Zalo

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, thể chất và cuộc sống của người bệnh. Rất nhiều bệnh nhân trầm cảm và gia đình của họ thắc mắc, liệu người trầm cảm có tự khỏi được không và bệnh trầm cảm có chữa được không?

1. Người trầm cảm có tự khỏi được không? Vì sao?

Trầm cảm là tình trạng rối loạn tâm thần đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Rất nhiều người thắc mắc người trầm cảm có tự khỏi được không? Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại trầm cảm, nguyên nhân và mức độ của bệnh trầm cảm. 

1.1 Loại trầm cảm

Một số loại trầm cảm có xu hướng kéo dài hơn những loại khác. Ví dụ, rối loạn cảm xúc theo mùa thường chỉ xảy ra trong những tháng mùa đông, giảm bớt khi mùa xuân đến, trong khi rối loạn trầm cảm dai dẳng được chẩn đoán khi trầm cảm kéo dài từ hai năm trở lên.

1.2 Nguyên nhân trầm cảm

Nguyên nhân của trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến độ dài của bệnh. Nếu trầm cảm là do một tình huống cụ thể hoặc do căng thẳng tạm thời gây ra thì bệnh có thể không kéo dài.

Trầm cảm cũng có thể xảy ra do các vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ, một số phụ nữ gặp phải chứng rối loạn khó chịu tiền kinh nguyệt, là chứng trầm cảm liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt và những người mới làm mẹ đôi khi có thể bị trầm cảm sau sinh. Nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa tâm thần có thể giúp xác định phương pháp điều trị nào được khuyến nghị dựa trên nguyên nhân gây ra trầm cảm.

1.3 Mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm

Mức độ nguy hiểm của bệnh trầm cảm phụ thuộc vào việc người bệnh đang trong giai đoạn nào của bệnh. Ở mức độ nhẹ bệnh trầm cảm thường chỉ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và một số hoạt động trong cuộc sống. Khi bệnh trầm cảm tiến triển đến giai đoạn nặng hơn thì chất lượng làm việc và học tập bị suy giảm rõ rệt. 

Mức độ nghiêm trọng của chứng trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến việc liệu bệnh có tự biến mất hay không. Nếu bạn trầm cảm ở mức độ nhẹ thì bạn có thể tự khỏi bệnh mà không cần bất kỳ hình thức điều trị chính thức nào. Tuy nhiên, nếu bạn bị trầm cảm ở mức độ trung bình hoặc nặng, bạn có thể cần phải điều trị thêm để giảm bớt các triệu chứng của bệnh. 

Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hành vi, suy nghĩ về cái chết và tự sát khá phổ biến. 

người trầm cảm có tự khỏi được không
Nhiều gia đình thắc mắc người trầm cảm có tự khỏi được không?

2. Bệnh trầm cảm có cần chữa không?

Bệnh trầm cảm nếu không được điều trị có thể khiến người bệnh suy nhược nghiêm trọng và cản trở mọi khía cạnh trong cuộc sống. Đặc biệt, trầm cảm nặng có thể dẫn đến tự tử nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, trầm cảm có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe thể chất, bao gồm bệnh tim, béo phì, tiểu đường, bệnh Alzheimer và các rối loạn mãn tính khác. Ngoài ra, trầm cảm có thể khiến việc điều trị các bệnh nội khoa khác trở nên khó khăn hơn vì việc thiếu động lực và năng lượng liên quan đến trầm cảm khiến bệnh nhân khó tuân thủ chế độ điều trị hơn.

Vì vậy, những bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh trầm cảm dù nhẹ hay nặng cũng cần đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được thăm khám và điều trị.

Vậy bệnh trầm cảm có chữa được không? Bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không là câu hỏi của nhiều gia đình có người thân mắc bệnh trầm cảm. Câu trả lời là bệnh trầm cảm có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Do đó, khi phát hiện bản thân hay những người xung quanh có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Một số biện pháp điều trị bệnh lý trầm cảm, bao gồm:

  • Thuốc: Thuốc chống trầm cảm có thể bắt đầu làm giảm các triệu chứng trầm cảm chỉ sau hai đến bốn tuần. Điều này không chỉ giúp bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn mà còn có khả năng ngăn chặn tình trạng trầm cảm trở nên nặng nề hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng trầm cảm của bạn càng nghiêm trọng thì càng có nhiều thuốc chống trầm cảm mang lại hiệu quả điều trị tốt. Thuốc chống trầm cảm cũng có thể giúp ngăn ngừa tái phát bệnh. Một số người sợ dùng thuốc chống trầm cảm vì lo ngại thuốc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Tuy nhiên, nhiều tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm sẽ giảm dần khi cơ thể bạn quen với thuốc. Tiếp tục dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp cải thiện tâm trạng và giúp bạn đối phó với những thăng trầm trong cuộc sống dễ dàng hơn.
người trầm cảm có tự khỏi được không
Thuốc chống trầm cảm rất hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng trầm cảm
  • Trị liệu tâm lý: Có một số loại liệu pháp có thể giúp giảm bớt cảm giác trầm cảm. Trị liệu hành vi nhận thức là một trong số đó. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy loại liệu pháp này thậm chí có thể mang lại kết quả tốt khi được thực hiện qua máy tính. Liệu pháp hành vi nhận thức giúp mọi người học cách thay đổi suy nghĩ theo hướng ảnh hưởng tích cực hơn đến hành vi và cảm xúc của họ. Một lựa chọn trị liệu khác là trị liệu giữa các cá nhân tập trung vào vai trò xã hội và tương tác giữa các cá nhân. 
  • Phương pháp điều trị bổ sung: Một số phương pháp điều trị bổ sung cho thấy mang lại lợi ích cho bệnh nhân trầm cảm như châm cứu, bấm huyệt, thiền, mát xa và yoga.

