Zalo

Các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và cách hạn chế

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sử dụng thuốc chống trầm cảm là phương pháp điều trị mang lại nhiều hiệu quả cho bệnh nhân trầm cảm. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Vậy các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm là gì và cách hạn chế những tác dụng phụ này như thế nào?

1. Các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Trầm cảm là một tình trạng rối loạn tâm thần thường gặp, gây ra cảm giác buồn bã dai dẳng và mất hứng thú với mọi thứ và hoạt động mà bạn từng yêu thích. Trầm cảm cũng có thể gây khó khăn trong suy nghĩ, trí nhớ, thói quen ăn và ngủ.

Thuốc chống trầm cảm là một phương pháp điều trị bệnh trầm cảm phổ biến và có hiệu quả tốt nhất để điều trị các triệu chứng trầm cảm, nhưng giống như nhiều loại thuốc khác thì thuốc trị trầm cảm cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

1.1 Tăng cân

Tăng cân là tác dụng phụ có thể xảy ra của một số thuốc chống trầm cảm. Đặc biệt tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở người già.

Nếu bạn lo lắng về tác dụng phụ gây tăng cân, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ điều trị để cân nhắc giữa lợi ích của việc dùng thuốc chống trầm cảm và khả năng gây tăng cân. Ngoài ra bạn có thể thực hiện một số phương pháp để kiểm soát cân nặng của mình, chẳng hạn như tập thể dục hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống.

thuốc chống trầm cảm
Một số thuốc chống trầm cảm có tác dụng phụ gây tăng cân

1.2 Hội chứng serotonin

Hội chứng serotonin là một phản ứng thuốc cực kỳ hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng do có quá nhiều serotonin trong cơ thể.

Hội chứng serotonin có thể xảy ra khi bạn dùng thuốc chống trầm cảm mới hoặc tăng liều. Nếu cơ thể bạn xử lý serotonin theo cách khác hoặc không thể xử lý lượng serotonin tăng lên thì hội chứng serotonin có thể xảy ra.

Hội chứng này thường xảy ra nhất khi bạn dùng thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc tác động lên hệ serotonin khác như thuốc trị đau nửa đầu triptan hoặc một số loại thuốc phiện như meperidine.

Các triệu chứng của hội chứng serotonin bạn có thể gặp phải, bao gồm:

  • Sự lo lắng.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đồng tử giãn 
  • Các vấn đề về cơ như co giật, co thắt và cứng khớp
  • Đổ mồ hôi và run rẩy.
  • Chuyển động mắt từ bên này sang bên kia.

Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi dùng thuốc mới hoặc tăng liều lượng thuốc bạn đang dùng. Lúc này bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

1.3 Hạ natri máu

Những người lớn tuổi sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể bị giảm nồng độ natri trong máu. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng bên trong các tế bào của cơ thể và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người sử dụng thuốc trầm cảm.

Nguyên nhân của tình trạng hạ natri máu là do thuốc trị trầm cảm có thể ngăn chặn tác động của một số loại hormone điều chỉnh nồng độ natri và chất lỏng trong cơ thể. Người cao tuổi dễ bị tổn thương vì cơ thể khó điều chỉnh lượng chất lỏng hơn khi họ già đi.

Hạ natri máu nhẹ có thể gây ra các triệu chứng tương tự trầm cảm hoặc tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như:

  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Giảm sự thèm ăn
  • Lú lẫn
  • Rối loạn tâm thần

Nếu nghi ngờ cơ thể xuất hiện những triệu chứng của hạ natri máu thì bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời. Hạ natri máu có thể được điều trị bằng cách đưa dung dịch natri vào cơ thể qua đường truyền tĩnh mạch.

1.4 Ý nghĩ tự sát

Trong một số trường hợp, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn dưới 25 tuổi có thể gia tăng ý nghĩ hoặc hành vi tự tử khi dùng thuốc chống trầm cảm. Đặc biệt là khi họ mới bắt đầu dùng thuốc hoặc khi họ dùng một liều lượng thuốc khác.

1.5 Quá liều thuốc trị trầm cảm

Độc tính của thuốc chống trầm cảm rất khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải nói chuyện với bác sĩ điều trị của bạn về nguy cơ quá liều. 

Thuốc chống trầm cảm ba vòng là nhóm thuốc chống trầm cảm có nguy cơ tử vong cao nhất nếu dùng quá liều. Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân bị quá liều thì bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Các dấu hiệu và triệu chứng của quá liều thuốc chống trầm cảm ba vòng bao gồm:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Huyết áp thấp
  • Buồn ngủ
  • Cơ bắp cứng 
  • Rối loạn tâm thần
  • Hôn mê

Ngoài ra còn rất nhiều những phản ứng phụ của thuốc chống trầm cảm như: mất ngủ, khô miệng, tăng cân… Tốt nhất trong quá trình dùng thuốc nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra.

2. Cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Thực chất cách hạn chế một số tác hại của thuốc chống trầm cảm sẽ tùy thuộc vào từng triệu chứng như sau:

2.1 Buồn nôn

Buồn nôn thường bắt đầu sớm sau khi bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm và có thể biến mất sau khi cơ thể bạn thích nghi với thuốc.

