Zalo

Tìm hiểu về các mức độ và các giai đoạn trầm cảm

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trầm cảm là một bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tùy thuộc mức độ và giai đoạn của bệnh. Vậy các giai đoạn trầm cảm như thế nào và trong trường hợp nào cần đi khám?

1. Bệnh trầm cảm có mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn bệnh có triệu chứng gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, biểu hiện qua sự ức chế của hoạt động tâm thần. Triệu chứng của bệnh sẽ biểu hiện theo các giai đoạn trầm cảm, thông thường các triệu chứng điển hình như:

  • Khí sắc trầm
  • Không còn quan tâm, hay hứng thú với bất cứ điều gì
  • Giảm năng lượng, mệt mỏi
  • U uất, không thích chia sẻ và nói chuyện với người xung quanh.
  • Có suy nghĩ, hành động làm hại cơ thể
  • Rối loạn giấc ngủ, ăn uống bất thường

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có nhiều yếu tố tác động có thể gây ra căn bệnh này như sự rối loạn các chất hóa học trong não, do đặc điểm di truyền và sự khác biệt sinh học. Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm như do áp lực tâm lý gia đình,trải qua sự đau thương, mắc các bệnh rối loạn thần kinh khác.

Khi hiểu hơn về các giai đoạn của trầm cảm sẽ giúp người bệnh được thăm khám và điều trị kịp thời. Theo đó, các giai đoạn của trầm cảm sẽ được phân loại theo nhiều các yếu tố khác nhau như triệu chứng, mức độ và sự xuất hiện theo tần suất các triệu chứng. Hiện tại, bệnh trầm cảm được chia thành 4 giai đoạn với các mức độ như sau:

1.1. Giai đoạn 1 - Trầm cảm nhẹ

Bệnh trầm cảm giai đoạn 1 là bệnh trầm cảm nhẹ, các triệu chứng còn mơ hồ và chưa rõ ràng. Người bệnh có thể xuất hiện cảm giác buồn bã và khó chịu trong suy nghĩ.

Bệnh trầm cảm giai đoạn 1 có các triệu chứng như sau:

  • Họ thấy có cảm giác tội lỗi, tuyệt vọng cho dù đó chỉ là những chuyện nhỏ và vụn vặt.
  • Khó có thể kiểm soát được sự tức giận và khó chịu của cơ thể.
  • Không thể tập trung làm việc, suy nghĩ
  • Luôn cảm thấy thiếu động lực, chán nản
  • Ngại giao tiếp và sống khép kín
  • Rối loạn giấc ngủ bắt đầu xảy ra
  • Thường xuyên thấy thèm ăn, mệt mỏi

Tùy thuộc vào cơ thể từng người mà họ còn xuất hiện một số các dấu hiệu khác như: đau nhức cơ thể, nhịp tim nhanh, khó thở,... Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời thì các triệu chứng sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

1.2. Giai đoạn 2 - Trầm cảm vừa

Đây là giai đoạn phát triển từ bệnh ở cấp độ 1. Nếu ở giai đoạn 1 bạn không giải quyết dứt điểm thì bệnh trầm cảm sẽ nặng dần lên và phát triển sang giai đoạn 2.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm giai đoạn 2 đó là:

  • Luôn cảm thấy lo lắng một cách thái quá với các sự việc, vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
  • Người bệnh có thể trở nên nhạy cảm với những lời nói, cũng như hành động của người khác.
  • Dễ bị tổn thương, dễ khóc, không muốn giao tiếp, nói chuyện với những người xung quanh.
  • Thường xuyên cảm thấy có lỗi, dằn vặt hay trách móc bản thân

Trong các giai đoạn trầm cảm thì cấp độ 2 xuất hiện nhiều sự rối loạn về cảm xúc, hành động, suy nghĩ hơn. Cũng chính vì thế mà những người thân xung quanh cũng có thể phát hiện người bệnh đang mắc trầm cảm.

1.3. Trầm cảm giai đoạn 3 - Trầm cảm nặng không kèm theo loạn thần

Bệnh trầm cảm ở giai đoạn này sẽ được đánh giá là giai đoạn nặng, nhưng không kèm theo các triệu chứng loạn thần. Một số triệu chứng bệnh trong giai đoạn này như sau: 

  • Người bệnh thấy buồn bã kéo dài
  • Người bệnh dễ bị kích động, nhưng lại hành động một cách chậm chạp
  • Cảm thấy tự tin, không còn tự tin vào chính mình
  • Luôn cảm thấy có lỗi và thấy mình vô dụng
  • Có xu hướng làm tổn hại bản thân như tự tử hoặc gây nguy hiểm cho những người xung quanh 

Giai đoạn 3 là giai đoạn xuất hiện đầy đủ các triệu chứng của bệnh trầm cảm nhưng ở mức độ nặng hơn.

1.4. Giai đoạn 4 - Bệnh trầm cảm nặng kèm theo loạn thần 

Giai đoạn trầm cảm độ 4 này được đánh giá là vô cùng nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như: 

  • Thấy sự hoang tưởng, ảo giác
  • Người bệnh nghe thấy những âm thanh lạ, những tiếng nói ám ảnh
  • Họ còn tưởng tượng những tai họa sắp đến

Ngoài những giai đoạn trầm cảm kể trên thì các nhà nghiên cứu còn nhận định và phân loại một dạng trầm cảm khác, đó là trầm cảm tiềm ẩn với những triệu chứng không rõ ràng, khó chẩn đoán như mệt mỏi, căng thẳng,...