Bệnh trầm cảm có chữa được không, không chỉ phụ thuộc vào các phương pháp điều trị mà còn phụ thuộc vào sự tuân thủ của bệnh nhân và sự giúp đỡ từ gia đình người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần hợp tác, kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp cùng sự quan tâm, giúp đỡ từ gia đình và những người xung quanh để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

3. Một số điểm cần lưu ý ở những người mắc bệnh trầm cảm

Để quá trình điều trị bệnh trầm cảm mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh và gia đình cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện tâm trạng và giúp bạn ngủ ngon hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đi dạo quanh khu phố với người thân hoặc bạn bè. Bạn cũng có thể thử nhiều hoạt động khác nhau để tìm ra những hoạt động mà bạn thực sự yêu thích.
  • Đảm bảo giấc ngủ ngon: Trầm cảm và thuốc chống trầm cảm có thể cản trở giấc ngủ của bạn. Một số bệnh nhân trầm cảm ngủ quá nhiều, trong khi những người khác không thể ngủ hoặc thức dậy quá sớm. Vì vậy, hãy cố gắng kết hợp thói quen ngủ lành mạnh vào cuộc sống của bạn. Bạn nên có một lịch trình ngủ cố định với việc đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Trước khi đi ngủ bạn nên tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử, đảm bảo giường ngủ thoải mái và bạn có thể thư giãn bằng một cuốn sách hoặc một bản nhạc êm dịu để dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Một kế hoạch ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết. Chế độ ăn nên gồm nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây, đồng thời hạn chế chất béo và đường. Bạn cũng nên cắt giảm cà phê, trà, soda và nước tăng lực vì những chất kích thích này có thể khiến bạn lo lắng.
  • Tránh uống rượu và sử dụng ma túy: Rượu và ma túy có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm. Trầm cảm và lạm dụng chất gây nghiện thường đi đôi với nhau. Ngoài ra, rượu và ma túy có thể ngăn cản thuốc chống trầm cảm hoạt động tốt như bình thường.
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Một số người thấy rằng họ bị trầm cảm vào những thời điểm nhất định trong năm, thường là vào mùa đông khi ngày ngắn và đêm dài. Dành một chút thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mỗi ngày có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn tốt hơn.
  • Thường xuyên dành thời gian cho bản thân: Mỗi ngày bạn nên dành một chút thời gian cho bản thân để thư giãn, đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc làm những việc bạn yêu thích để sạc lại năng lượng cho tinh thần.
  • Luôn luôn tin tưởng vào bản thân: Ban đầu việc này sẽ không dễ dàng với người bệnh. Do đó người thân, gia đình và bạn bè cần ở bên cạnh luôn trấn an bệnh nhân, giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái, tin tưởng vào bản thân và cảm giác tự tin hơn trong mọi vấn đề của cuộc sống. Đây là việc đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý trầm cảm.

Bài viết đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi, người trầm cảm có tự khỏi được không và bệnh trầm cảm có chữa được không. Bệnh trầm cảm có tự khỏi được không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại trầm cảm, nguyên nhân và mức độ trầm cảm. Tuy nhiên, người bệnh trầm cảm dù ở giai đoạn nào cũng nên được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với bản thân.

Nguồn: webmd.com - verywellmind.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Giảm tác dụng phụ sau khi uống thuốc trầm cảm gây mệt mỏi

Giảm tác dụng phụ sau khi uống thuốc trầm cảm gây mệt mỏi

Vì sao uống thuốc trầm cảm bị tăng cân?

Vì sao uống thuốc trầm cảm bị tăng cân?

Tìm hiểu về các mức độ và các giai đoạn trầm cảm

Tìm hiểu về các mức độ và các giai đoạn trầm cảm

Day bấm huyệt chữa trầm cảm có hiệu quả không?

Day bấm huyệt chữa trầm cảm có hiệu quả không?

Trầm cảm cười là gì và dấu hiệu của hội chứng này?

Trầm cảm cười là gì và dấu hiệu của hội chứng này?

35

Bài viết hữu ích?