Hiện tại các loại thuốc giảm cân trên thị trường vô cùng đa dạng. Một thống kê đã chỉ ra rằng hiện có đến hơn 1200 loại thuốc giảm cân đang lưu hành trên thị trường (không bao gồm thực phẩm chức năng). Dù có số lượng phong phú như vậy nhưng chúng lại được các chuyên gia chia thành 4 nhóm dựa theo cơ chế hoạt động. Đó là:
Như vậy, nếu đang ở tình trạng thừa cân và có nhu cầu giảm béo thì bạn sẽ có 3 chiến lược chính để theo đuổi: giảm ăn, giảm hấp thu và tăng cường chuyển hóa.
Việc nhanh chóng giảm cân nặng và sở hữu vóc dáng mảnh mai, thon thả là mơ ước của rất nhiều chị em phụ nữ. Nhiều người đã tìm đến các sản phẩm được quảng cáo là có tác dụng giảm cân cấp tốc, mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, có một thực tế rằng phần lớn người tiêu dùng không hiểu rõ (và cũng ít quan tâm) đến thành phần của các loại thuốc giảm cân. Chưa tính đến việc hầu hết các thành phần được ghi trên nhãn mác của nhiều loại thuốc lại không chính xác với thành phần thực tế.
Để đáp ứng mục tiêu giảm cân cấp tốc, giảm cân hiệu quả, rất nhiều nhà sản xuất đã đưa vào sản phẩm của mình những thành phần không được phép. Điều này khiến cho không ít người tiêu dùng tuy sử dụng nhưng lại không biết mình đang thật sự dùng cái gì, có ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào.
Dựa theo thành phần và công dụng thì đa số các loại thuốc giảm cân cấp tốc tác động lên hệ thần kinh trung ương của người dùng, gây chán ăn, đầy bụng hoặc làm cơ thể mất nước qua đường tiêu hóa, đường tiết niệu.
Thậm chí có những sản phẩm có độc chất gây hại cho cơ thể như: Sibutramine. Chúng tuy giúp giảm cân cấp tốc trong 1 tuần (có thể giảm đến 4kg/tuần) nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho người dùng. Không ít báo cáo ghi nhận nhiều trường hợp bị nhức đầu chóng mặt, buồn nôn liên tục, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài dẫn tới rối loạn vận mạch, rối loạn điện giải, tụt huyết áp, hạ canxi, suy gan, thậm chí tử vong…
Như vậy, trên thực tế việc người dùng thấy giảm vài kg sau vài ngày sử dụng thuốc giảm cân cấp tốc thực chất là do cơ thể bị mất nước, chứ không phải là do lượng mỡ thừa bị giảm.
Trên thực tế, bất kỳ loại thuốc giảm cân nào cũng đều có ưu và nhược điểm. Không có loại thuốc nào hoàn hảo tuyệt đối. Nhắc đến điều này không phải để phủ nhận lợi ích của tất cả các loại thuốc giảm cân, bởi trên thực tế vẫn có những loại thuốc chất lượng và mang đến hiệu quả cho người dùng. Điều khó khăn nhất là làm sao tìm ra những thuốc chính thống, phù hợp và người dùng cần dùng thuốc theo chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Việc nắm rõ tác dụng phụ của từng loại thuốc bên cạnh lợi ích giảm cân sẽ giúp người dùng chủ động hơn khi dùng các sản phẩm này:
STT | Loại thuốc | Tác dụng phụ thường gặp |
1 | Tác động sự hấp thu chất béo | Rối loạn tiêu hóa Rối loạn hấp thu các vitamin Tổn thương thận |
2 | Đồng vận thụ thể GLP-1 | Buồn nôn và nôn Tiêu chảy Hạ đường huyết Chán ăn |
3 | Thuốc giảm cân phối hợp | Khô miệng Táo bón Dị cảm Buồn nôn và nôn Mất ngủ Đau đầu, chóng mặt |
4 | Thuốc cường giao cảm | Tăng nhịp tim Tăng huyết áp Gây mất ngủ Khô miệng Táo bón Hồi hộp |
Nhìn chung, “dục tốc bất đạt” luôn là lời khuyên đúng đắn từ trước đến nay. Đối với việc giảm béo làm đẹp, thay vì dùng thuốc giảm cân cấp tốc, chị em hãy chú ý đến các phương pháp khoa học hơn. Thay vì chỉ tập trung dùng thuốc thì còn cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, kiên trì tập luyện thể thao hàng ngày để sớm có được sức khỏe và vóc dáng như ý.
29
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
29
Bài viết hữu ích?