Zalo

Gợi ý thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh mỡ máu hay còn được gọi là máu nhiễm mỡ hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Máu nhiễm mỡ là tình trạng chỉ một loại hoặc nhiều loại thành phần chất béo trong máu là cholesterol hoặc triglycerid tăng hoặc cả 2 tăng cao quá mức giới hạn của cơ thể. Lượng mỡ tích tụ trong thời gian dài ngày sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim. Áp dụng thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

1. Nguyên tắc ăn uống của người bị máu nhiễm mỡ 

Máu nhiễm mỡ là tình trạng chỉ 1 loại hoặc nhiều loại thành phần chất béo trong máu là cholesterol hoặc triglycerid tăng hoặc cả 2 tăng cao quá mức giới hạn của cơ thể. Người bị máu nhiễm mỡ ăn gì? Nguyên tắc ăn uống cho người mỡ máu như sau:

  • Nên bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây, hoa quả, ăn các loại thịt nạc, thịt thỏ, thịt dê…, ăn nhiều các loại đậu và các chế phẩm từ đậu.
  • Sử dụng thay thế dầu thực vật cho mỡ động vật và nội tạng.
  • Thay đổi cách chế biến các món ăn như tăng cường hấp, luộc, ninh, nhúng, chao, hầm nhừ. Hạn chế hoặc không dùng phương pháp chế biến rán, hun, quay, nướng…
  • Giảm ăn hoặc kiêng ăn đồ ngọt và đường.
Giảm ăn hoặc kiêng ăn đồ ngọt và đường
Giảm ăn hoặc kiêng ăn đồ ngọt và đường

2. Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì?

Về vấn đề máu nhiễm mỡ ăn gì thì câu trả lời chính là:

2.1. Các loại hạt ngũ cốc

Hạt ngũ cốc là loại hạt rất giàu các chất xơ bão hòa, có công dụng chính trong làm giảm khả năng hấp thu đồng thời giảm lượng cholesterol và chất béo trong máu. Từ đó, sử dụng các loại hạt ngũ cốc trong thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ giúp giảm mỡ máu và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến tim mạch. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn chứa ít chất béo và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hạn chế việc muốn ăn vặt. Bạn nên tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt với lượng ít nhất là 1 khẩu phần ăn mỗi ngày để thay thế chế độ dinh dưỡng nhiều dầu mỡ.

2.2. Các loại đậu

Việc bổ sung các loại đậu vào thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ là có hiệu quả trong việc làm giảm mỡ máu. Nguyên nhân là do trong thành phần của đậu chứa một hàm lượng chất xơ và vitamin có tác dụng đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Bạn nên ăn từ 2 đến 3 bữa ăn chế biến từ đậu mỗi tuần. Về cách chế biến thì bạn có thể luộc, hoặc chế biến bằng dầu thực vật để mang lại hiệu quả tốt đối với sức khỏe.

2.3. Dầu oliu

Trong thành phần của dầu oliu có chứa hàm lượng triglyceride ở mức thấp, được sử dụng thay thế các loại chất béo no với tác dụng giảm cholesterol xấu và duy trì cholesterol tốt cho cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng dầu oliu trong thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ được đánh giá là một trong những loại thực phẩm tốt cho việc giảm mỡ máu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng tối đa 2 thìa canh dầu oliu/ngày, do trong thành phần của nó chứa hàm lượng calo khá cao.

Hạt ngũ cốc giúp giảm lượng cholesterol và chất béo trong máu
Hạt ngũ cốc giúp giảm lượng cholesterol và chất béo trong máu

2.4. Dưa chuột tốt cho người máu nhiễm mỡ

Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì? Dưa chuột là loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân do trong thành phần của dưa chuột có chứa nhiều chất xơ có khả năng cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng khả năng đào thải và giảm hấp thu cholesterol vào máu. Đồng thời, dưa chuột cũng có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, tốt cho việc giảm cân. Ngoài ra, dưa chuột còn có nhiều lợi ích khác như thanh nhiệt, giải khát, lợi niệu… Việc bạn ăn đều đặn một quả dưa chuột mỗi ngày sẽ hỗ trợ giảm mỡ máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các các vấn đề liên quan đến tim mạch.

