Zalo

Khi nào nên dùng thuốc chống trầm cảm nhẹ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trầm cảm là rối loạn cảm xúc gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, hành vi và cuộc sống của người bệnh. Tùy thuộc mức độ mà bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc điều trị bệnh hiệu quả. Vậy khi nào nên dùng thuốc chống trầm cảm nhẹ?

1. Thuốc chống trầm cảm nhẹ là gì?

Bệnh trầm cảm là bệnh rối loạn tâm thần thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, chán nản, không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Trầm cảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và cuộc sống của người bệnh. 

Trầm cảm nhẹ thường có biểu hiện là cảm giác buồn bã, chán nản tạm thời. Những triệu chứng này có thể xảy ra trong nhiều ngày, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, làm việc và học tập của bạn. Một số triệu chứng trầm cảm nhẹ gồm:

  • Cảm thấy khó chịu, tức giận
  • Có cảm giác tội lỗi, tuyệt vọng;
  • Tự ti về bản thân
  • Mất hứng thú với những hoạt động, thói quen, sở thích
  • Khó tập trung khi làm việc, học tập
  • Không có động lực
  • Không muốn giao tiếp với người khác;
  • Mất ngủ hoặc buồn ngủ ban ngày;
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn
  • Tăng cân hoặc giảm cân

Thuốc chống trầm cảm nhẹ là thuốc dùng cho bệnh nhân trầm cảm mức độ nhẹ sau khi việc điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc không giúp người bệnh cải thiện triệu chứng. Cơ chế của các thuốc chống trầm cảm là tăng cường khả năng hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như serotonin và noradrenalin tác động đến cảm xúc và tâm trạng của người bệnh.

thuốc chống trầm cảm nhẹ
Thuốc chống trầm cảm nhẹ là thuốc dùng cho bệnh nhân trầm cảm mức độ nhẹ 

2. Khi nào nên dùng thuốc chống trầm cảm nhẹ?

Thuốc chống trầm cảm chỉ được sử dụng đối với bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm từ mức độ trung bình trở lên. Với trầm cảm nhẹ, người bệnh có thể được khuyên tăng cường ăn uống lành mạnh, bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin tốt cho trí não, duy trì thói quen, sở thích, tập thể thao, nghe nhạc thư giãn để cải thiện tâm trạng, xua tan mệt mỏi. Tránh xa đồ uống có cồn, các chất kích thích, cố gắng loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và tập trung cho những suy nghĩ, cảm xúc tích cực hơn.

Tuy nhiên, nếu việc điều trị trầm cảm nhẹ bằng phương pháp không dùng thuốc không giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, hoặc trầm cảm tiến triển sang giai đoạn trung bình và nặng, thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm nhẹ và có thể kết hợp với các liệu pháp khác để giúp tâm lý người bệnh ổn định hơn.

3. Một số loại thuốc trầm cảm nhẹ?

Các nhóm thuốc chống trầm cảm bao gồm:

3.1.Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

Nhóm thuốc này này có cơ chế tác dụng là ngăn chặn sự tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Bác sĩ thường bắt đầu điều trị trầm cảm bằng nhóm thuốc này. Những thuốc chống trầm cảm này thường gây ra ít tác dụng phụ khó chịu hơn và ít gây ra vấn đề hơn so với các loại thuốc chống trầm cảm khác ở liều điều trị cao hơn. SSRIs bao gồm fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil, Pexeva), sertraline (Zoloft), citalopram (Celexa) và escitalopram (Lexapro). 

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng SSRIs: cảm giác lo lắng, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu chóng mặt, khó thở, nhìn mờ, tăng cân, giảm ham muốn tình dục. Những tác dụng phụ này thường biến mất trong tháng đầu tiên sử dụng SSRIs.

