Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng phổ biến. Trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có hơn 264 triệu người ở mọi lứa tuổi bị trầm cảm.
Khi bị trầm cảm nỗi buồn thường không thuyên giảm trong thời gian dài, khiến người bệnh cảm thấy không thể giải tỏa được cảm giác u ám và tuyệt vọng của mình. Trầm cảm là một trạng thái dai dẳng có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hoạt động của người bệnh.
Trong khi đó, trầm cảm cười là thuật ngữ mà các bác sĩ dùng để mô tả khi một người che giấu chứng trầm cảm của mình sau nụ cười. Một người mắc chứng trầm cảm cười có vẻ ngoài hạnh phúc nhưng thực tế người bệnh có thể đang phải vật lộn với cảm giác tuyệt vọng và buồn bã bên trong. Vì bệnh nhân mắc trầm cảm cười có thể che giấu chứng trầm cảm của mình rất tốt nên những người mắc chứng trầm cảm cười thường không nhận được sự điều trị mà họ rất cần. Những người bệnh sống chung với loại trầm cảm cười không được điều trị này có thể có nguy cơ tự làm tổn thương bản thân và tử vong do tự tử cao hơn.
Nếu chúng ta biết được trầm cảm cười là gì và nhận biết sớm các dấu hiệu của trầm cảm cười thì có thể giúp được chính bản thân mình và những người xung quanh. Mặc dù bề ngoài luôn mỉm cười và giả vờ hạnh phúc, những người mắc chứng trầm cảm cười vẫn gặp phải các triệu chứng trầm cảm điển hình.
Các triệu chứng có xu hướng phát triển dần dần qua nhiều ngày hoặc nhiều tuần và có thể khác nhau tùy theo từng người. Các dấu hiệu của trầm cảm cười, bao gồm:
Người bệnh trầm cảm cười có thể biểu hiện triệu chứng bằng việc thay đổi lượng thức ăn. Bệnh nhân có thể chán ăn, ăn ít hơn hoặc thèm ăn và ăn nhiều hơn so với bình thường. Bên cạnh sự thay đổi về lượng thức ăn, sự thay đổi về khẩu vị cũng có thể xảy ra như thích ăn đồ ngọt nhiều hơn hoặc mất cảm giác ngon miệng. Tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân thay đổi cân nặng thất thường như sụt ký hoặc tăng cân không kiểm soát.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ là triệu chứng rất thường gặp của hội chứng trầm cảm cười. Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh trầm cảm cười có thể biểu hiện bằng mất ngủ như ngủ không sâu, khó vào giấc ngủ, bồn chồn, trăn trở và thức dậy giữa đêm, hoặc người bệnh có thể ngủ nhiều hơn so với bình thường.
Bệnh nhân trầm cảm cười luôn có cảm giác tội lỗi, tự trách bản thân, suy nghĩ và dằn vặt về những lỗi lầm trong quá khứ. Dần dần những suy nghĩ này sẽ khiến bệnh nhân tuyệt vọng, cảm thấy bản thân không có giá trị và mất niềm tin vào cuộc sống.
Bệnh nhân mắc hội chứng trầm cảm cười có thể có tình trạng mất đi hứng thú ngay cả với những hoạt động mà trước đây họ rất yêu thích. Hội chứng trầm cảm cười còn khiến người bệnh cảm thấy giảm hiệu quả và năng suất công việc, luôn cảm thấy mệt mỏi và suy nghĩ bất lực về những hoạt động mà bản thân từng yêu thích.
Một đặc điểm chung của những bệnh nhân mắc hội chứng trầm cảm cười là luôn cảm thấy cơ thể suy nhược, mệt mỏi và năng lượng giảm sút. Nguyên nhân là do người bệnh luôn phải gồng mình lên với cảm xúc giả họ tạo ra. Bệnh nhân trầm cảm cười sẽ không dám thể hiện sự mệt mỏi của mình với người khác, lâu dần tích tụ tạo thành những áp lực thầm lặng và khiến người bệnh rơi vào trạng thái suy kiệt.
Nếu bạn cho rằng mình mắc hội chứng trầm cảm cười thì điều quan trọng là phải tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Để được chẩn đoán chính xác hội chứng trầm cảm cười bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được thăm khám.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà các bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân. Điều trị hội chứng trầm cảm cười bao gồm những phương pháp sau:
Đặc biệt, người bệnh trầm cảm cười rất cần sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè xung quanh. Nếu bạn phát hiện ai đó có những dấu hiệu của trầm cảm cười thì có rất nhiều điều mọi người có thể làm để giúp đỡ người bệnh đang bị trầm cảm, bao gồm:
Tóm lại, bài viết đã cho chúng ta biết được trầm cảm cười là gì và những dấu hiệu của trầm cảm cười. Vì vậy, khi phát hiện bản thân có dấu hiệu của trầm cảm cười thì điều quan trọng là bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp với bản thân.
Nguồn: medicalnewstoday.com
57
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
57
Bài viết hữu ích?