Zalo

Muốn giảm cân sau sinh ăn nhiều đạm thực vật có tốt không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Protein thực vật hay đạm có nguồn gốc từ thực vật, được tìm thấy chủ yếu trong các loại hạt, cây họ đậu và ngũ cốc. Đạm thực vật thường được khuyến cáo sử dụng do hạn chế được một số nguy cơ sức khỏe mà đạm động vật mang lại. Tuy nhiên đối với phụ nữ sau sinh muốn giảm cân ăn nhiều đạm thực vật có tốt không?

1. Đạm thực vật khác gì đạm động vật?

Sau khi vào cơ thể, các chất đạm nói chung sẽ được phân hủy thành các axit amin. Từ đó chất đạm sẽ được sử dụng cho hầu hết mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tuy nhiên những loại đạm khác nhau sẽ khác nhau về thành phần của các axit amin có trong đó.

Đối với đạm động vật, đây là loại đạm có xu hướng chứa tất cả các axit amin mà chúng ta cần cho sự sống. Trong khi đó thì đạm thực vật lại chứa ít axit amin hơn. Ví dụ một số nguồn cung cấp chất đạm thực vật quan trọng thường sẽ có ít methionine, tryptophan, lysin và isoleucine hơn. Hay nói cách khác, đạm động vật sẽ hoàn chỉnh về số loại axit amin hơn so với đạm thực vật.

Dưới góc nhìn y học, có khoảng 20 loại axit amin mà cơ thể chúng ta cần sử dụng để tạo ra các protein. Các axit amin này được phân loại thành acid amin thiết yếu hoặc acid amin không thiết yếu. Cơ thể chúng ta có thể tạo ra các axit amin không thiết yếu nhưng lại không thể tạo ra các axit amin thiết yếu, do đó các axit amin này cần được cung cấp thông qua chế độ ăn uống. Vì vậy rất dễ hiểu khi nói rằng để có sức khỏe tốt nhất, cơ thể cần tất cả các axit amin thiết yếu được cung cấp theo đúng tỷ lệ.

Các nguồn đạm động vật (như thịt, cá, trứng, gia cầm, sữa…) giống như các protein được tìm thấy trong cơ thể của chúng ta. Vì vậy, chất đạm động vật được xem là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh, do bản thân chúng đã chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần. Ngược lại, các nguồn cung cấp đạm thực vật (như đậu và các loại hạt) được xem là nguồn chất đạm là không chứa đầy đủ axit amin, chúng thiếu đi một số axit amin thiết yếu mà chúng ta cần hoặc chứa một lượng rất nhỏ, không thể so sánh được với chất đạm động vật.

Ăn nhiều đạm thực vật có tốt không?

2. Ăn nhiều đạm thực vật có tốt không? Vì sao?

Tuy đạm động vật là nguồn đạm chất lượng nhất khi xét đến thành phần acid amin mà nó mang lại. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng chúng ta nên “ưu tiên” đạm thực vật thay vì đạm động vật để tốt hơn cho sức khỏe. Vậy ăn nhiều đạm thực vật có tốt không và lợi ích của đạm thực vật là gì? 

Bên cạnh protein, các nguồn cung cấp đạm thực vật còn cung cấp luôn cả chất xơ và chất chống oxy hóa, góp phần ngăn ngừa bệnh ung thư, bệnh tim mạch và đái tháo đường. 

Theo nguyên tắc chung, thực phẩm có nguồn gốc động vật sẽ cung cấp cho cơ thể các tiền chất axit, trong khi đó các thực phẩm có nguồn gốc thực vật sẽ cung cấp tiền chất kiềm. Vì vậy, các nguồn đạm thực vật sẽ có lợi cho cơ thể hơn vì chúng giúp tăng cường sự cân bằng axit - bazơ. Việc tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm có tính axit với nguồn gốc động vật có thể gây hại, do chúng sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của bệnh tim mạch và nhiều bệnh lý khác.

Đạm động vật thường đi đồng hành với các loại chất béo bão hòa, trong khi đạm thực vật thường kết hợp với các loại chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa sẽ có lợi hơn cho sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh lý của hệ tuần hoàn.

Ngay cả khi chúng ta không ăn chay hoặc thuần chay 100%, chúng ta vẫn nên thay đổi nguồn đạm, thêm đạm thực vật vào bữa ăn của mình. Bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động, đặc biệt là trong quá trình tái tạo tế bào. Ăn nhiều đạm thực vật còn giúp cơ thể chống lại các bệnh lý nhiễm trùng, do thành phần dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa tự nhiên. 