2.5. Súp lơ nên dùng cho người mỡ máu

Súp lơ là thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là flavonoid. Flavonoid là thành phần có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ cholesterol bám trên thành mạch giúp giảm mỡ máu. Ngoài ra, súp lơ còn có thể có công dụng hiệu quả trong ngăn chặn quá trình kết tập tiểu cầu và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Để các thành phần trong súp lơ phát huy hết tác dụng, ban nên bổ sung vào thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ khoảng 500g súp lơ luộc mỗi ngày.

2.6. Mướp đắng

Mướp đắng là thực phẩm giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều khoáng chất có tác dụng tốt trong việc giảm mỡ máu, nâng cao sức đề kháng. Mướp đắng còn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nguyên nhân do khả năng kích thích bài tiết insulin. Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng trong thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ không nên sử dụng quá 2 quả mướp đắng trong mỗi bữa ăn và không tiêu thụ quá 4 lần trong một tuần.

2.7. Cần tây

Một loại thực phẩm khác thường được ưu tiên lựa chọn trong thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ là cần tây. Một trong những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ có công dụng làm tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, cần tây giúp loại bỏ mỡ thừa khi tiêu hóa trong đường ruột. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc thường xuyên sử dụng cần tây trong thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ giúp giảm cholesterol trong máu qua đó giúp giảm mỡ máu.

Dưa chuột giúp ngăn chặn quá trình chuyển hóa đường thành chất béo
Dưa chuột giúp ngăn chặn quá trình chuyển hóa đường thành chất béo

Bạn nên ăn từ 4 đến 8 cọng cần tây mỗi ngày nhằm đạt được hiệu quả tốt cho sức khỏe.

2.8. Các loại cá

Một số loại cá béo như cá thu, cá hồi hay cá trích… có tác dụng giảm mỡ máu nguyên nhân do trong thành phần có chứa omega-3, một chất béo không no có tác dụng làm giảm triglyceride và tăng hàm lượng cholesterol tốt cho cơ thể. Do đó, việc bổ sung các loại cá này trong thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não. Đồng thời, trong thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ 1 tuần bạn nên ăn cá với tần suất 2 - 3 lần mỗi tuần. Đồng thời, bạn nên sử dụng dầu thực vật để chế biến thức ăn thay cho việc chiên rán với mỡ động vật.

3. Người bị máu nhiễm mỡ kiêng gì?

3.1. Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa 

Người máu nhiễm mỡ kiêng gì? Câu trả lời là các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu thường có chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa hơn các loại thịt khác. Điều này có thể chính là nguyên nhân khiến mức cholesterol cao và sẽ làm những bệnh lý về tim mạch sẵn có trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao đều có hại cho sức khỏe. Trứng là món ăn có hàm lượng cholesterol cao, nhưng chúng cũng chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng khác. Vì thế, cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa nguyên nhân do chúng có thể làm tăng mức cholesterol và là một trong những nguyên nhân gây tăng cân.

Bạn nên ăn từ 4 đến 8 cọng cần tây mỗi ngày
Bạn nên ăn từ 4 đến 8 cọng cần tây mỗi ngày

Người bệnh máu nhiễm mỡ vẫn có thể sử dụng các loại thịt đỏ nếu chọn thịt nạc, ít chất béo bão hòa. Tốt nhất, trong thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ nên thay thế thịt đỏ bằng các loại thực phẩm có ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn, như thịt gà bỏ da hoặc ức gà tây, các loại cá và đậu. Theo khuyến nghị thì bạn nên giới hạn khẩu phần ăn là 85g và chọn các loại thịt nạc hơn như thịt thăn.

3.2. Đồ chiên rán

Người bị máu nhiễm mỡ nên kiêng ăn các loại đồ chiên rán. Thực phẩm ngâm trong nồi chiên ngập dầu, như cánh gà, phô mai… là những thực phẩm không tốt nhất đối với người bệnh máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do phương pháp chế biến làm tăng mật độ năng lượng hoặc lượng calo của thực phẩm. Khi bạn đang mắc bệnh máu nhiễm mỡ thì sử dụng những món ăn được chiên rán ngập dầu hay mỡ thường chứa nhiều chất béo sẽ bất lợi đối với sức khỏe. Khi bạn thường xuyên sử dụng nhiều loại đồ ăn này thì lượng  mỡ trong máu có thể tiếp tục tăng cao. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa đồ ăn chiên và thay thế chúng bằng các đồ ăn được chế biến theo cách hầm, hấp hoặc luộc. Nếu bạn muốn ăn các đồ chiên rán thì bạn nên sử dụng nồi chiên không dầu nhằm giảm bớt lượng mỡ trong các món ăn.

