Zalo

Có nên dùng thuốc làm mất cảm giác thèm ăn để giảm cân?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dược phẩm hay thuốc được quảng cáo là có khả năng hỗ trợ cho quá trình giảm cân, đặc biệt trong số đó là thuốc giảm cân thông qua việc làm mất cảm giác thèm ăn. Vậy thuốc làm mất cảm giác thèm ăn là gì và hiệu quả thật sự của nó như thế nào?

1. Thuốc làm mất cảm giác thèm ăn là gì?

Nhiều người thường thắc mắc rằng vì sao họ luôn có cảm giác thèm ăn và thèm ăn nhiều? Cảm giác thèm ăn có thể liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, tác dụng phụ của thuốc… hoặc không liên quan đến kỳ lý do nào. Đây chính là khi bạn luôn có cảm giác muốn ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì hoặc đơn giản là luôn có cảm giác đói, điều này làm tăng lượng thức ăn bạn dung nạp vào cơ thể và hậu quả cuối cùng là gây tăng cân. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được đưa ra để giải quyết tình trạng này, một trong số đó phải kể đến là sử dụng thuốc làm mất cảm giác thèm ăn.

Thuốc làm mất cảm giác thèm ăn hay thuốc ức chế cảm giác thèm ăn thường là những loại thuốc được kê theo toa, phần lớn đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Ngoài ra, vẫn tồn tại một số hoạt chất từ tự nhiên có cũng có tác dụng làm mất cảm giác thèm ăn.

Các thuốc làm mất cảm giác thèm ăn theo toa có thể là 1 phần quan trọng trong liệu trình giảm cân của bạn. Nghiên cứu tại Hoa kỳ đã chỉ ra rằng, những người sử dụng các loại thuốc này theo đúng chỉ định của bác sĩ như một phần trong chế độ sinh hoạt, có thể giảm tới 9% trọng lượng cơ thể so với những người không sử dụng sau một thời gian nhất định. Dưới đây là một số loại thuốc làm mất cảm giác thèm ăn phổ biến hiện nay:

  • Naltrexone/bupropion: Đó là sự kết hợp của 2 loại thuốc có những ảnh hưởng đến hệ thống kích thích ăn uống của não bộ. Cụ thể, nó ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, là vùng não kiểm soát sự thèm ăn, nhiệt độ và các hoạt động khác của bạn. Từ đó giúp bạn cảm thấy cảm giác thèm ăn được lắng xuống và cảm giác no nhanh đến hơn khi ăn. 
  • Phendimetrazine: Loại thuốc này thuộc họ thuốc giao cảm amin, sẽ giúp bạn thay đổi hành vi trong việc ăn uống và giảm lượng calo bằng cách ngăn chặn sự thèm ăn. Phendimetrazine phù hợp nhất cho những người béo phì hoặc có bất kỳ vấn đề y khoa nào liên quan đến cân nặng. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn sự thèm ăn của bạn, tăng lượng năng lượng mà cơ thể bạn tiêu hao hoặc thay đổi một số phần nhất định trong não của bạn. 
  • Diethylpropion: Diethylpropion được sử dụng để giúp bạn giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn ít calo, tập thể dục và các biện pháp điều chỉnh hành vi được bác sĩ chỉ định. Nó được quy định cho những người thừa cân đáng kể (béo phì) và những người không giảm đủ cân thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Diethylpropion là một chất ức chế sự thèm ăn thuộc họ thuốc amin giao cảm (cơ chế tương tự Phendimetrazine).
  • Liraglutide: Hoạt chất này hiện nay được sử dụng như một loại thuốc điều trị đái tháo đường. Ngoài ra, Liraglutide có thêm một ưu điểm nữa là ức chế sự thèm ăn, ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền hóa học cục bộ trong ruột, do đó cũng được các bác sĩ kê đơn để làm thuốc làm mất cảm giác thèm ăn.
Thuốc làm mất cảm giác thèm ăn theo toa được FDA chấp thuận
  • Phentermine: Phentermine thuộc nhóm thuốc gây mê, đồng thời còn là một thuốc giảm cân bằng cách làm mất cảm giác thèm ăn. Loại thuốc này ngăn chặn sự thèm ăn của bạn, cho phép bạn ăn ít calo hơn, điều này có thể dẫn đến giảm trọng lượng cơ thể theo thời gian. Mặc dù cơ chế chính xác mà Phentermine ngăn chặn cơn đói vẫn chưa được biết, loại thuốc này được coi là hoạt động bằng cách tăng mức độ dẫn truyền thần kinh trong não. Nó có cấu trúc phân tử tương đương với thuốc kích thích amphetamine và chỉ có thể mua được khi có đơn thuốc của bác sĩ.
  • Phentermine/Topiramate: Đây là sự kết hợp của hai loại thuốc. Trong đó, Phentermine là một chất kích thích làm giảm sự thèm ăn của bạn. Topiramate là một loại thuốc dùng để điều trị co giật và nhức đầu, nhưng khi được sử dụng với phentermine, nó có thể giúp bạn cảm thấy bớt đói bụng và no lâu hơn.

Còn có một số lựa chọn khác là benzphetamine, nhưng cũng giống như Phentermine, Phendimetrazine hay Diethylpropion, chúng chỉ có thể được sử dụng trong tối đa 12 tuần. Ngoài ra, bạn có thể đã nghe nói về một loại thuốc khác mà FDA đã phê duyệt để giúp giảm cân và điều trị bệnh béo phì có tên là Alli, nhưng nó không phải là thuốc ức chế sự thèm ăn. Nó hoạt động bằng cách ngăn cơ thể bạn hấp thụ một phần chất béo từ thực phẩm bạn ăn. 