Ngoài ra, các loại đạm thực vật được các cơ quan trong cơ thể xử lý dễ dàng hơn. Việc tiêu thụ đạm thực vật còn giúp giảm nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến túi mật và giảm tỷ lệ suy thận, đái tháo đường type 2, ung thư. Thêm vào đó, việc trồng các nguồn đạm thực vật ít gây hại hơn cho môi trường, đặc biệt là môi trường đất so với chăn nuôi.

Tiêu thụ chất đạm nói chung giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn trong suốt cả ngày

3. Ăn đạm thực vật/ ăn đạm động vật có béo không? Muốn giảm cân sau sinh nên ăn loại đạm nào?

Nhờ vào hiệu ứng sinh nhiệt mạnh, việc tăng cường hấp thụ nhiều chất đạm đều có xu hướng đẩy mạnh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Tiêu thụ chất đạm nói chung giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn suốt cả ngày, thậm chí khi ngủ. Cụ thể chất đạm giúp đẩy mạnh tốc độ trao đổi chất, tăng lượng calo đốt cháy lên 80-100 calo/ngày.

Đạm có thể làm giảm cơn đói và sự thèm ăn, từ đó làm giảm hàm lượng calo hấp thụ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, khi ăn nhiều đạm chúng ta sẽ bắt đầu ăn ít calo lại. Những ai ăn 30% lượng calo mỗi ngày đến từ chất đạm sẽ tự động giảm hàm lượng calo hấp thụ lên đến 441 kcal/ngày. Vì vậy, chế độ ăn giàu đạm giúp đẩy mạnh tốc độ trao đổi chất, cắt giảm lượng calo nhiều hơn so với các chế độ ăn ít protein, góp phần hạn chế tăng cân, béo phì.

Có thể thấy, chất đạm là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể, đặc biệt là đối với mẹ sau sinh. Chế độ ăn uống sau sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé, do việc chăm sóc một đứa trẻ là không đơn giản, đòi hỏi người mẹ phải có sức khỏe tốt để tạo nguồn sữa dồi dào, giàu dưỡng chất… Một chế độ ăn giàu đạm là rất tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng và tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó hỗ trợ mẹ giảm cân một cách tự nhiên sau sinh. Vậy mẹ sau sinh giảm cân có nên ưu tiên lựa chọn nguồn đạm thực vật hay không?

Sản phụ cho con bú mẹ hoàn toàn dù có mong muốn giảm cân cũng nên cố gắng nạp vào cơ thể 2.200-2.500 calo một ngày. Lưu ý không nạp quá lượng calo được khuyến nghị vì điều này sẽ gây tích lũy thành mỡ thừa, khó khăn cho việc giảm cân. Theo đó, khuyến nghị từ chuyên gia dinh dưỡng đưa ra liên quan đến tỷ lệ đạm động vật và đạm thực vật mà mẹ sau sinh nên bổ sung là 50/50. Mẹ sau sinh muốn giảm cân không nên chỉ ăn toàn đạm động vật, hoặc không nên chỉ chú trọng việc ăn đạm thực vật. Tốt hơn hết là mẹ nên cân bằng lượng đạm để tận dụng được tối đa những lợi ích của các nhóm chất này. 

Ngoài đạm, mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất thiết yếu còn lại gồm: Chất đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đối với chất béo, đây mới là nhóm chất cần ưu tiên nguồn gốc thực vật. Cụ thể hơn, mẹ nên ưu tiên dùng chất béo thực vật, hạn chế chất béo động vật trong chế độ ăn uống sau sinh.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp giảm cân, đào thải mỡ đang rất được ưa chuộng hiện nay là truyền tiêu hao năng lượng để giúp giảm cân, đào thải mỡ hiệu quả và bền vững. Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách truyền các vi hoạt chất độc quyền vào cơ thể theo đường tĩnh mạch. Sau khi được hấp thụ, các vi hoạt chất này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý dưới hướng dẫn của bác sĩ, mẹ sẽ đạt được hiệu quả giảm cân, đào thải mỡ trong vòng 6 tuần mà không cần quá vất vả. Trước khi truyền tiêu hao năng lượng, mẹ cũng sẽ được bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng ngộ độc mỡ, tầm soát bệnh nền. Từ đó giúp quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả và an toàn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cần đốt cháy bao nhiêu calo để giảm 1kg trọng lượng?

Cần đốt cháy bao nhiêu calo để giảm 1kg trọng lượng?

Đường ăn kiêng bao nhiêu calo? Có giúp giảm cân không?

Đường ăn kiêng bao nhiêu calo? Có giúp giảm cân không?

Giảm cân sau sinh: Dùng thực đơn ăn kiêng với trứng được không?

Giảm cân sau sinh: Dùng thực đơn ăn kiêng với trứng được không?

Các cách giảm mỡ bụng sau sinh 3 tháng - 4 tháng

Các cách giảm mỡ bụng sau sinh 3 tháng - 4 tháng

49

Bài viết hữu ích?