3.3. Các loại thịt chế biến sẵn

Xúc xích và các loại thịt xông khói, lạp sườn hay thịt hộp sử dụng phần thịt đỏ béo nhất, do đó các loại thực phẩm này có chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Những thực phẩm này giàu chất béo đã bị chuyển hóa và có hàm lượng triglyceride cao không tốt cho sức khỏe của người bệnh.

3.4. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là một loại thực phẩm người bệnh máu nhiễm mỡ cần tránh. Cholesterol được sản xuất từ gan do đó trong thành phần của gan động vật có chứa lượng cholesterol cao. Gan của hầu hết các động vật chứa khoảng 564 mg cholesterol trong mỗi 100g, tương đương 188% lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết một người lớn khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 300mg cholesterol mỗi ngày.

3.5. Thực phẩm có chứa nhiều đường

Đường chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cân nhanh chóng và béo phì và đặc biệt là những loại đường đơn như mật ong, đường tinh luyện. Do vậy, những người mỡ máu cao khi ăn uống thì nên giảm lượng đường và giảm sử dụng các sản phẩm chứa nhiều đường như kẹo ngọt, bánh ngọt, kem hay sữa chua… Bánh quy, bánh ngọt và bánh ngọt thường được làm với một lượng lớn bơ và chất béo, có chứa hàm lượng cholesterol cao không tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên, bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn món tráng miệng trong thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ mà chỉ cần thay thế một vài món. 

Người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ
Người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ

3.6. Sữa béo

Sữa nguyên chất, sữa chua nguyên chất béo, các loại bơ và pho mát có chứa nhiều chất béo bão hòa. Phô mai là loại thực phẩm có chứa nhiều natri. Chính vì vậy, giới hạn ăn phô mai khoảng 85g/tuần và chọn phô mai tách béo một phần khi nấu ăn. Bạn nên chọn sữa, sữa chua tách béo hay sữa không béo và sử dụng dầu oliu nguyên chất hoặc dầu bơ thay vì bơ. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh mỡ máu cao thì cần phải hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn và các chất kích thích. Bia rượu có nhiều chất có thể làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể như cồn hay đường. Khi sử dụng quá nhiều thì sẽ làm lượng máu trong mỡ càng tăng cao, thậm chí gây ra nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch.

4. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ

Thứ 2 và thứ 5: 

  • Bữa sáng: 1 cốc sữa đậu nành ít đường 200ml và bánh mì loại nguyên cám;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt, thịt nạc lợn khoảng 30g và cà tím hấp tỏi;
  • Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt, rau cần xào và thịt lợn nạc luộc;
  • Bữa phụ: 1 hộp sữa chua loại ít đường.

Thứ 3, thứ 6, chủ nhật:

  • Bữa sáng: 1 bát bún riêu cua hoặc 1 bát cháo đậu xanh;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt, 50g tôm hấp và súp lơ xào dầu oliu;
  • Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt, 30g lườn gà áp chảo, rau xanh với canh;
  • Bữa phụ: 1 quả chuối.

Thứ 4, thứ 7:

  • Bữa sáng: 1 bát cháo gạo tẻ lá sen hoặc cháo yến mạch táo đỏ;
  • Bữa trưa: 1 chén cơm gạo lứt và đậu phụ nhồi thịt với khoảng 50g đậu phụ, 20g thịt nạc và nấm xào;
  • Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt, 100g cá và salad rau mầm;
  • Bữa phụ: 1 quả bơ.

Bên cạnh, việc áp dụng thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ thì  người bệnh cũng có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để giúp giảm cân, đào thải mỡ hiệu quả, bền vững. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI).  Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền Xem thêm bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Mỡ nội tạng quấn gan: Hướng dẫn phòng ngừa và cách chữa trị

Mỡ nội tạng quấn gan: Hướng dẫn phòng ngừa và cách chữa trị

Mỡ nội tạng và bệnh gan: Trận chiến vô hình bên trong cơ thể

Mỡ nội tạng và bệnh gan: Trận chiến vô hình bên trong cơ thể

Các cách giảm cân cấp tốc không dùng thuốc

Các cách giảm cân cấp tốc không dùng thuốc

Ăn khoai lang giảm cân cấp tốc được không?

Ăn khoai lang giảm cân cấp tốc được không?

121

Bài viết hữu ích?