng hoặc mỡ thừa dưới da quanh vùng bụng.

3. Cách để thay đổi hình dáng cơ thể bằng cách tập thể dục

Giờ bạn đã biết hình dáng cơ thể nói gì về sức khỏe của bạn ? Mặc dù hầu hết mỗi người đều có khuynh hướng có một hình dáng cụ thể, nhưng nếu bạn có một hình dáng cơ thể không được khỏe mạnh thì điều cần thiết là bạn nên thay đổi điều đó bằng các hoạt động rèn luyện thể dục. Bạn sẽ cần phải kết hợp giữa hoạt động tim mạch hoặc aerobic để đốt cháy chất béo và rèn luyện sức mạnh để xây dựng cơ bắp, bất kể hình dáng cơ thể của bạn như thế nào. Tối thiểu, bạn nên dành ít nhất 150 đến 300 phút tập thể dục cường độ vừa phải hoặc 75 đến 150 phút tập thể dục nhịp điệu cường độ mạnh và hai ngày tăng cường sức mạnh trở lên. Các hoạt động này sẽ đảm bảo tác động lên tất cả các nhóm cơ chính.

Cụ thể, hoạt động thể dục nhịp điệu sẽ đề cập đến các bài tập làm tăng nhịp tim của bạn, điều này có thể là đi bộ mỗi ngày trong ít nhất 30 phút, nhưng bạn cũng có thể chạy bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ hoặc tập trên máy tập tim mạch, chẳng hạn như máy tập hình elip hoặc máy tập bước cầu thang. 

Việc rèn luyện sức mạnh có thể được thực hiện bằng các bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể, chẳng hạn như chống đẩy và squats, hoặc với tạ tự do, ống cản hoặc máy tập tạ.

Tuy nhiên, một điều chắc chắn là không có cách nào để nhắm mục tiêu tích tụ chất béo trên các bộ phận cụ thể trên cơ thể bạn. Theo Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ, nếu bạn có hình dáng quả táo, bạn có thể muốn tập thể dục để tập trung loại bỏ mỡ bụng - tuy nhiên, điều đó được gọi là không thể. Vì vậy, phương pháp tốt nhất cho các loại hình dáng cơ thể là giảm mỡ toàn thân bằng cách tập các bài tập thể dục thường xuyên và nhất quán.

Hình 2. Rèn luyện thể dục giúp bạn có hình dáng cơ thể khỏe mạnh hơn
Hình 2. Rèn luyện thể dục giúp bạn có hình dáng cơ thể khỏe mạnh hơn

Đặc biệt, những người có thân hình quả táo, quả lê và đồng hồ cát nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và tham gia các hoạt động tăng cường sức mạnh để làm săn chắc các cơ bên dưới. Hình dạng tam giác ngược và thước kẻ có thể chú ý hơn đến các bài tập ít tim mạch nhưng nhiều bài tập xây dựng cơ bắp hơn sẽ giúp làm săn chắc và tăng cường các vùng cơ thể kém phát triển.

Như vậy, hình dáng cơ thể có thể nói cho bạn biết một vài điều về sức khỏe tổng quát của bạn. Dù cơ thể bạn có hình dáng như thế nào thì cách tốt nhất để trở nên khỏe mạnh là giảm cả mỡ nội tạng và mỡ dưới da bằng chế độ ăn uống lành mạnh và rèn luyện thể chất thường xuyên.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Mỡ nội tạng là gì và làm thế nào để loại bỏ nó?

Mỡ nội tạng là gì và làm thế nào để loại bỏ nó?

Tại sao mỡ nội tạng lại nguy hiểm?

Tại sao mỡ nội tạng lại nguy hiểm?

Các nguyên nhân tích tụ mỡ dưới da

Các nguyên nhân tích tụ mỡ dưới da

Mỡ nội tạng nằm ở đâu và gây bệnh gì cho cơ thể?

Mỡ nội tạng nằm ở đâu và gây bệnh gì cho cơ thể?

Có cách nào giảm cân cho phụ nữ tuổi 50 hiệu quả không?

Có cách nào giảm cân cho phụ nữ tuổi 50 hiệu quả không?

11

Bài viết hữu ích?