Một số cách hạn chế triệu chứng buồn nôn, bao gồm:

  • Dùng thuốc chống trầm cảm cùng với thức ăn.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn.
  • Ngậm kẹo cứng không đường.
  • Uống nhiều nước, chẳng hạn như nước mát. 
  • Nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi liều lượng hoặc dạng thuốc giải phóng chậm.
thuốc chống trầm cảm
Uống thuốc trầm cảm với thức ăn để hạn chế tác dụng phụ buồn nôn

2.2 Tăng cân

Bạn có thể tăng cân do giữ nước hoặc thiếu hoạt động thể chất hoặc vì bạn ăn ngon miệng hơn khi các triệu chứng trầm cảm giảm bớt. Một số cách hạn chế tình trạng tăng cân khi sử dụng thuốc trầm cảm, bao gồm:

  • Cắt giảm đồ ngọt và đồ uống có đường.
  • Chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng có hàm lượng calo thấp hơn, chẳng hạn như rau xanh và trái cây, đồng thời tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Ghi nhật ký thực phẩm để theo dõi những gì bạn ăn có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình.
  • Tìm kiếm lời khuyên về chế độ ăn từ chuyên gia dinh dưỡng.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên hoặc tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.
  • Nói chuyện với bác sĩ về việc chuyển đổi thuốc.

2.3 Mệt mỏi và buồn ngủ

Mệt mỏi và buồn ngủ là phổ biến, đặc biệt là trong những tuần đầu điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Cách hạn chế tình trạng này như sau:

  • Ngủ một giấc ngắn trong ngày.
  • Thực hiện một số hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ.
  • Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm cho đến khi hết mệt mỏi.
  • Dùng thuốc chống trầm cảm trước khi đi ngủ nếu bác sĩ chấp thuận.
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn để xem liệu việc điều chỉnh liều lượng của thuốc có giúp cải thiện tình trạng này không.

2.4 Mất ngủ

Một số thuốc chống trầm cảm có thể gây mất ngủ, khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, do đó bạn có thể mệt mỏi suốt cả ngày. Để khắc phục triệu chứng mất ngủ bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

  • Dùng thuốc chống trầm cảm vào buổi sáng nếu bác sĩ chấp thuận.
  • Tránh thực phẩm và đồ uống chứa caffein, đặc biệt là vào cuối ngày.
  • Hoạt động thể chất hoặc tập thể dục thường xuyên, nhưng nên thực hiện vài giờ trước khi đi ngủ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

2.5 Khô miệng

Khô miệng là tác dụng phụ thường gặp của nhiều loại thuốc chống trầm cảm. Cách khắc phục tình trạng khô miệng khi sử dụng thuốc trầm cảm như sau:

  • Nhâm nhi nước thường xuyên hoặc ngậm đá bào.
  • Ngậm kẹo cứng không đường hoặc nhai kẹo cao su.
  • Tránh thuốc lá, rượu và đồ uống chứa caffein vì chúng có thể làm cho miệng bạn khô hơn.
  • Thở bằng mũi và hạn chế thở bằng miệng.
  • Đánh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và gặp nha sĩ thường xuyên, vì tình trạng khô miệng có thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng.

2.6 Táo bón

Các thuốc chống trầm cảm đôi khi cũng gây ra tình trạng táo bón. Một số phương pháp giúp giảm tình trạng táo bón, bao gồm:

  • Uống nhiều nước.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây và rau quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Tập thể dục thường xuyên.

2.7 Chóng mặt

Người bệnh sử dụng thuốc trầm cảm có thể gặp tình trạng chóng mặt. Một số phương pháp giảm triệu chứng chóng mặt như sau:

  • Đứng lên từ từ từ tư thế ngồi sang tư thế đứng.
  • Sử dụng tay vịn, gậy hoặc các vật dụng chắc chắn khác để hỗ trợ.
  • Tránh lái vận hành máy móc hoặc lái xe.
  • Tránh chất caffeine, thuốc lá và rượu.
  • Uống nhiều nước.
  • Dùng thuốc chống trầm cảm trước khi đi ngủ nếu bác sĩ chấp thuận.

3. Cách dùng thuốc trầm cảm an toàn

Cách dùng thuốc trầm cảm an toàn là bạn nên tuân thủ theo những yêu cầu của bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống trầm cảm dựa vào đặc điểm của từng bệnh nhân như tuổi tác, giới tính, triệu chứng và tác dụng phụ tiềm ẩn. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng thuốc trị trầm cảm, bao gồm:

  • Nếu trong quá trình sử dụng thuốc cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường thì bạn cần báo ngay cho bác sĩ đang điều trị để kiểm tra xem những triệu chứng này có phải là tác hại của thuốc chống trầm cảm hay không.
  • Trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên khi sử dụng thuốc chống trầm cảm cần được theo dõi và giám sát chặt chẽ. Nguyên nhân là do thuốc trầm cảm có thể làm các triệu chứng của bệnh nặng hơn hoặc thậm chí có thể làm tăng nguy cơ tự tử.
  • Không được tự ý ngưng thuốc mà không có sự giám sát của bác sĩ điều trị.
  • Hầu hết các thuốc chống trầm cảm được dùng hàng ngày. Bạn có thể dùng thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày để giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ.
  • Thời gian dùng thuốc trị trầm cảm sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng bệnh nhân và đáp ứng với điều trị.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc chống trầm cảm bạn có thể kết hợp với phương pháp tâm lý trị liệu để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.

Tóm lại, thuốc chống trầm cảm được chứng minh rất hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, khi người bệnh sử dụng thuốc trị trầm cảm có thể gặp một số tác dụng phụ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ quy định của bác sĩ và đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường khi sử dụng thuốc.

Nguồn: healthdirect.gov.au

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả

54

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Vì sao uống thuốc trầm cảm bị tăng cân?

Vì sao uống thuốc trầm cảm bị tăng cân?

Tăng cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Tăng cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Ngủ ít và nguy cơ tăng cân

Ngủ ít và nguy cơ tăng cân

Ăn bơ với sữa chua giảm cân tốt không?

Ăn bơ với sữa chua giảm cân tốt không?

Các cách để không tăng cân trở lại ở người từng bị béo phì

Các cách để không tăng cân trở lại ở người từng bị béo phì

54

Bài viết hữu ích?