Zalo

Trầm cảm theo mùa là bệnh gì và tác động của nó

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới, nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt cảm xúc, tinh thần và hành vi của người bệnh. Trầm cảm được phân thành nhiều loại khác nhau, trong đó có trầm cảm theo mùa. Vậy tác động của bệnh trầm cảm theo mùa như thế nào và cách điều trị là gì?

1. Hội chứng trầm cảm theo mùa là gì và nó có nguy hiểm không?

Hội chứng trầm cảm theo mùa là một loại trầm cảm liên quan đến sự thay đổi theo mùa. Nó xảy ra vào những mùa nhất định trong năm - thường là mùa thu hoặc mùa đông. Những người mắc hội chứng trầm cảm theo mùa, các triệu chứng của họ thường bắt đầu vào cuối mùa thu, tiếp tục kéo dài sang những tháng mùa đông và thường kết thúc vào những ngày nắng của mùa xuân. Vì trầm cảm kéo dài làm hao mòn năng lượng của người bệnh nên khiến họ cảm thấy ủ rũ, mệt mỏi, chán nản. Hội chứng trầm cảm theo mùa ít xảy ra vào mùa hè và mùa xuân.

trầm cảm theo mùa
Hội chứng trầm cảm theo mùa là một loại trầm cảm liên quan đến sự thay đổi theo mùa 

Hội chứng trầm cảm theo mùa thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành. Nguy cơ mắc hội chứng này tăng theo độ tuổi. Bệnh này hiếm gặp ở những người dưới 20 tuổi. Phụ nữ mắc hội chứng trầm cảm theo mùa nhiều hơn nam giới.

Những người bị trầm cảm theo mùa thường hay có những biểu hiện:

  • Cảm thấy mệt mỏi, chán nản, buồn bã hoặc suy sụp hầu hết thời gian trong ngày.
  • Họ mất hứng thú với các hoạt động, sở thích của bản thân
  • Luôn thấy thiếu năng lượng để làm việc và luôn cảm thấy uể oải
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Cảm giác thèm ăn tăng lên khiến họ ăn quá nhiều và tăng cân
  • Khó tập trung suy nghĩ,
  • Cảm thấy bản thân vô dụng, tuyệt vọng.
  • Có ý nghĩ không muốn sống

Việc có những ngày trong mùa, bạn cảm thấy chán nản và bạn có thể tự vượt qua trong thời gian ngắn là điều bình thường. Nhưng nếu bạn cảm thấy chán nản nhiều ngày liên tục và không thể có động lực để thực hiện các hoạt động mà bạn thường yêu thích, bạn cảm thấy vô vọng và tìm đến các rượu bia, các chất kích thích hay có ý định tự tử thì đó là những dấu hiệu nguy hiểm bạn cần phải được điều trị sớm.

2. Cách nào điều trị hội chứng trầm cảm theo mùa?

Hiện nay, có nhiều cách trị hội chứng trầm cảm theo mùa như:

2.1.Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Một trong những yếu tố nguy cơ của trầm cảm theo mùa là do ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào mùa thu, đông. Vì vậy, hãy dành thời gian bên ngoài hoặc gần cửa sổ có thể giúp giảm triệu chứng bệnh.

trầm cảm theo mùa
Một trong những yếu tố nguy cơ của trầm cảm theo mùa là do ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào mùa thu, đông 

2.2. Liệu pháp ánh sáng

Nếu không thể tăng ánh sáng mặt trời, việc tiếp xúc với ánh sáng đặc biệt trong một khoảng thời gian cụ thể mỗi ngày có thể giúp ích. Liệu pháp ánh sáng sử dụng các ống đèn huỳnh quang màu trắng được phủ một màn nhựa để chặn tia cực tím. Đèn sáng hơn khoảng 20 lần so với đèn trong nhà thông thường. Cường độ ánh sáng phát ra phải là 10.000 lux. Các chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng liệu pháp ánh sáng 15 - 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng.