3.2. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI)

Có tác dụng ức chế tái hấp thu cả serotonin và norepinephrien bao gồm duloxetine (Cymbalta, Drizalma Sprinkle), venlafaxine (Effexor XR), desvenlafaxine (Pristiq) và levomilnacipran (Fetzima). 

Tác dụng phụ của SNRI bao gồm: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ăn không ngon, táo bón, suy nhược và mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục và rối loạn cương dương ở nam giới.

3.3. Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)

Bao gồm các thuốc: imipramine, nortriptyline (Pamelor), amitriptyline, doxepin và desipramine (Norpramin) – có xu hướng gây ra nhiều tác dụng phụ hơn các thuốc chống trầm cảm mới hơn. Vì vậy, thuốc chống trầm cảm ba vòng thường không được kê đơn trừ khi bạn đã thử dùng thuốc chống trầm cảm khác trước mà không cải thiện. 

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm ba vòng như đau đầu chóng mặt, khô miệng, mờ mắt, đau dạ dày, buồn nôn, táo bón, giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tình dục, khó đi tiểu, nhịp tim nhanh. Tác dụng phụ của nhóm trầm cảm ba vòng có thể xuất hiện thường xuyên và gây khó chịu hơn so với hai nhóm thuốc SSRIs và SNRIs. 

3.4. Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs)

Bao gồm: tranylcypromine (Parnate), phenelzine (Nardil) và isocarboxazid (Marplan) – có thể được kê đơn, thường là khi các loại thuốc khác không có tác dụng, vì tác dụng phụ tương đối nghiêm trọng của nó. 

Tác dụng phụ của MAOIs bao gồm: huyết áp thấp, đau đầu chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, khô miệng, tăng cân, lú lẫn, rối loạn chức năng tình dục. Sử dụng MAOI đòi hỏi một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, vì những tương tác nguy hiểm (hoặc thậm chí gây tử vong) với thực phẩm có chứa tyramine - chẳng hạn như một số loại pho mát, dưa chua và rượu vang - và một số loại thuốc, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc thông mũi và một số loại thảo dược bổ sung.

3.5. Thuốc chống trầm cảm không điển hình

Những thuốc chống trầm cảm này được gọi là không điển hình vì chúng không phù hợp với bất kỳ loại thuốc chống trầm cảm nào khác. Thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến hơn trong danh mục này bao gồm trazodone, mirtazapine (Remeron), vortioxetine (Trintellix), vilazodone (Viibryd) và bupropion (Forfivo XL, Wellbutrin SR, những loại khác).

Như vậy, trầm cảm là một trong những bệnh lý rối loạn tâm thần phổ biến. Nó gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh và là nguyên nhân của hơn một nửa các trường hợp tự sát. Nếu bạn đang có dấu hiệu trầm cảm mức độ nhẹ, chỉ cảm thấy buồn bã tức thời, các triệu chứng còn chưa nặng nề và chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt thì bạn hãy thử điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc. Nếu một thời gian, bạn vẫn không cải thiện triệu chứng hoặc thấy có dấu hiệu nặng lên, bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bằng thuốc chống trầm cảm nhẹ.

thuốc chống trầm cảm nhẹ
Bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bằng thuốc chống trầm cảm nhẹ 

Tài liệu tham khảo:mayoclinic.org, psyche.co, 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tìm hiểu hội chứng ngưng thuốc chống trầm cảm

Tìm hiểu hội chứng ngưng thuốc chống trầm cảm

Trầm cảm theo mùa là bệnh gì và tác động của nó

Trầm cảm theo mùa là bệnh gì và tác động của nó

Sau sinh uống thuốc chống trầm cảm bị tăng cân?

Sau sinh uống thuốc chống trầm cảm bị tăng cân?

Điều trị béo phì độ 2 như thế nào?

Điều trị béo phì độ 2 như thế nào?

Cách nào giảm cân cho người bị trầm cảm?

Cách nào giảm cân cho người bị trầm cảm?

27

Bài viết hữu ích?