Theo đó, nếu người bệnh được thăm khám và điều trị thì còn có thể phân loại thành một giai đoạn khác, được gọi là giai đoạn trầm cảm lui bệnh. Nghĩa là người bệnh đã hết một phần triệu chứng hoặc đã hết tất cả triệu chứng, không đủ chẩn đoán đó là bệnh trầm cảm. Lúc này bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số bài test để phân loại các giai đoạn trầm cảm.

các giai đoạn trầm cảm
Các giai đoạn bệnh trầm cảm có dấu hiệu khác nhau

2. Những điểm cần lưu ý trong từng giai đoạn trầm cảm 

Ở mỗi giai đoạn trầm cảm sẽ có những triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Vậy chúng ta cần lưu ý những điều trị trong mỗi giai đoạn này?

2.1. Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, bệnh ít được chú ý và những triệu chứng còn mơ hồi, chưa rõ ràng nên có thể khiến người bệnh nghĩ rằng mình đang mắc bệnh lý khác và đi khám thì khó có thể tìm ra nguyên nhân. 

Bệnh trầm cảm nhẹ có thể không cần dùng tới thuốc để điều trị, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp như: thay đổi lối sống, sử dụng men vi sinh chống trầm cảm hoặc sử dụng các loại thảo dược,... Tuy không cần sử dụng tới thuốc nhưng nếu ở giai đoạn này người bệnh không được thăm khám thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn.

Ở giai đoạn trầm cảm này, nếu các triệu chứng kéo dài với tần suất 4 ngày/tuần và liên tục trong khoảng thời gian 2 năm thì rất có thể bạn đã bị rối loạn trầm cảm dai dẳng. Bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và để bác sĩ tư vấn.

2.2. Giai đoạn 2

Trong các giai đoạn trầm cảm thì giai đoạn 2 sẽ có những triệu chứng có thể gây ra những ảnh hưởng trong công việc, chăm sóc gia đình và các công việc xã hội. Chính vì thế, ở giai đoạn này bệnh cũng sẽ dễ phát hiện và chẩn đoán hơn.

Ở giai đoạn trầm cảm này, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc chống trầm cảm và các liệu pháp tâm lý. Theo đó, nếu người bệnh có sự tiến triển, nỗ lực thay đổi bản thân theo hướng dẫn của bác sĩ và đáp ứng tốt với các phương pháp trị liệu thì bác sĩ sẽ cân nhắc không cần sử dụng đến phương pháp hóa dược.

2.3. Giai đoạn 3

Những triệu chứng cơ thể sẽ thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn này, người bệnh trầm cảm thường có 3 triệu chứng của giai đoạn 1 và 2, cùng các triệu chứng như mất hứng thú, tâm trạng chán nản, ít có khả năng làm các công việc xã hội và thường ngày.

Lúc này người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm, tránh để người bệnh trầm cảm trở nên khó kiểm soát, rối loạn tâm thần. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc kết hợp với các liệu pháp tâm lý.

2.3. Giai đoạn 4 

Giai đoạn 4 được coi là giai đoạn nặng có kèm theo các dấu hiệu loạn thần, đòi hỏi sự can thiệp, điều trị y tế càng sớm càng tốt. Người bệnh ở giai đoạn trầm cảm này có thể có các dấu hiệu loạn thần với các hành vi làm tổn thương bản thân hoặc tự tử.

Bác sĩ có thể hội chẩn đưa ra các biện pháp điều trị sử dụng thuốc kết hợp với các liệu pháp trị liệu, sốc điện giúp bệnh nhân thoát khỏi những hành động nguy hiểm.

các giai đoạn trầm cảm
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm 

3. Giai đoạn trầm cảm nào cần đi khám?

Với mức độ nguy hiểm của các giai đoạn trầm cảm thì các chuyên gia sức khỏe cho rằng, dù bệnh trầm cảm ở mức độ nào thì người bệnh cũng nên đi khám sức khỏe tâm thần và nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý. 

Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ và được quan tâm, chăm sóc thì bệnh sẽ chuyển về giai đoạn lui bệnh và có thể không cần sự hỗ trợ của thuốc ở giai đoạn này. 

Ở những giai đoạn sau nếu bệnh trầm cảm gây ra sự tác động đến não bộ, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi thì các bác sĩ sẽ thăm khám, hỗ trợ để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của bệnh trầm cảm.

Có thể thấy, xác định được mức độ cũng như giai đoạn của bệnh trầm cảm là rất quan trọng để giúp bác sĩ có thể thực hiện thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh, giảm thiểu tình trạng bệnh tiến triển và giúp người bệnh sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Vì thế khi đã biết được các giai đoạn trầm cảm cũng như những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế thăm khám để có phương án điều trị sớm nhất có thể.

Nguồn: betterhelp.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Giảm tác dụng phụ sau khi uống thuốc trầm cảm gây mệt mỏi

Giảm tác dụng phụ sau khi uống thuốc trầm cảm gây mệt mỏi

Vì sao uống thuốc trầm cảm bị tăng cân?

Vì sao uống thuốc trầm cảm bị tăng cân?

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

Day bấm huyệt chữa trầm cảm có hiệu quả không?

Day bấm huyệt chữa trầm cảm có hiệu quả không?

Trầm cảm cười là gì và dấu hiệu của hội chứng này?

Trầm cảm cười là gì và dấu hiệu của hội chứng này?

85

Bài viết hữu ích?