Zalo

Tiền mãn kinh và trầm cảm: Vì sao cần cẩn trọng với trầm cảm tiền mãn kinh?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh thường trải qua trạng thái lo lắng và trầm cảm mà nguyên nhân chủ yếu là do giảm sút hormone Estrogen, đặc biệt là Estradiol. Khi xuất hiện những triệu chứng trầm cảm tiền mãn kinh, tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ là vô cùng quan trọng để có những liệu pháp điều trị phù hợp.

1. Trầm cảm tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh hay còn được gọi là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh, là thời kỳ xảy ra trước khi phụ nữ bước vào mãn kinh. Sự diễn ra giai đoạn này có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa và độ tuổi của mỗi người, do đó các triệu chứng cũng sẽ biến đổi. 

Thông thường, thời kỳ mãn kinh xảy ra trong khoảng độ tuổi từ 45 đến 55, đánh dấu sự kết thúc chu kỳ sinh sản của phụ nữ khi họ ngừng có kinh nguyệt. Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, phụ nữ bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh từ 8 đến 10 năm trước khi chính thức mãn kinh, tức là khoảng 37 đến 45 tuổi. Trong giai đoạn này, hệ trục cố định của cơ thể bao gồm hệ trục vàng Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng trải qua sự suy giảm hoạt động, không sản xuất đủ hormone nữ như progesterone, estrogen, testosterone để duy trì các hoạt động cần thiết cho cơ thể.

Do đó, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm sinh lý, bao gồm rối loạn tim mạch, nguy cơ loãng xương, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục và những tác động tâm lý như chán nản, nổi giận, mất tập trung cũng như các vấn đề về thể chất như chóng mặt, lo âu, mất ngủ kéo dài… Giai đoạn cuối của thời kỳ tiền mãn kinh đánh dấu bằng sự suy giảm ngày càng cao của estrogen trong cơ thể, kéo dài từ vài tháng đến tối đa 4 năm. 

Thời kỳ mãn kinh chính thức bắt đầu khi buồng trứng không còn sản xuất đủ estrogen đến mức trứng không được phóng thích nữa. Từ đó, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ chấm dứt.

trầm cảm tiền mãn kinh
Thời kỳ tiền mãn kinh dẫn đến nhiều thay đổi trong tâm lý và sức khỏe của phụ nữ

2. Vì sao phụ nữ bị trầm cảm tiền mãn kinh?

Các nghiên cứu đã làm sáng tỏ rằng phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh phải đối mặt với khó khăn trong việc duy trì sự cân bằng hormone trong cơ thể, đặc biệt là với các hormone nội tiết. Trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, sự sụt giảm nghiêm trọng về lượng estrogen được coi là một yếu tố quan trọng, tạo nên môi trường dễ dàng cho nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khác khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm tiền mãn kinh bao gồm:

  • Tiền sử mắc bệnh trầm cảm và sử dụng các loại thuốc chống suy nhược cơ thể.
  • Chứng rối loạn vận mạch
  • Yếu tố gây bệnh tim mạch như ít vận động, chế độ ăn uống không cân đối, hút thuốc, cao huyết áp, thừa cân béo phì, đái tháo đường, cholesterol cao cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ giai đoạn này.
  • Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, trong đó rối loạn giấc ngủ có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh trầm cảm
  • Sự suy giảm chức năng buồng trứng sớm.
  • Áp lực cuộc sống từ các vấn đề như không có con, tiền bạc… hay các thách thức liên quan đến mối quan hệ, sức khỏe, công việc, bệnh tật… 
  • Các triệu chứng tiền mãn kinh như khó ngủ, bốc hỏa, đau nhức xương, lo âu thường xuyên, suy giảm trí nhớ là những dấu hiệu dễ dàng dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh.

3. Hậu quả của trầm cảm tiền mãn kinh

Bệnh trầm cảm tiền mãn kinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đến sức khỏe phụ nữ. Giai đoạn này, khi hormone nữ giảm sút đột ngột và không ổn định, các tác động xấu của trầm cảm có thể gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh cuộc sống. Một trong những hậu quả đáng chú ý nhất là tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần, khi phụ nữ có thể trải qua cảm giác căng thẳng, buồn bã và thậm chí là ý muốn tự tử. Bệnh trầm cảm cũng gắn liền với vấn đề giấc ngủ, làm ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường.

Phụ nữ mắc trầm cảm tiền mãn kinh thường xuyên trải qua vấn đề về xương như loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Ngoài ra, họ phải đối mặt với các vấn đề về hệ tiêu hóa, suy giảm chất lượng cuộc sống nói chung. Hơn nữa, trầm cảm cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình và xã hội. Phụ nữ có thể trở nên xa cách, gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội, dẫn đến cảm giác cô đơn. Do vậy, việc chẩn đoán và điều trị bệnh trầm cảm đúng cách là rất quan trọng để giảm bớt những hậu quả đau lòng.

4. Trầm cảm tiền mãn kinh có cần điều trị không?

Trầm cảm tiền mãn kinh là một vấn đề nghiêm trọng cần được chữa trị thay vì tự hết. Giai đoạn tiền mãn kinh đưa vào cơ thể sự biến động về hormone nữ, đặc biệt là estrogen gây ra những thay đổi lớn về tâm lý và sức khỏe. Trầm cảm không chỉ là trạng thái tinh thần khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 

Việc chữa trị trầm cảm tiền mãn kinh thường đòi hỏi sự can thiệp chuyên nghiệp từ các chuyên gia y tế, bao gồm bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia nội tiết. Các phương pháp điều trị thường là tâm lý trị liệu, thuốc chống trầm cảm và trong một số trường hợp sử dụng hormone thay thế. Các phương pháp này có thể giúp ổn định hormone, cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng như lo âu, vào giấc ngủ kém.

Tự hết trầm cảm tiền mãn kinh là không khả thi. Việc thăm khám, nghe tư vấn từ bác sĩ để đưa ra kế hoạch chăm sóc phù hợp và hiệu quả là vô cùng quan trọng để có thể đảm bảo sức khỏe cũng như tâm lý phụ nữ được duy trì ổn định trong giai đoạn này.

trầm cảm tiền mãn kinh
Bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý, bác sĩ để vượt qua trầm cảm

Trầm cảm tiền mãn kinh ở phụ nữ thường xuất phát từ yếu tố tâm lý và sự thay đổi nội tiết xảy ra trong những năm đầu của thời kỳ này. Nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn và dần thích nghi với những thách thức xảy ra trong những năm tiếp theo. Vì vậy, việc kiểm tra và đánh giá tình trạng trầm cảm tiền mãn kinh ở phụ nữ là vô cùng cần thiết giúp phát hiện cũng như áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ trong giai đoạn này.

Nguồn: verywellhealth.com - hopkinsmedicine.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách chữa bệnh trầm cảm thế nào để hiệu quả?

Cách chữa bệnh trầm cảm thế nào để hiệu quả?

Làm gì khi bị trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần?

Làm gì khi bị trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần?

Các loại trầm cảm thường gặp

Các loại trầm cảm thường gặp

Trầm cảm theo mùa là bệnh gì và tác động của nó

Trầm cảm theo mùa là bệnh gì và tác động của nó

Rối loạn lo âu có phải là trầm cảm không? Có nguy hiểm và có chữa được không?

Rối loạn lo âu có phải là trầm cảm không? Có nguy hiểm và có chữa được không?

41

Bài viết hữu ích?