Ngoài ra, còn có các chất từ thực phẩm cũng được xem là chất làm mất cảm giác thèm ăn. Các hoạt chất này thường được cho vào các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, chúng không được FDA phân loại là thuốc mà chỉ xem như các loại thực phẩm chức năng, vì vậy chúng không được cơ quan này xem xét sử dụng trên lâm sàng. Hiện nay, không có bất kỳ loại thuốc ức chế sự thèm ăn không kê đơn nào được FDA chấp thuận.

2. Ai nên sử dụng thuốc làm mất cảm giác thèm ăn?

Các bác sĩ hay chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn có thể kê đơn thuốc làm mất cảm giác thèm ăn nếu bạn có:

  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 30 (béo phì).
  • BMI từ 27 trở lên cùng với bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.

Ngoài ra, các loại thuốc làm mất cảm giác thèm ăn có thể tương tác với thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu. Đôi khi nó cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe. Bạn không nên dùng thuốc làm mất cảm giác thèm ăn cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai;
  • Phụ nữ đang cho con bú;
  • Người mắc bệnh tăng nhãn áp;
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý tim mạch;
  • Người mắc bệnh cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức);
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý tại gan.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng thuốc 

3. Cách dùng thuốc làm mất cảm giác thèm ăn an toàn?

Các loại thuốc làm mất cảm giác thèm ăn được FDA chấp thuận ở trên có thể được sử dụng trên các bệnh nhân thừa cân béo phì. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn từ 12 tuần trở xuống. Nếu bạn mức độ giảm cân đạt ở mức cho phép và không có tác dụng phụ ngoài ý muốn nào, bạn có thể được bác sĩ xem xét tiếp tục sử dụng duy trì lâu hơn thời gian nói trên.

Các tác dụng của thuốc có thể xuất hiện sau khoảng 2 - 3 tuần dùng thuốc. Các loại thuốc này sẽ giúp bạn thay đổi cách ăn uống và học cách nhận biết các tín hiệu báo hiệu khi bạn no. Tác dụng giảm cân cũng sẽ đến ngay sau đó nếu bạn kiên trì sử dụng thường xuyên. Bạn nên sử dụng thuốc trước khi ăn khoảng 30 - 60 phút và đúng liều lượng của bác sĩ. 

Một số rủi ro do việc sử dụng thuốc làm mất cảm giác thèm ăn bao gồm:

  • Tổn thương gan do ức chế thèm ăn, các biểu hiện như vàng da, vàng mắt.
  • Các triệu chứng tiêu hóa như táo bón, thay đổi vị giác, khô miệng, buồn nôn, nôn ói…
  • Chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi…
  • Ho, khó thở, mệt ngực.
  • Tăng nhịp tim, tăng huyết áp.
  • Mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ.

Một số loại thuốc làm mất cảm giác thèm ăn đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt sử dụng trên lâm sàng. Tuy nhiên, đây là những loại thuốc kê đơn, vì thế trước khi quyết định sử dụng bạn nên nói chuyện với các bác sĩ điều trị. Điều này sẽ giúp quá trình sử dụng thuốc được an toàn và hiệu quả.

Thuốc làm mất cảm giác thèm ăn 

Hiện nay, bạn có thể lựa chọn giải pháp truyền tiêu hao năng lượng để giúp giảm cân an toàn và bền vững. Giải pháp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào này dành cho những ai đã từng giảm béo thất bại, đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ. Phương pháp giảm cân đa trị liệu không xâm lấn - không hút - không tác động sâu mà được truyền trực tiếp vào cơ thể người dùng bằng đường tĩnh mạch. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và tập luyện được bác sĩ, chuyên gia tư vấn, bạn sẽ đạt được mục tiêu: Giảm mỡ nội tạng; Ngăn ngừa, giảm các bệnh lý do thừa cân; Bảo toàn và siết cơ, định hình vóc dáng; Tăng chuyển hoá cơ bản; Ngăn tái béo và tích lũy mỡ thừa… Trước khi thực hiện truyền tiêu hao năng lượng, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe, tầm soát bệnh nền. Do đó, biện pháp giảm cân đa trị liệu này an toàn và tỷ lệ tái béo rất thấp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
dịch vụ
Tiêu hao mỡ

Tiêu hao mỡ

xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Uống thuốc giảm mỡ máu có giảm cân không?

Uống thuốc giảm mỡ máu có giảm cân không?

Đường ăn kiêng bao nhiêu calo? Có giúp giảm cân không?

Đường ăn kiêng bao nhiêu calo? Có giúp giảm cân không?

Các cách giảm mỡ bụng sau sinh 3 tháng - 4 tháng

Các cách giảm mỡ bụng sau sinh 3 tháng - 4 tháng

993

Bài viết hữu ích?

GIẢI PHÁP TIÊU HAO MỠ - QUẢN TRỊ CÂN NẶNG CẤP ĐỘ TẾ BÀO DÀNH CHO NGƯỜI TỪNG GIẢM CÂN THẤT BẠI. ĐỘC QUYỀN TỪ DRIP HYDRATION (MỸ)

Giải pháp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào, triệt tiêu mỡ thừa đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ. Phương pháp giảm cân đa trị liệu có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các hoạt chất và quy trình ăn uống hợp lý. Không xâm lấn - không hút - không tác động sâu, các hoạt chất được bổ sung trực tiếp vào cơ thể người dùng qua đường tĩnh mạch giúp tăng cường chuyển hoá mỡ thành năng lượng. Liệu trình được thiết kế khoa học cho từng người với tổng thời gian trị liệu chỉ khoảng 8H sẽ giúp bạn lấy lại vóc dáng gọn gàng, săn chắc đầy trẻ trung.