2.3.Tâm lý trị liệu

Liệu pháp nhận thức - hành vi hoặc giữa các cá nhân giúp thay đổi những quan điểm lệch lạc mà người bệnh cảm nhận về bản thân và môi trường xung quanh. Nó có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng quan hệ giữa các cá nhân và xác định những điều khiến bạn căng thẳng, cũng như cách quản lý chúng.

2.4.Thuốc chống trầm cảm

Những loại thuốc theo toa này có thể giúp điều chỉnh sự sự mất cân bằng hoá học gây ra các triệu chứng trầm cảm. Hãy đến gặp bác sĩ tâm thần để được khám, chẩn đoán chính xác bệnh và uống thuốc chống trầm cảm theo đơn của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn có thể tự thay đổi cảm xúc và hành vi của mình bằng cách:

  • Đầu tiên bạn cần nhận thức rõ về cảm xúc và tình trạng trầm cảm của bạn. 
  • Bạn hãy chia sẻ điều này với người thân, bạn bè và xung quanh bạn để nhận những lời an ủi, động viên từ họ. Đồng thời, điều này sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng và xua tan mệt mỏi.
  • Bạn hãy tiếp tục những thói quen, sở thích của bản thân như nghe nhạc, xem phim, đọc sách, đánh đàn.. 
  • Bạn hãy xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa đồ uống có cồn và các chất kích thích. 
  • Ngừng suy nghĩ đến các vấn đề tiêu cực, hãy nghĩ đến điều mình thích và làm bản thân vui vẻ.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giảm căng thẳng, lo lắng và hòa đồng hơn với xã hội. Việc tập luyện thể thao ngoài trời sẽ giúp bạn tiếp xúc thêm với ánh nắng, nó có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm của bạn.
  • Hãy tìm đến bác sĩ khi cảm thấy cần thiết.

3. Khi nào bạn cần đi khám hội chứng trầm cảm theo mùa?

Như đã nói ở trên, trong cuộc sống thường ngày hoặc vào những mùa nhất định, đôi khi bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, không muốn làm việc gì. Nếu bạn có thể tự ổn định cảm xúc của bản thân và vượt qua nó trong thời gian ngắn thì bạn không cần đi khám.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng chán nản, mệt mỏi, mất tập trung, vô vọng kéo dài trong nhiều ngày khiến bạn không thể học tập, làm việc hay sinh hoạt bình thường. Hoặc bạn chuyển sang uống bia rượu, sử dụng chất kích thích để đem lại cảm giác thoải mái cho bản thân. Và tệ nhất là bạn có ý nghĩ muốn kết thúc cuộc sống hoặc có hành vi tự sát thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Tóm lại, hội chứng trầm cảm theo mùa là một bệnh thường xảy ra cuối mùa thu kéo dài sang mùa đông. Nó gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực cho người bệnh như mệt mỏi, chán nản, vô vọng, mất tập trung và muốn kết thúc cuộc sống. Nếu bạn mắc hội chứng trầm cảm theo mùa, hãy tự thay đổi cảm xúc của bản thân bằng tăng cường tập luyện, duy trì thói quen sở thích của bản thân và hãy chia sẻ cảm xúc của bản thân với người xung quanh. Bạn có thể tìm cho mình phương pháp điều trị trầm cảm thích hợp hoặc tìm đến sự tư vấn của bác sĩ khi cần thiết.

Tài liệu tham khảo:hopkinsmedicine.org, .mayoclinic.org, my.clevelandclinic.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các loại trầm cảm thường gặp

Các loại trầm cảm thường gặp

Giảm tác dụng phụ sau khi uống thuốc trầm cảm gây mệt mỏi

Giảm tác dụng phụ sau khi uống thuốc trầm cảm gây mệt mỏi

Cách chữa bệnh trầm cảm thế nào để hiệu quả?

Cách chữa bệnh trầm cảm thế nào để hiệu quả?

Làm gì khi bị trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần?

Làm gì khi bị trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần?

Tiền mãn kinh và trầm cảm: Vì sao cần cẩn trọng với trầm cảm tiền mãn kinh?

Tiền mãn kinh và trầm cảm: Vì sao cần cẩn trọng với trầm cảm tiền mãn kinh?

22

Bài viết hữu ích?